11 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 có đáp án 2023: Những chuyển biến về xã hội

Tải xuống 6 3.6 K 33

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22: Những chuyển biến về xã hội chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 22 có đáp án: Những chuyển biến về xã hội:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp

BÀI 22: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

Câu 1: Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp 

A. Nông dân

B. Thợ thủ công

C. Nô tì

D. Binh lính

Đáp án:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc, địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhân.

=> Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của công nhân là từ giai cấp nông dân.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Sự gắn bó giữa giai cấp công nhân và nông dân là nhân tố quan trọng hình thành liên minh công – nông ở giai đoạn 1930 – 1931 sau này. Đó cũng là đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân.

Câu 2: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát? 

A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết

B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế

C. Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ

D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp

Đáp án:

Khi mới ra đời mục tiêu đấu tranh của họ chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế (đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc). Họ chưa có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình.

=> Phong trào công nhân vẫn mang tính tự phát.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh

B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp

C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất.

D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên

Đáp án:

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nạn bắt lính đưa sáng chiến trường châu Âu làm cho sức sản xuất ở nông thôn ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó là tình trạng chiếm đoạt ruộng đất ngày càng tăng lên, hạn hán, thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra làm cho đời sống của nông dân ngày càng bần cùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam? 

A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển

C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại

D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Đáp án:

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản được du nhập làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội Việt Nam có sự chuyển biến. Đặc biệt nhất là sự ra đời của các giai caapsm tầng lớp mới. Đây chính là cơ sở bên trong, mảnh đất màu mỡ để tư tưởng dân chủ tư sản có thể du nhập vào và làm bùng lên một phong trào đấu tranh theo khuynh hướng này ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Những chuyển biến về kinh tế xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)  của thực dân Pháp đã:

A. Giúp các sĩ phu phong kiến Việt Nam chuyển hẳn sang lập trường tư sản.

B. Thúc đẩy phong trào công nhân từng bước chuyển từ tự phát sang tự giác.

C. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.

D. Tạo điều kiện dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đáp án:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 – 1914) đã làm nảy sinh lực lượng xã hội mới. Sự biến này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX – con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Tiểu thương, địa chủ.

C. Nhà báo, nhà giáo.

D. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.

Đáp án:

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, tầng lớp tiểu tư sản đã ra đời. Thành phần của họ khá phức tạp, gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản xuất và buôn bán hàng thủ công, các công chức như nhà báo, nhà giáo…, học sinh, sinh viên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 7: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là 

A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản

B. Địa chủ phong kiến và tư sản

C. Địa chủ phong kiến và nông dân

D. Công nhân và nông dân

Đáp án:

- Trước khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.

- Trong khai thác thuộc địa lần 1, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm:

+ Giai cấp mới: công nhân.

+ Tầng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào? 

A. Công nghiệp khai mỏ

B. Nông nghiệp

C. Giao thông vận tải

D. Công nghiệp chế biến

Đáp án:

Nông nghiệp là ngành kinh tế đầu tiên mà thực dân Pháp hướng đến trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Với nghị định 10/1889 và 1896 cho phép tư bản Pháp có quyền xin cấp một lần 500 ha đã dẫn tới sự mở rộng của đại sở hữu ruộng đất dưới hình thức đồn điền. Từ đó dẫn đến sự ra đời sớm của bộ phận công nhân nông nghiệp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”? 

A. Bạch Thái Bưởi

B. Nguyễn Hữu Hào

C. Lê Phát Đạt

D. Trần Hữu Định

Đáp án:

Bạch Thái Bưởi là người được mệnh danh là “ông vua đường thủy” ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Năm l909, với vốn liếng, kinh nghiệm làm ăn trong những trước đó, Bạch Thái Bưởi quyết tâm đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mới: vận tải đường sông. Công ty của Bạch Thái Bưởi bắt đầu mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước lân cận như Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore…Nhưng đỉnh cao phát triển của công ty là khoảng cuối thập niên 1920 đầu 1930, khi ấy công ty có trên 40 con tàu, với số lượng nhân viên lên tới 2.500 người làm việc trên các đội tàu, xưởng đóng tàu. Văn phòng và chi nhánh của công ty có ở các thành phố lớn như Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Việt Trì, Bến Thủy, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Sài Gòn…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ 

A. Một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.

B. Một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.

C. Một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.

D. Từ Pháp du nhập vào Việt Nam.

Đáp án:

Mầm mống ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc xuất phát từ một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp. Trong quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp cần có những người làm trung gian, đại lý tiêu thụ hoặc thu mua hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ buôn bán họ trở tên giàu có. Đó chính là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?

A. Giai cấp tư sản dân tộc

B. Đại địa chủ phong kiến

C. Giai cấp nông dân

D. Giai cấp công nhân

Đáp án:

Từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành 2 bộ phận là đại địa chủ, trung và tiểu địa chủ với thái độ chính trị khác nhau. Trong đó, thực dân Pháp lấy lực lượng đại địa chủ để làm chỗ dựa.

Đáp án cần chọn là: B

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống