Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong lần khai thác thứ nhất của thực dân Pháp trang 114, 116, 117, 118 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 11 Bài 22: Xã hội Việt Nam trong lần khai thác thứ nhất của thực dân Pháp
Bài 1 trang 114 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ở nước ta ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Chính sách "Chia để trị"
B. Chính sách "Dùng người Việt trị người Việt"
C. Chính sách "Đồng hóa"
D. Chính sách "Khủng bố trắng"
Trả lời:
Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị ở nước ta ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Chọn A
Câu 2: Trong quá trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng ngành nào?
A. Ngành công nghiệp nặng
B. Ngành công nghiệp nhẹ
C. Ngành khai thác mỏ
D. Ngành luyện kim và cơ khí
Trả lời:
Ban đầu tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm..) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Nam… Bên cạnh đó, những cơ sở công nghiệp, phục vụ đời sống như điện nước, bưu điện…cũng lần lượt ra đời.
Chọn A
Câu 3: Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp về nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là:
A. Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân
B. Lập các đồn điền để trồng cây công nghiệp
C. Thu mua lương thực với giá rẻ mạt đối với nông dân
D. Tăng các loại thuế đối với sản xuất nông nghiệp
Trả lời:
Chính sách thâm độc nhất của thực dân Pháp về nông nghiệp ở Việt Nam trong quá trình khai thác thuộc địa là việc đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng.
Chọn A
Câu 4: Qua cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam
A. Phương thức sản xuất công nghiệp
B. Phương thức sản xuất phong kiến
C. Phương thức sản xuất thực dân
D. Phương thức sản xuất TBCN
Trả lời:
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
Chọn D
Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?
A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa
B. Phương thức bóc lột phong kiến
C. Phương thức bóc lột thực dân
D. Phương thức bóc lột công nghiệp
Trả lời:
Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Chọn B
Câu 6: Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là:
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
B. Địa chủ phong kiến và tư sản
C. Địa chủ phong kiến và nông dân
D. Công nhân và nông dân
Trả lời:
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là: Địa chủ phong kiến và nông dân.
Chọn C
Câu 7: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới, đó là:
A. Địa chủ nhỏ và công nhân
B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản
C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc
D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản
Trả lời:
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp không chỉ làm phân hóa những giai cấp cũ trong xã hội mà còn làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới: Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản.
Chọn B
Câu 8: Lực lượng xã hội nào tiếp thu luồng tư tưởng mới từ bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị
D. Sĩ phu yêu nước phong kiến
Trả lời:
Lực lượng xã hội nào tiếp thu luồng tư tưởng mới từ bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX là các sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị.
Chọn C
Câu 9: Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX đã gắn việc đánh đuổi thực dân Pháp với:
A. Đánh đuổi phong kiến tay sai
B. Cải biến xã hội
C. Giành độc lập dân tộc
D. Giải phóng giai cấp nông dân
Trả lời:
Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến đổi này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở đầu thế kỉ XX.
Chọn B
Bài 2 trang 116 SBT Lịch sử 11: Điền nội dung thích hợp vào bảng dưới đây về tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam.
Lĩnh vực |
Nội dung chính sách |
Hậu quả |
Nông nghiệp |
|
|
Công nghiệp |
|
|
Thương nghiệp |
|
|
Lĩnh vực |
Nội dung chính sách |
Hậu quả |
Nông nghiệp |
- Nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp. - Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. - Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì. |
- Nông nghiệp dậm chân tại chỗ - Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn. |
Công nghiệp |
Chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời. |
- Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân (phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa) |
Thương nghiệp |
Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. |
Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp |
Bài 3 trang 116 SBT Lịch sử 11: Điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây để thấy được những biến chuyển trong cơ cấu xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX (đến trước năm 1914).
Trả lời:
Bài 4 trang 117 SBT Lịch sử 11: Điền những nội dung thích hợp vào bảng dưới đây về các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Bài 5 trang 118 SBT Lịch sử 11: Tại sao nói cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới?
Trả lời:
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam, làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như:
- Những giai cấp, tầng lớp cũ phân hóa như: địa chủ, nông dân.
- Giai cấp, tầng lớp mới ra đời như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội chính là điều kiện bên trong để tiếp thu những luồng tư tưởng mới, chuẩn bị cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.