Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) trang 96, 98, 100, 101 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
SBT Lịch sử 11 Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Bài 1 trang 96 SBT Lịch sử 11: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Chính sách nào của nhà Nguyễn gây bất lợi cho sự phát triển của đất nước?
A. Đẩy mạnh khai hoang, lập đồn điền
B. Đẩy mạnh công tác thủy lợi, đắp đê dọc các sông lớn
C. Bế quan tỏa cảng
D. Nghiêm cấm nhân dân hội họp, họp chợ
Trả lời:
Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn khuyến khích cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Chọn C
Câu 2: Đường lối đối ngoại của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho kẻ thù lợi dụng để tiến hành xâm lược nước ta là gì?
A. Cấm nhân dân tự động buôn bán với thương nhân nước ngoài
B. Cấm đạo, đuổi giáo sĩ
C. Khuyến khích thương nhân nước ngoài vào nước ta buôn bán
D. Bế quan tỏa cảng
Trả lời:
Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
Chọn B
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta giữa thế kỉ XIX là
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.
B. Chế độ phong kiến việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.
D. Một lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Trả lời:
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Chọn B
Câu 4: Hãy chọn phương án phù hợp điền vào chỗ trống (...) trong câu sau: "Âm mưu của Pháp là chiếm ....... làm căn cứ, rồi tấn công ra...., nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng"
A. Lăng Cô/Huế
B. Đà Nẵng/Huế
C. Đà Nẵng/Hà Nội
D. Huế/Hà Nội
Trả lời:
Âm mưu của Pháp là chiếm Đà Nẵng làm căn cứ, rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.
Chọn B
Câu 5: Quân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858?
A. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc.
B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn Trà.
C. Trên vịnh Đà Nẵng, hải quân của triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp, đốt cháy nhiều tàu giặc.
D. Ngay từ đầu, quân Pháp đã làm chủ bán đảo Sơn Trà một cách dễ dàng.
Trả lời:
Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối tháng 8 - 1858 đến đầu tháng 2 - 1859) trên bán đảo Sơn Trà. Về sau, quân Tây Ban Nha rút khỏi cuộc xâm lược.
Chọn B
Câu 6: Tại sao khi chiếm được thành Gia Định (1859), quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến
A. Vì trong thành không có lương thực
B. Vì trong thành không có vũ khí
C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt
D. Vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng
Trả lời:
Khi chiếm được thành Gia Định (1859), quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng.
Chọn D
Câu 7: Từ tháng 1 đến tháng 10 - 1860, cục diện trên chiến trường Nam Kì có đặc điểm sau:
A. Lực lượng quân Pháp rất đông và mạnh.
B. Lực lượng quân Pháp bị hạn chế đáng kể về số lượng do phải chia sẻ với các chiến trường khác
C. Quân đội triều đình Nguyễn ít hơn quân Pháp rất nhiều.
D. Tương quan lực lượng hai bên (ta và Pháp) cân bằng nhau.
Trả lời:
Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và I-ta-li-a, phải cho rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23-3-1860). Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, số quân còn lại ở Gia Định chỉ có khoảng 1 000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Trong khi đó, quân triều đình vẫn đóng trong phòng tuyến Chí Hòa mới được xây dựng, trong tư thế “thủ hiểm”.
Chọn B
Câu 8: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào?
A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối
B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn, bế tắc
C. Giặc Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách dễ dàng
D. Quân triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp
Trả lời:
Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh Quân triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp.
Chọn D
Câu 9: Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã làm gì?
A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống lại quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất
B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long
C. Không có hành động gì để đòi lại vùng đất đã mất
D. Nhờ triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp
Trả lời:
Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn đã không có hành động gì để đòi lại vùng đất đã mất.
Chọn C
Câu 10: Ai là người chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông và có câu nói nổi tiếng: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"?
A. Trương Định
B. Nguyễn Trung Trực
C. Nguyễn Hữu Huân
D. Dương Bình Tâm
Trả lời:
Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem đi hành hình, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Chọn B
Bài 2 trang 98 SBT Lịch sử 11: Hãy nối thông tin ở cột A với cột B để biểu thị phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kì
Trả lời:
Bài 3 trang 98 SBT Lịch sử 11:
1. Giải thích các khái niệm:
- Văn thân:
- Sĩ phu:
Thời gian |
Hoạt động chính |
Trước năm 1850 |
Từ Quảng Ngãi theo cha là Lãnh binh Trương Cầm vào Nam Kì. |
Từ năm 1850 đến năm 1858 |
|
Năm 1859 |
|
Tháng 3 - 1860 |
|
Tháng 2 - 1861 |
|
Từ tháng 7 - 1862 đến giữa tháng 8 - 1864 |
|
Ngày 20 - 8 - 1864 |
|
Trả lời:
1. Các khái niệm:
- Văn thân: Là những người có tri thức nhưng không ham công danh bổng lộc, chỉ ở quê nhà sống một cuộc sống an nhàn.
- Sĩ phu: Là một tầng lớp tri thức thời phong kiến có tài và được ăn bổng lộc của triều đình. Vì dân vì nước góp công sức vào xây dựng đất nước.
2. Các hoạt động của Trương Định:
Thời gian |
Hoạt động chính |
Trước năm 1850 |
Từ Quảng Ngãi theo cha là Lãnh binh Trương Cầm vào Nam Kì. |
Từ năm 1850 đến năm 1858 |
Hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận. |
Năm 1859 |
Trương Định đưa đội quân đồn điền của mình về sát cánh cùng quan triều đình. |
Tháng 3 - 1860 |
Nguyễn Tri Phương được điều vào Gia Định -> Trương Định chủ động đem quân phối hợp đánh địch. |
Tháng 2 - 1861 |
Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa. |
Từ tháng 7 - 1862 đến giữa tháng 8 - 1864 |
Tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862. |
Ngày 20 - 8 - 1864 |
Trương Định hy sinh. Khởi nghĩa kết thúc. |
Bài 4 trang 100 SBT Lịch sử: So sánh về cuộc kháng chiến chống Pháp do triều đình nhà Nguyễn tổ chức với phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm 1858 -1873 theo các tiêu chí sau:
Trả lời:
Bài 5 trang 100 SBT Lịch sử 11:
1. Tại sao Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng và “không tốn một viên đạn”?
2. Nêu nhận xét của em về sự kiện này.
Trả lời:
1. Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng và “không tốn một viên đạn” vì:
- Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862, yêu cầu triều đình giao nốt cho chúng quyền kiểm soát cả ba tỉnh miền Tây Nam. Trước yêu cầu này, triều đình vô cùng lung túng.
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20-6- 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện. Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ vũ khí nộp thành.
Như vậy, với sự bạc nhược của triều đình, chỉ trong vòng 5 ngày (từ 20 đến 24-6-1867), Pháp đã chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.
2. Nhận xét:
Sự kiện này đã thể hiện rõ sự bạc nhược, yếu kém của triều đình Huế trong vấn đề bảo vệ dân tộc.
Bài 6 trang 101 SBT Lịch sử 11:
1. Từ sau năm 1867, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miến Tây Nam Kì đã gặp phải những khó khăn gì?
- Về địa bàn hoạt động:
- Về tiếp tế hậu cắn:
- Về lực lượng:
2. Sử dụng Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì (tr.113, SGK), hãy nêu tên các địa danh nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, gắn với tên tuổi của những nhà yêu nước cụ thể.
Trả lời:
1. Những khó khăn gặp phải của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì
- Về địa bàn hoạt động: Ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp
- Về tiếp tế hậu cần: vũ khí thô sơ
- Về lực lượng: Tương quan lực lượng không có lợi cho ta
2. Các địa danh nổ ra cuộc khởi nghĩa và các nhân vật:
- Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự - Tân An (Mĩ Tho)
- Lê Công Thành, Phan Văn Đạt - Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ
- Nguyễn Hữu Huân - Tân An (Mĩ Tho)
- Nguyễn Trung Trực - Hòn Chông (Rạch Giá)
- Phan Tôn, Phan Liêm - Ba Tri (Bến Tre)
- Trương Định - Tân Hòa (Gò Công)