GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1) MỚI NHẤT - CV5555

Tải xuống 5 1.2 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1) MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1)

                                               

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

          Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.

  1. Kĩ năng
  2. KN bài học

          Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản .

  1. Nội dung tích hợp

          - SD TKNL

          - GD bảo vệ môi trường

  1. Thái độ

          Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên

        - Nghiên cứu kỹ nội dung bài.

        - Bảng 5 SGK

  1. Học sinh

          - Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.

          - SGK, vở.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

  1. Kiểm tra bài cũ (4phút)

          a.Câu hỏi

           1: Hãy nêu các công việc chăm sóc cây ăn quả có múi?

          2: Hãy nêu cách thu hoạch quả cho hợp lý?

          b.Đáp án, biểu điểm

          Câu 1: (5đ)

          - Làm cỏ, vun xới

          - Bón phân thúc

          - Tưới nước

          - Tạo hình, sửa cành

           - Phòng trừ sâu bệnh

          Câu 1: (5đ)

          - Thu hoạch cần đúng độ chín.

          - Dùng kéo cắt sát cuống quả.

          - Quả được lau sạch và được sử lý bằng hoá chất (Không độc hại và được phép sử dụng).

          - Sau thu hoạch vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ hoặc chế biến.

          Dự kiến kiểm tra 2 em vào đầu giờ.

          GV nhận xét, ghi điểm.

Đặt vấn đề vào bài mới ( 1phút)

Trong những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao ta đã nghiên cứu kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi. Hôm nay ta cùng nghiên cứu tiếp kỹ thuật trồng  cây nhãn.

  1. Dạy nội dung bài mới (35phút)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Ghi bảng

 

GV

 

?

HS

 

 

 

 

GV

 

 

 

 

 

 

?

 

HS

?

HS

 

 

 

 

 

?

HS

GV

 

 

 

 

 

?

 

HS

GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV

?

 

HS

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu HS đọc phần I SGK.

*SD TKNL, GD bảo vệ môi trường

Quả nhãn có giá trị như thế nào?

Đọc và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

Liên hệ

Ngoài các giá trị về kinh tế, về môi trường, cây ăn quả còn có tác dụng lớn trong việc tích lũy năng lượng, chuyển hóa năng lượng mặt trời thành thế năng trong các hợp chất hữu cơ

 

 

Qua quan sát thực tế hãy cho biết đặc điểm thực vật của cây nhãn?

Trả lời

Hoa nhãn mọc ở đâu?

Trả lời

 

 

 

 

 

Thân cây nhãn có đặc điểm gì?

Trả lời

Nhận xét, kết luận

 

 

 

 

 

Cây nhãn có những yêu cầu về ngoại cảnh như thế nào?

Trả lời

Nhận xét, kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giới thiệu một số giống nhãn trồng phổ biến.

 Hãy kể tên các giống nhãn mà em biết ngoài thực tế ?

Kể tên nhưng giống nhãn mà mình biết

 

I. Giá trị  dinh dưỡng của quả nhãn (10phút)

 - Là loại quả á nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao.

- Cùi nhãn có chứa đường, axit hữu cơ, các loại Vitamin C, K … và các loại khoáng chất Ca, Fe …

 

 

 

 

II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh (15phút)

1. Đặc điểm thực vật:

- Có bộ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu 3 đến 5m và lan rộng gấp 1 đến 3 lần tán cây.

- Hoa xếp thành từng chùm mọc ở đầu ngọn và nách lá.

Có 3 loại hoa trên 1 chùm (Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính).

- Thân: Là loại thân gỗ, cây to nhiều cành lá phát triển.

- Quả: Mọc thành từng chùm, mỗi quả có 1 hạt duy nhất.

     2. Yêu cầu ngoại cảnh:

 

- Nhiệt độ thích hợp: 21 – 270C.

- Lượng mưa trung bình: 1200mm/năm.

 Độ ẩm không khí từ 70 – 80%.

- ánh sáng: Không ưa ánh sáng mạnh và có khả năng chịu được bóng râm.

- Đất: Trồng được trên nhiều loại đất, đặc biệt thích hợp với đất phù sa.

III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc: (10phút)

 1. Một số giống nhãn phổ biến:

- Phía bắc: Nhãn lồng, nhãn nước, nhãn đường phèn, nhãn cùi …

- Phía nam: Nhãn long, nhãn tiêu, nhãn da bò …

 

     
  1. Củng cố - luyện tập: (4phút)

          GV Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ

           Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài.

           HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi để củng cố lại kiến thức

  1. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1phút)                                                                            

           Học bài và chuẩn bị trước phần III và IV

 

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1) MỚI NHẤT - CV5555 (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1) MỚI NHẤT - CV5555 (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1) MỚI NHẤT - CV5555 (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1) MỚI NHẤT - CV5555 (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 8: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN (T1) MỚI NHẤT - CV5555 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống