11 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19 có đáp án 2023: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì

Tải xuống 6 3.4 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 11 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 19 có đáp án: Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

BÀI 19: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862

Câu 1: Đâu không phải lý do đến năm 1867 thực dân Pháp mới tiến hành chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

A. Quân Pháp bận rộn với việc xâm chiếm Campuchia

B. Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Mê-hi-cô

C. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì phát triển buộc Pháp phải chinh phục lại các vùng đất đã chinh phục

D. Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Trung Quốc

Đáp án:

Sở dĩ đến năm 1867, thực dân Pháp mới tiến hành xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì do:

- Thực dân Pháp bận rộn với việc xâm chiếm và thiết lập nền bảo hộ ở Campuchia

- Quân Pháp bị sa lầy ở chiến trường Mê-hi-cô (1867)

- Các trung tâm kháng chiến lớn ở Nam Kì phát triển buộc quân Pháp phải tiến hành chinh phục lại các vùng đất đã chinh phục

=> Đến năm 1867, sau khi cơ bản ổn định được tình hình, thực dân Pháp mới có điều kiện xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng, không tốn một viên đạn?

A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.

B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.

C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.

D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.

Đáp án:

Khi quân Pháp kéo đến thành Vĩnh Long, đại diện của triều đình là Phan Thanh Giản đã chủ động giao thành và yêu cầu các thành Hà Tiên, An Giang đầu hàng

=> Thái độ bạc nhược của triều đình đã giúp cho thực dân Pháp chiếm được các tỉnh miền Tây Nam Kì chỉ trong vòng 5 ngày mà không tốn một viên đạn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Đâu không phải là phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì sau Hiệp ước 1862?

A. Khởi nghĩa của Trương Định

B. Khởi nghĩa của Phan Tôn, Phan Liêm

C. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân

D. Phong trào bất hợp tác do Nguyễn Thông chỉ huy

Đáp án:

Đối lập với thái độ bạc nhược của triều đình, nhân dân các tỉnh miền Tây vẫn kiên quyết đấu tranh chống Pháp: một số sĩ phu bất hợp tác với thực dân, tìm đường ra Bình Thuận để mưu cuộc kháng chiến lâu dài do Nguyễn Thông đứng đầu; khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Hữu Huân…

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới?

A. Kết hợp thêm nhiệm vụ chống phong kiến đầu hàng

B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn

C. Do bộ phận sĩ phu tiến bộ lãnh đạo

D. Thực dân Pháp đánh đến đâu nhân dân ta kháng chiến đến đó

Đáp án:

Từ sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Nguyễn ngày càng xa rời cuộc kháng chiến của dân tộc, dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng. Do đó phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam xuất hiện thêm một nhiệm vụ mới bên cạnh việc chống Pháp là chống phong kiến đầu hàng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Việc triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp đã có tác động như thế nào đến nhận thức của các văn thân, sĩ phu?

A. Dẫn đến sự phân hóa thành phe chủ chiến và phe chủ hòa

B. Gây ra mâu thuẫn giữa trung quân - ái quốc

C. Tạo điều kiện để các sĩ phu tiến bộ lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập một chế độ mới tiến bộ

D. Dẫn đến phản ứng bất mãn với triều đình phong kiến

Đáp án:

Các văn thân sĩ phu phong kiến là người chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng trung quân- ái quốc, Với họ hai phạm trù này không thể tách rời nhau. Tuy nhiên, từ sau hiệp ước 1862, triều đình Nguyễn dần đi vào con đường thỏa hiệp, đầu hàng thực dân Pháp, trung quân và ái quốc không còn gắn liền với nhau. Nếu trung với vua thì có tội với nước và ngược lại. Điều này đã tạo ra sự mâu thuẫn, bế tắc trong tư tưởng của các văn thân sĩ phu, dẫn đến những lựa chọn khác nhau như treo ấn từ quan về quê ở ẩn, bất tuân lệnh vua ở lại cùng nhân dân kháng chiến, tự sát…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương gì để giành lại những vùng đất đã mất?

A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất

B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long

C. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất

D. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp

Đáp án:

Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước năm 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa với hy vọng thực dân Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, thực dân Pháp đã có hành động gì để củng cố và mở rộng chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

B. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị

C. Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

D. Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862

Đáp án:

Sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng đối với Campuchia và ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

Đáp án cần chọn là: A

 

Câu 8: Những câu thơ sau gợi nhớ đến nhân vật lịch sử nào?

“Trong Nam tên nổi như cồn,

Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.

Dấu đạn bay rêm tàu bạch quỷ,

Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn.

Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ,

Cái ấn Bình Tây đất vội chôn.”

A. Nguyễn Đình Chiểu

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định

D. Nguyễn Hữu Huân

Đáp án:

Những câu thơ sau nhắc đến người anh hủng Trương Định- Bình Tây Đại nguyên soái. Sau hiệp ước 1862, triều đình Nguyễn đã lệnh cho Trương Định phải bãi binh và đi nhậm chức lãnh binh ở An Giang. Tuy nhiên ông đã kháng lệnh triều đình, ở lại cùng nhân dân kháng chiến đến cùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?

A. Hiệp ước Patơnốt 1884

B. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862

C. Hiệp ước Giáp Tuất 1874

D. Hiệp ước Hácmăng 1883

Đáp án:

Thưc hiện những cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.

=> Tính chất chống phong kiến được bắt đầu thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Ngày 20-6-1867 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

A. Quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện.

B. Quân Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Đông Nam Kì không tốn một viên đạn.

C. Quân Pháp đàn áp xong các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Đông Nam Kì.

D. Quân Pháp kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Giáp Tuất.

Đáp án:

Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp thành không điều kiện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Thực dân Pháp đã lấy cớ gì để chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì?

A. Triều đình Nguyễn tiếp tục thi hành chính sách cấm đạo

B. Triều đình Nguyễn tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp

C. Triều đình Nguyễn ngăn trở việc buôn bán của thương nhân Pháp ở Việt Nam

D. Triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì

Đáp án:

Sau khi củng cố được bộ máy thống trị ở miền Đông Nam Kì, áp đặt nền bảo hộ ở Campuchia, thực dân Pháp hướng đến xâm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì. Lấy cớ triều đình Nguyễn vẫn ngầm ủng hộ phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì, ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo quân đến trước thành Vĩnh Long

Đáp án cần chọn là: D

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống