Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Giáo trình luyện thi THPT QG môn Vật Lí thầy Nguyễn Hồng Khánh, tài liệu bao gồm 327 trang, , giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi THPT QG môn Vật Lí sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Mục lục
1: ĐẠI CƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU. 162
3: CÔNG SUẤT VÀ CỰC TRỊ CÔNG SUẤT. 187
4: HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CỰC TRỊ HIỆU ĐIỆN THẾ. 198
5: PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ VEC TƠ - BÀI TOÁN HỘP ĐEN.. 207
6: MÁY BIẾN ÁP VÀ TRUYỀN TẢI ĐIỆN ĐI XA. 220
7: MÁY PHÁT ĐIỆN - ĐỘNG CƠ ĐIỆN.. 226
1: HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG - CÁC LOẠI QUANG PHỔ.. 233
2: HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ - KHÚC XẠ - LĂNG KÍNH. 242
3: GIAO THOA SÓNG ÁNH SÁNG.. 245
4: CÁC LOẠI BỨC XẠ KHÔNG NHÌN THẤY. 262
CHƯƠNG VI: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG. 269
1: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN NGOÀI 269
3: MẪU NGUYÊN TỬ BOR - QUANG PHỔ HIDRO.. 286
4: HIỆN TƯỢNG QUANG - PHÁT QUANG; TIA LAZE. 294
CHƯƠNG VII: VẬT LÝ HẠT NHÂN.. 301
1: ĐẠI CƯƠNG VẬT LÝ HẠT NHÂN.. 301
I - PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA.
1. Định nghĩa:
Là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian
Hoặc là nghiệm của phương trình vi phân: x’’ + w2x = 0 có dạng như sau: x= Acos(wt+j)
Trong đó:
x: Li độ, li độ là khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng
A: Biên độ (li độ cực đại)
w: vận tốc góc(rad/s)
wt + j: Pha dao động (rad/s)
j: Pha ban đầu (rad).
w, A là những hằng số dương; j phụ thuộc vào cách chọn gốc thời gian, gốc tọa độ.
2. Phương trình vận tốc, gia tốc
a) Phuơng trình vận tốc v (m/s)
v = x’ = v = - Awsin(wt + j) = wAcos(wt + j + \[\frac{\pi }{2}\]) => vmax = wA.
Nhận xét: Trong dao động điều hoà vận tốc sớm pha hơn li độ góc \[\frac{\pi }{2}\].
b) Phuơng trình gia tốc a (m/s2)
a = v’ = x’’ = a = - w2Acos(wt + j) = - w2x = w2Acos(wt + j + p) => amax = w2A
Nhận xét: Trong dao động điều hoà gia tốc sớm pha hơn vận tốc góc \[\frac{\pi }{2}\] và nguợc pha với li độ
c) Những công thức suy ra từ các giá trị cực đại
\(\left\{ \begin{array}{l}{v_{\max }} = A.\omega \\{a_{\max }} = A.{\omega ^2}\end{array} \right.\) → w = \(\frac{{{a_{\max }}}}{{{v_{\max }}}}\); A = \(\frac{{v_{\max }^2}}{{{a_{\max }}}}\)
\(\bar v = \frac{s}{t} = \frac{{4A}}{T} = \frac{{4A.\omega }}{{2\pi }} = \frac{{2{v_{\max }}}}{\pi }\) (Trong đó: \(\bar v\) gọi là tốc độ trung bình trong một chu kỳ)
3. Chu kỳ, tần số
a) Chu kỳ: T = \(\frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{t}{T}\). Trong đó (t: thời gian; N là số dao động thực hiện trong khoảng thời gian t)
“Thời gian để vật thực hiện được một dao động hoặc thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ.”
b) Tần số: f = \(\frac{\omega }{{2\pi }}\)= \(\frac{N}{t}\)
“Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây (số chu kỳ vật thực hiện trong một giây).”
4. Công thức độc lập với thời gian:
+ x = Acos(wt + j) à cos(wt+ j) = \(\frac{x}{A}\) (1)
+ v = -A.wsin (wt + j) à sin(wt + j) = - \(\frac{v}{{A\omega }}\) (2)
+ a = - w2Acos(wt + j) à cos(wt + j) = -\(\frac{a}{{{\omega ^2}A}}\) (3)
Từ (1) và (2) → cos2(wt + j) + sin2(wt + j) = \({\left( {\frac{x}{A}} \right)^2} + {\left( {\frac{v}{{{v_{\max }}}}} \right)^2} = 1\) (Công thức số 1)
→ A2 = x2 + \(\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\)(Công thức số 2)
Từ (2) và (3) ta có: sin2(wt + j) + cos2(wt + j) = 1 → A2 = \(\frac{{{a^2}}}{{{\omega ^4}}} + {\left( {\frac{v}{\omega }} \right)^2}\) (Công thức số 3)