10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 có đáp án 2023: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai

Tải xuống 5 5.7 K 26

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20: Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứa hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 - 1884 chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Lịch sử 11. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 11.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 20 có đáp án: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai:

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 11

Bài giảng Lịch sử 11 Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884

BÀI 20: THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884

Câu 1: Vì sao quân đội triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội trong 2 lần quân Pháp tiến ra Bắc Kì (1873, 1883)

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.

B. Quân triều đình chống cự yếu ớt.

C. Quân triều đình thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.

D. Triều dình mải lo đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân.

Đáp án:

Trong hai lần Pháp tiến quân ra Bắc Kì lần 1 và lần 2, triều đình Huế vẫn thực hiện chiến thuật phòng thù, dựa vào thành để đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến. Chính vì thế, quân đội triều đình nhà Nguyễn đã nhà Nguyễn đã nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Đâu không phải là lý do để sau 10 năm kể từ cuộc xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất thực dân Pháp mới đánh Bắc Kì lần thứ hai?

A. Chủ nghĩa tư bản Pháp tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

B. Nước Pháp chưa khôi phục được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ nên cần bóc lột thuộc địa

C. Thực dân Pháp mới phát hiện nguồn than đá ở Bắc Kì

D. Quân Pháp bận đàn áp phong trào kháng chiến ở Trung và Nam Kì

Đáp án:

Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cùng với việc chưa khôi phục  được kinh tế sau chiến tranh Pháp- Phổ, thực dân Pháp rất cần thị trường và thuộc địa. Hơn nữa việc phát hiện nguồn tài nguyên than đá phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đã thôi thúc quân Pháp tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần 2. Còn ở Nam Kì, từ sau năm 1867, thực dân Pháp đã cơ bản bình định được vùng đất này, phong trào kháng chiến đã dần lắng xuống.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Lý do nào đã thúc đẩy thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

A. Nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

C. Nguồn than đá dồi dào

D. Thực dân Anh đang nhòm ngó Bắc Kì

Đáp án:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công ngày càng tăng. Trong khi đó, thực dân Pháp lại phát hiện ra nguồn than đá dồi dào phục vụ cho sản xuất công nghiệp Pháp ở Bắc Kì => thực dân Pháp quyết tâm xâm chiếm bằng được Bắc Kì lần thứ hai (1883)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Đâu không phải là những cơ hội có thể phản công đánh bại thực dân Pháp mà triều đình Nguyễn đã bỏ qua trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX?

A. Mặt trận Đà Nẵng (1858)

B. Mặt trận Gia Định (đầu năm 1859)

C. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)

D. Trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883)

Đáp án:

Mặc dù so sánh tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trong cuộc kháng chiến cuối thế kỉ XIX bất lợi cho phía Việt Nam nhưng không có nghĩa là Việt Nam không có những cơ hội để phản công, đánh bại quân  Pháp. Tiêu biểu là ở mặt trận Đà Nẵng cuối năm 1858, Gia Định năm 1860, Cầu Giấy năm 1873 và Cầu Giấy năm 1883. Tuy nhiên những cơ hội này đều đã bị triều đình Nguyễn bỏ lỡ

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Những câu thơ sau là khẩu hiệu đấu tranh của cuộc khởi nghĩa nào?

 “Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây” 

A. Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai

B. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Bản

C. Khởi nghĩa của Lê Văn Điếm và Hồ Bá Ôn

D. Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực

Đáp án:

Những câu thơ trên là khẩu hiệu đấu tranh chống thực dân Pháp với triều đình phong kiến đầu hàng trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai ở khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh sau hiệp ước 1874

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào?   

A. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự.

B. Đầu hàng, giai nộp thành.

C. Thực hiện kế sách vườn không nhà trống.

D. Rút lui ra ngoài thành để bảo toàn lực lượng.

Đáp án:

Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự nhưng vẫn không giữ được thành.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)?

A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”

B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân

C. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc mà không thông qua Pháp

D. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

Đáp án:

Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874), ngăn trở người Pháp đi lại buôn bán trên sông Hồng, cấm đạo, giết đạo …để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì lần thứ hai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Vì sao thái độ của thực dân Pháp sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai (1883) lại có sự khác biệt so với lần thứ nhất (1873)?

A. Do vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp

B. Do thiệt hại của Pháp trong trận Cầu Giấy lần hai ít nặng nề hơn so với lần thứ nhất

C. Do chính phủ Pháp đã gửi viện binh kịp thời sang Việt Nam

D. Do nội bộ triều đình Huế đang rối loạn

Đáp án:

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp tiến dần lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, vấn đề xâm lược thuộc địa đặt ra vô cùng cấp thiết. Đặc biệt vấn đề nhanh chóng hoàn thành xâm lược Việt Nam không còn là đường lối của một nhóm thực dân hiếu chiến mà đã trở thành đường lối chung của chính phủ Pháp. Do đó, sau thất bại ở trận Cầu Giấy lần hai (1883), thay vì hoang mang, dao động, tìm cách thương thuyết với triều đình Huế thì thực dân Pháp lại gấp rút gửi viện binh sang và chuẩn bị mở cuộc tấn công quyết định vào kinh đô Huế, buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Tên tướng Pháp nào đã chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai?  

A. Gácniê

B. Rivie

C. Cuốcbê

D. Đuypuy

Đáp án:

Tướng Pháp chỉ huy cuộc tiến công ra Bắc Kì lần thứ hai là Rivie.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của 

A. Trương Định và Nguyễn Trung Trực

B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc

C. Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực

D. Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc

Đáp án:

Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc

Đáp án cần chọn là: B

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống