Giáo án GDCD 6 bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín

Tải xuống 4 1.4 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án GDCD 6 bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín mới nhất theo mẫu Giáo án môn GDCD chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn GDCD lớp 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

GIÁO ÁN GDCD 6
BÀI 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT
THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN
A. Mục tiêu cần đạt

1. Hiểu và nắm được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của Nhà nươc ta.

2. Phân biệt được đâu là những vi phạm pháp luật và đâu là hành vi thực hiện tốt quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

3. HS có ý thức và trách nhiệm với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Chuẩn bị

- GV:giáo án + bảng phụ + các tình huống về đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại. - HS: chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp 1992 của Nhà nước ta. Vậy quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

* Bài mới:

Hoạt động của Thầy và Trò

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thảo luận, phân tích tình huống. ? Đọc tình huống SGK ? Theo em, Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không, vì sao? ? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không?
Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?

GV giải thích điều 73 – hiến pháp 1992 (viết trên bảng phụ). HS đọc nội dung điều 73
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV yêu cầu HS đọc điều 125 bộ luật hình sự 1999 (SGK/58) ? Đọc nội dung bài học.
GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: (mỗi nhóm 1 câu theo thứ tự)

? Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào?

? Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
? Người vi phạm pháp luật về an toàn thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

? Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em phải làm gì?

- Nhắc nhở, phân tích để bạn thấy đó là hoạt động vi phạm pháp luật, hoặc nhờ cô giáo, gia đình phân tích.
HS thảo luận ra phiếu học tập GV đọc trước lớp và nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập 

Xem thêm
Giáo án GDCD 6 bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín (trang 1)
Trang 1
Giáo án GDCD 6 bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín (trang 2)
Trang 2
Giáo án GDCD 6 bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín (trang 3)
Trang 3
Giáo án GDCD 6 bài 18 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại điện tín (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống