Giáo án Địa lí 10 Bài 34 Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất

Tải xuống 5 1.4 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 10 Bài 34 Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

TIẾT 40. BÀI 34. THỰC HÀNH. VẼ BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP THẾ GIỚI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Củng cố kiến thức về ngành CN năng lượng.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy bài mới.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
  2. b) Nội dung: HS sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Thực hành vẽ biểu đồ

  1. a) Mục đích: HS rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ; nhận xét các số liệu.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Xử lí bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA THẾ GIỚI

THỜI KÌ 1950 - 2003

Đơn vị: (%)

 

1950

1960

1970

1980

1990

2003

Than

100

143

161

207

186

291

Dầu mỏ

100

201

447

586

637

746

Điện

100

238

513

853

1224

1536

Thép

100

183

314

361

407

460

 

2. Vẽ biểu đồ

 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để tính tốc độ tăng trưởng của sản phẩm, sau đó trao đổi kết quả tính toán rồi tiến hành vẽ biểu đồ. Cụ thể:

 + Nhóm 1: Than.

 + Nhóm 2: Dầu mỏ.

 + Nhóm 3: Điện.

 + Nhóm 4: Thép.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tính toán xử lí số liệu. Trao đổi kết quả tính toán.

 + Đinh hướng và vẽ biểu đồ.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả tính toán xử lí số liệu.

 + GV yêu cầu 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng vẽ, các HS còn lại vẽ vào vở.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Thực hành. Nhận xét biểu đồ

  1. a) Mục đích: Hiểu và biết nhận xét biểu đồ.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

3. Nhận xét và giải thích

 - Đây là sản phẩm của các ngành công nghiệp quan trọng: Năng lượng và luyện kim

 - Than là năng lượng truyền thống. Trong vòng 50 năm, nhịp độ tăng trưởng khá đều. Thời kì 1980 - 1990, tốc độ tăng trưởng có chững lại do đã tìm được nguồn năng lượng khác thay thế (dầu khí, hạt nhân). Vào cuối những năm 1990, ngành khai thác than lại phát triển do đây là loại nhiên liệu có trữ lượng lớn, do phát triển mạnh công nghiệp hoá học

 - Dầu mỏ: tuy phát triển muộn hơn công nghiệp than nhưng do những ưu điểm (khả năng sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.....) nên tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trung bình năm là 14%.

 - Điện là ngành công nghiệp năng lượng trẻ, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học - kĩ thuật nên tốc độ phát triển rất nhanh, trung bình năm là 29%, đặc biệt từ thập kỉ 80 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng rất cao, lên tới 1224% năm 1990 và 1535% năm 2003 so với năm 1950.

 - Thép là sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim đen, được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế tạo cơ khí, trong xây dựng và trong đời sống. Tốc độ tăng trưởng của thép từ 1950 đến nay khá đều, trung bình năm gần 9%, cụ thể là năm 1950 sản lượng thép là 189 triệu tấn, năm 1960 tăng lên 346 triệu tấn (183%), năm 1970 tăng lên 594 triệu tấn (314%), đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng đạt 460% (870 triệu tấn).

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh nhận xét biểu đồ.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây?

  1. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.
  2. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.
  3. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.
  4. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Câu 2. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?

  1. Bắc Mĩ. B. Châu Âu.
  2. Trung Đông. D. Châu Đại Dương.

Câu 3. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho

  1. nhà máy chế biến thực phẩm.
  2. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim
  3. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  4. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt nhân.

Câu 4. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?

  1. Than. B. Dầu mỏ.
  2. Sắt. D. Mangan.

Câu 5. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động

  1. Dệt - may. B. Giày - da.
  2. Thủy điện. D. Thực phẩm.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để giải thích tốc độ tăng trưởng của công nghiệp điện.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Vì sao sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Do nhu cầu của thị trường cao và ngày càng tăng…

 - Do tiềm năng để phát triển sản xuất điện lớn: nhiệt điện, thủy điện, năng lượng gió, Mặt trời, sóng biển, điện hạt nhân…

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Hoàn thành bài thực hành.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 - Hệ thống hoá kiến thức từ bài 31 đến bài 34 để chuẩn bị cho giờ ôn tập giữa kì I.

 

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 10 Bài 34 Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 10 Bài 34 Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 10 Bài 34 Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 10 Bài 34 Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 10 Bài 34 Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống