Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất

Tải xuống 7 2.9 K 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển

- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

- Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:  giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực ứng dụng CNTT.

- Năng lực chuyên biệt:  tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng các số liệu thống kê.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. GIÁO VIÊN DẠY HỌC VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

- một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường

- một số tin, ảnh về chiến tranh khu vực và nạn khủng bố trên thế giới

- phiếu học tập

  1. Học sinh:

- SGK, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  4. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa các từ hoặc cụm từ (hoặc trình chiếu một số hình ảnh), yêu cầu học sinh quan sát, sắp xếp theo ba chủ đề: bùng nổ dân số/ ô nhiễm nguồn nước biển, đại dương/ khủng bố quốc tế. Trình bày suy nghĩ của bản thân về các vấn đề trên.  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các vấn đề về dân số

  1. a) Mục tiêu:

Biết và giải thích được tình trạng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển và già hóa dân số ở các nước phát triển

  1. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm

- Nhóm 1 và 3: Đọc thông tin ở mục I.1. phân tích bảng 3.1 để trả lời các câu hỏi sau:

+ So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nhóm nước với thế giới

+ Hậu quả của việc gia tăng dân số: về kinh tế, xã hội, tài nguyên, môi trường

- Nhóm 2 và 4: Đọc thông tin ở mục II.2. phân tích bảng 3.2, trả lười các câu hỏi sau:

+ So sánh cơ cấu dân số của hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển.

+ Hậu quả của vấn đề già hóa dân số

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trả lời, HS khác bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét ý kiến của HS và chốt lại kiến thức. Kiên hệ với việc gia tăng dân số ở VN và biện giáp giải quyết.

I. Dân số
1. Bùng nổ dân số

- Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX.
- Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển: (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới).
- Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế chất lượng cuộc sống.

2. Già hóa dân số
- Dân số thế giới có xu hướng già đi:
     + Tỉ lệ người < 15 tuổi giảm.
     + Tỉ lệ > 65 tuổi tăng.
- Hậu qủa của cơ cấu dân số già:
     + Thiếu lao động.
     + Chi phí phúc lợi cho người già tăng.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các vấn đề về môi trường

  1. a) Mục tiêu:

Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

  1. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS ghi ra giấy các loại ô nhiễm môi trường mà em biết.

Một HS trả lời, các HS khác bổ sung

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

GV chia HS thành 5 nhóm hoàn thành phiếu học tập (phụ lục). Liên hệ VN

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS các nhóm trao đổi để ghi nhận xét vào phiếu học tập. Đại diện các nhóm trình bày , HS các nhóm khác bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét phần trả lời của HS và chốt kiến thức

Phụ lục

Hoạt động 3. Tìm hiểu một số vấn đề khác

  1. a) Mục tiêu:

Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình và chống nguy cơ chiến tranh

  1. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  2. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem một số hình ảnh/ video về vấn đề chiến tranh, xung đột đang diễn ra trên thế giới.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS nêu phát biểu cảm nghĩ của bản thân khi xem những hình ảnh/ video trên.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV đặt câu hỏi: Theo em, biện pháp để giải quyết chiến tranh, bảo vệ hòa bình là gì?

- Liên hệ những hành động chống phá hòa bình ở VN và nêu trách nhiệm của bản thân.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành yêu cầu của GV.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Sau khi học xong các nội dung cơ bản của bài học. Các em hãy chọn ra một nội dung khiến em thấy ấn tượng, quan tâm nhất. Sau đó viết một bài thuyết trình về vấn đề đó.

 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và thuyết trình trước lớp

 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 Bước 4: Kết luận, nhận định: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và thuyết trình trước lớp

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: Giúp học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết để vận dụng tìm hiểu vấn đề ô nhiễm tại địa phương
  3. b) Nội dung:

+  Phát vấn

+  Hoạt động cá nhân/ cả lớp

  1. c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
  2. d) Tiến trình hoạt động

Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường/ dân số của địa phương trong những năm vừa qua. Yêu cầu có số liệu

Phụ lục

Một số vấn đề môi trường toàn cầu

Vấn đề môi trường

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Biến đổi khí hậu

 

 

 

 

Suy giám tầng ôzôn

 

 

 

 

Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

 

 

 

 

Suy giảm đa dạng sinh học

 

 

 

 

 

Một số vấn đề môi trường toàn cầu

Vấn đề

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Biến đổi khí hậu

Nhiệt độ khí quyển tăng ngày càng lớn, mưa axit

Khí CO2 tăng gây hiệu ứng nhà kính.

Thời tiết thay đổi thất thường, băng tan ở 2 cực. Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất.

Cắt giảm lượng CO2, NO2, SO2, CH4... Trong sản xuất và sinh hoạt 

Suy giám tầng ôzôn

Tầng ôzôn bị thủng và lổ thủng ngày càng lớn

Hoạt động công nghiệp và đời sống thải khí CFCS,SO2...

Gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, mùa màng và các loại sinh vật

Cắt giảm lượng CFCS trong sản xuất

Ô nhiểm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

Ô nhiểm nghiêm trọng nguồn nước ngọt.

Ô nhiểm biển và đại dương

Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.

Vận chuyển dầu, tràn dầu, rác thải trên biển

1,3 tỷ người thiếu nước sạch ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh vật thủy sinh

Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý nước thải. Đảm bảo an toàn hàng hải

Suy giảm đa dạng sinh học

Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái biến mất

Khai thác quá mức, thiếu hiểu biết trong sử dụng tự nhiên

Mất đi nhiều loài sinh vật, xã hội mất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế

Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 11 Bài 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu mới nhất (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống