Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12, tài liệu bao gồm 7 trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi THPTQG môn Ngữ Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi. 

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

1. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ

Đặc điểm nhận diện của các loại phong cách để phân biệt khi xác định phong cách đó trong một văn bản.

Phong cách ngôn ngữ

Đặc điểm nhận diện

1 Phong cách ngôn ngữ khoa học

Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

2 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn)

Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền
thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

3 Phong cách ngôn ngữ chính luận

Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

4 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

-Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ ngữ trau chuốt, tinh luyện...

5 Phong cách ngôn ngữ hành chính

-Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.

6 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt...trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

2. Các phương thức biểu đạt

Lưu ý: trong một văn bản thường xuất hiện nhiều phương thức như tự sự và miêu tả, thuyết minh và biểu cảm... song sẽ có một phương phương thức nổi bật.

Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả. (diễn biến sự việc)

- Bản tin báo chí

- Bản tường thuật, tường trình

- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết)

Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Văn tả cảnh, tả người, vật...

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.

Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của
con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật...

- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn

- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.

Thuyết minh

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.

- Thuyết minh sản phẩm

- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật

- Trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học.

Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng,
chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.

- Sách lí luận.

- Tranh luận về một vấn đề trính trị, xã

Xem thêm
Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12 (trang 1)
Trang 1
Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12 (trang 2)
Trang 2
Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12 (trang 3)
Trang 3
Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12 (trang 4)
Trang 4
Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12 (trang 5)
Trang 5
Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12 (trang 6)
Trang 6
Tổng hợp kiến thức về đọc hiểu thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn 12 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống