Giáo án Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp tiết 1 mới nhất

Tải xuống 5 1.4 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp tiết 1 mới nhấttheo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TIẾT 37. BÀI 32. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Trình bày và giài thích được vai trò, đặc điểm, sự phân bố ngành CN năng lượng.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?

 * Đáp án

 Vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân:

 - Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Công nghiệp cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành, tạo ra sản phẩm tiêu dùng có giá trị...

Ví dụ: Tất cả các thiết bị máy móc trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ, xây dựng, công nghiệp), các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình,... đều do ngành công nghiệp cung cấp.

 - Công nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở trên thế giới, và nhất là ở Việt Nam thường cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung.

 + Ví dụ: Thời kì 2000 - 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (GDP) là 3,3%/năm, riêng công nghiệp đạt 3,6%/năm; ở Việt Nam tương ứng là 7,0%/năm và 12,4%/năm.

 - Công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngày sản xuất vật chất nào sánh được. 

 + Ví dụ: Ngày nay, công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu trong công nghiệp vũ trụ (phóng thành công các vệ tinh do thám, chế tạo tàu vũ trụ), điện tử - tin học, chế tạo vũ khí (tên lửa Tomahack), năng lượng hạt nhân...

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích: HS nhận biết sản phẩm và hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp năng lượng. Vai trò của ngành này.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động sản xuất và sản phẩm của công nghiệp năng lượng, yêu cầu HS quan sát và cho biết đó là hoạt động sản xuất và sản phẩm của ngành công nghiệp nào? Vai trò của ngành công nghiệp này?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành công nghiệp năng lượng

  1. a) Mục đích: HS hiểu và phân biệt các ngành công nghiệp thuộc công nghiệp năng lượng.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Công nghiệp năng lượng

CN năng lượng

Khai thác than

Khai thác dầu

CN điện lực

Vai trò

 - Cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim.

 - Là nguyên liệu cho CN hoá chất, dược phẩm.

 - Cung cấp hầu hết nhiên liệu cho các động cơ đốt trong.

 - Cung cấp nguyên liệu cho CN hoá chất (SX nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

 - Là cơ sở để phát triển nền CN hiện đại

 - Đẩy mạnh tiến bộ KH - KT

 - Đáp ứng yêu cầu của cuộc sống văn minh, hiện đại.

Trữ lượng

13.000 tỉ tấn.

400 - 500 tỉ tấn.

Các loại hình SX: Nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....

Sản lượng và phân bố

 - Sản lượng: 5 tỉ tấn/năm.

 - Phân bố:

 + Chủ yếu ở bán cầu Bắc

 + Các nước: Hoa Kì, Nga, Trung Quốc, Đức...

 - Sản lượng: 3,8 tỉ tấn/năm.

 - Phân bố: Khai thác nhiều ở các nước đang phát triển, thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Mỹ La Tinh, ĐNA..

 - Sản lượng: 15.000 tỉ kwh

 - Phân bố: Hoa Kì, Nhật, Trung Quốc, Canađa..

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

CN năng lượng

Khai thác than

Khai thác dầu

CN điện lực

Vai trò

 

 

 

Trữ lượng

 

 

 

Sản lượng và phân bố

 

 

 

 + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về khai thác than.

 + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về khai thác dầu.

 + Nhóm 3, 6: Tìm hiểu về công nghiệp điện lực.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

Câu 1. Ngành công nghiệp nào sau đây cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển?

  1. Điện lực. B. Thực phẩm.
  2. Điện tử - tin học. D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 2. Ngành khai thác than có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho

  1. nhà máy chế biến thực phẩm.
  2. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  3. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.
  4. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Câu 3. Ở nước ta, vùng than lớn nhất đang khai thác thuộc tỉnh

  1. Lạng Sơn. B. Hòa Bình.
  2. Cà Mau. D. Quảng Ninh.

Câu 4. Cho biểu đồ về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta, giai đoạn 2006 - 2015:

 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

  1. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện.
  2. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện.
  3. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện.
  4. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện.

Câu 5. Ở nước ta, ngành công nghiệp nào cần được ưu tiên đi trước một bước?

  1. Điện lực. B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
  2. Chế biến dầu khí. D. Chế biến nông - lâm - thủy sản.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích sự phân bố ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Tại sao các nhà máy nhiệt điện nước ta lại phân bố chủ yếu ở miền Bắc và miền Nam?

 * Trả lời câu hỏi:

Vì ở miền Bắc và miền Nam gần với nguồn nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp nhiệt điện:

 - Miền Bắc: có nguồn than phong phú.

 - Miền Nam: có nguồn dầu khí phong phú.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị bài mới:

 + II. Công nghiệp điện tử - tin học.

 + III. Công nghiệp cơ khí

 + III. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

 + IV. Công nghiệp thực phẩm.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp tiết 1 mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp tiết 1 mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp tiết 1 mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp tiết 1 mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp tiết 1 mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống