Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất

 Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TIẾT 39. BÀI 33. MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 * Câu hỏi: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp điện tử - tin học ?

 * Đáp án:

 - Vai trò :

 + Là ngành CN mũi nhọn của nhiều nước (nước phát triển)

 + Là thước đo trình độ KH - KT của các nước.

 + Thúc đẩy các ngành KT khác phát triển.

 + Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 - Đặc điểm:

 + Tốn ít nguyên liệu, ít gây ô nhiễm MT

 + Không chiếm diện tích rộng

 + Cần lao động có trình độ chuyên môn KT cao

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích: HS nhận biết được khu công nghiệp, điểm công nghiệp ở một số địa phương cụ thể.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh về các khu công nghiệp, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là khu công nghiệp nào, thuộc địa phương nào?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về khái niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  1. a) Mục đích: HS biết khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp, vai trò và đặc điểm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

 * Khái niệm:

 Tổ chức lãnh thổ CN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở SX công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

 - Sử dụng hợp lí nguồn TNTN, vật chất và lao động.

 - Đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường

 - Thúc đấy quá trình CNH - HĐH đất nước

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Nêu khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

 + Câu hỏi 2: Nêu vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

  1. a) Mục đích: HS biết đặc điểm cơ bản của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

Đặc điểm

Điểm CN

Khu CN

Trung tâm CN

Vùng CN

Quy mô lãnh thổ

Thường đồng nhất với một điểm dân cư

 Vài trăm ha, có ranh giới rõ ràng (không có dân cư sinh sống bên trong), có vị trí thuận lợi

Gắn với các đô thị vừa và lớn, có VTĐL thuận lợi

Vùng lãnh thổ rộng lớn

Số lượng xí nghiệp và mối liên hệ

Một đến hai xí nghiệp, không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp

Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác SX cao

Bao gồm khu CN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN có mối liên hệ chặt chẽ về SX, kĩ thuật, công nghệ

Bao gồm nhiều điểm, khu CN, TTCN có mối liên hệ về SX và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành CN

Đặc trưng chính về SX

Các xí nghiệp có tính độc lập trong quá trình SX

 - SX các SP vừa để tiêu dùng trong nước và XK

 - Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ SX CN

 - Có các xí nghiệp nòng cốt (hướng chuyên môn hóa của trung tâm thường do các xí nghiệp nòng cốt quyết định)

 - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.

 - Có một vài ngành CN chủ đạo tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng, có hạt nhân tạo vùng

(thường là TTCN lớn)

 - Có các ngành phục vụ và bổ trợ

Ví dụ minh họa

Các điểm CN chế biến chè, sữa ở TB; chế biến chè;cà phê ở TN…

Được hình thành ở VN vào những năm 90 cuả TK XX nhiều ở ĐNB: Tân tạo, Tân Bình, Bình Chiểu, Hiệp Phước…; Nội Bài, Sài Đồng A, B, Thăng Long…; ĐN, Hòa Khánh..Thụy Vân…

 - Có ý nghĩa quốc gia: TPHCM, HN, Có nghĩa vùng: HP, ĐN. Cần Thơ; có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh…

 - VN có 6 vùng CN: Vùng 1 các tỉnh TD & MNBB (trừ QN); vùng 2: Các tỉnh ĐBSH, QN và TH, Nghệ An, HT; vùng 3: Các tỉnh Quảng Bình đến Ninh Thuận; vùng 4: Các tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng); vùng 5: Các tỉnh ĐNB và Bình Thuận, Lâm Đồng; Vùng 6: các tỉnh ĐBSCL

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Đặc điểm

Điểm CN

Khu CN

Trung tâm CN

Vùng CN

Qui mô lãnh thổ

 

 

 

 

Số lượng xí nghiệp và mối liên hệ

 

 

 

 

Đặc trưng chính về SX

 

 

 

 

Ví dụ minh họa

 

 

 

 

 + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về điểm công nghiệp.

 + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về khu công nghiệp tập trung.

 + Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về trung tâm công nghiệp.

 + Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về vùng công nghiệp.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1. Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các nước đang phát triển là

  1. sản xuất phục vụ xuất khẩu.
  2. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  3. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất.
  4. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí nghiệp.

Câu 2. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây?

  1. Điểm công nghiệp. B. Khu công nghiệp.
  2. Vùng công nghiệp. D. Trung tâm công nghiệp.

Câu 3. Điểm khác nhau giữa trung tâm công nghiệp với vùng công nghiệp là

  1. có nhiều xí nghiệp công nghiệp.
  2. có các nhà máy, xí nghiệp bổ trợ phục vụ.
  3. sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu.
  4. vùng công nghiệp có quy mô lớn hơn trung tâm công nghiệp.

Câu 4. Ý nào sau đây không thuộc khu công nghiệp tập trung?

  1. Có các xí nghiệp phục vụ, bổ trợ.
  2. Có vị trí thuận lợi gần bến cảng, sân bay.
  3. Gồm nhiều nhà máy xí nghiệp có quan hệ với nhau.
  4. Gắn liền với đô thị vừa và lớn.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về điểm công nghiệp?

  1. Đồng nhất với một điểm dân cư.
  2. Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
  3. Được đặt ở những nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu, nông sản.
  4. Có xí nghiệp nòng cốt, một vài ngành tạo nên hướng chuyên môn hóa.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để so sánh sự khác biệt về đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: So sánh sự khác biệt về đặc điểm giữa hai hình thức khu công nghiệp tập trung và trung tâm công nghiệp.

 * Trả lời câu hỏi:

 - Trung tâm công nghiệp có mức độ tập trung lớn hơn nên có quy mô lớn hơn

 - Trung tâm công nghiệp không có ranh giới rõ ràng, gắn với các thành phố có quy mô vừa và lớn. Khu công nghiệp có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.

 - Khu công nghiệp có ban quản lí riêng, trung tâm công nghiệp không có.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Chuẩn bị bài mới: Bài 34. Thực hành. Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp thế giới.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống