Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất

Tải xuống 8 2.7 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

                                     

Tiết 1 - Bài 1:

VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

- Biết công cuộc ổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế  – xã hội ; một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

- Biết bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.

  1. Năng lực:

   - Năng lực chung: Năng lực tự học;  Năng lực giải quyết vấn đề;  Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

  - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ....; Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: - Bản đồ Hành chính Đông Nam Á (nếu có)

                           - Một số hình ảnh, tư liệu về hội nhập.

  1. Học sinh: - Tìm hiểu các nội dung số liệu về kết qủa của công cuộc Đổi mới

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục đích: HS biết công cuộc đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội .
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  4. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu học sinh: nêu các sự kiện lịch sử của Việt Nam gắn với các năm 1975, 1986, 1995, 2007?

Gọi HS trả lời à vào bài

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội.

  1. a) Mục đích: HS hiểu về công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

a. Bối cảnh

* Trong nước:

- 30/4/1975 thống nhất đất nước => cả nước tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước.

- Nước ta đi lên từ nước nghèo nàn, lạc hậu, hậu quả chiến tranh nặng nề.

* Thế giới:

- Xu thế quốc tế hoá nền KT TG, buộc các nước phải mở rộng quan hệ hợp tác.

- Sự tiến bộ của KHKT làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, sức phát triển của nền sản xuất tăng lên.

- Các nước XHCN trên TG, trên con đường xây dựng phát triển nền KT cũng mắc phải những sai lầm, khuyết điểm nhưng họ đã đổi mới của tổ thành công (TQ).

àBối cảnh trong nước và quốc tế cuối những năm 70, đầu thập kỷ 80 phức tạp.

=> Thời gian dài Việt Nam lâm vào khủng hoảng:

     b. Diễn biến:

- Năm 1979 manh nha thực hiện

- Năm 1986 (ĐH Đảng VI) định hình phát triển 3 xu hướng: 

     + Dân chủ hoá nền kinh tế – xã hội.

     + Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

  + Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế.

c. Thành tựu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã khá cao:

- Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. tỷ trọng nông nghịêp giảm, CN và DV tăng (đặc biệt CN tăng nhanh).

- Đời sống của nhân dân được cải thiện.

 

Hoạt động 2: Nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế - 15'

  1. a) Mục đích: HS nhận biết được tình hình nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

                    Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS đọc SGK, hiểu biết của bản thân để trả lời:

– Xu hướng toàn cầu hoá cuối TK XX có tác động ntn đến nước ta?

- Nêu những chứng minh cụ thể về công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?

- Có quan hệ: 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Quan hệ đối tác chiến lược với 14 quốc gia.

Quan hệ đối tác toàn diện với 10 quốc gia

Quan hệ với LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện

- Nêu thuận lợi và khó khăn khi hội nhậpTG và KV?

- Có quan hệ: 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Quan hệ đối tác chiến lược với 14 quốc gia.

Quan hệ đối tác toàn diện với 10 quốc gia

Quan hệ với LB Nga, Trung Quốc, Ấn Độ nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện

- Nêu thuận lợi và khó khăn khi hội nhậpTG và KV?

- Nêu một vài thành tựu đạt được?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

a. Biều hiện:

- TG:

+ Xu hướng toàn cầu hoá là tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội.

     + Đẩy mạnh hợp tác khu vực.

- VN: Phát triển theo xu hướng TG và KV

        (+ 7/1995 là thành viên ASEAN.

        + Ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tếvới EU (7 - 1995),

          + 11/1998 Tham gia diễn đàn hợp tác Châu á - TBD…

          + 7/1/2007 là thành viên WTO….)

Việt Nam đã và đang từng bước vững chắc hội nhập sâu rộngvào nền kinh tế khu vực và thế giới

b. Thành tựu:

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

     + Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)    Tăng mạnh

     + Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)

- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, KH, kĩ thuật, bảo vệ MT

- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, XK lúa gạo.

 

Hoạt động 3: Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới – 5'

  1. a) Mục đích: HS hiểu một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện :

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 (?) Hãy nêu một số định hướng chính để phát triển KTXH ở nước ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Tìm hiểu, trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền KT thị trường.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với nền kinh tế tri thức.

- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường

- Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Câu 1-NB. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là

A. công – nông nghiệp.        

B. công nghiệp.

C. nông – công nghiệp.

D. nông nghiệp.

Câu 2-NB. Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là

A. bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

B. gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

C. là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.

D. tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á– TBD

Câu 1. Nước ta tiến hành công cuộc đổi mới với điểm xuất phát thấp từ nền kinh tế chủ yếu là

 

D. nông nghiệp.

 

 

Câu 2. Sự kiện được coi là mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế của nước ta vào năm 2007 là

 

    C. là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức 3 xu hướng đổi mới của nước ta để làm bài tập
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Điền 3 xu hướng đổi mới của nước ta vào cột a và nối cột a với cột b sao cho hợp lí :

a. Các xu hướng đổi mới

 

b. Kết quả nổi bật

 

 

Hàng hoá của VN có mặt ở nhiều nước trên thế giới

 

Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

 

Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, cá thể phát triển sản xuất…

 

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam hội nhập quốc tế và khu vực?

* Thuận lợi: Dễ bình thường quan hệ với các nước, thu hút vốn đầu tư, công nghệ, KHKT.. => Phát huy nội lực, thay đổi cơ cấu kinh tế.

* Khó khăn: Sức ép thù địch, nguy cơ tụt hậu, khủng hoảng (Do KH lạc hậu, trình độ quản lí thấp, SD vốn ít hq)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV gọi một HS hệ thống kiến thức bài học ngắn gọn.

- Công cuộc Đổi mới ở nước ta từ 1986 đến nay (nội dung, thành tựu).

- Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh, đạt nhiều thành tựu, nhưng cũng gây nhiều nguy cơ.

*Hướng dẫn học ở nhà.

- Làm các câu hỏi trong SGK

- Sưu tầm các bài báo về thành tựu KTXH của Việt Nam sau 1986.

- Chuẩn bị bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.

Gợi ý: đặc điểm, ý nghĩa của vị trí địa lí; các bộ phận lãnh thổ nước ta               

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Địa lí 12 Bài 1 Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống