Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 9 BÀI 9: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY VẢI (T2) MỚI NHẤT - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 9: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY VẢI (T2)
1.Kiến thức
- Biết được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây vải.
- Nắm được phương pháp gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập, tìm hiểu thực tế.
- Nghiên cứu kỹ bài
- Bảng 6, 7/SGK
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1phut)
Trong tiết trước các em đó được tìm hiểu một phần về kỹ thuật trồng vải. Hôm nay ta cùng tiếp tục nghiên cứu tiếp kỹ thuật trồng cây vải.
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung ghi bảng |
|
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
?
?
?
?
HS GV
?
? HS GV
?
?
? |
Hãy cho biết vào thời điểm nào tiến hành trồng cây vải là tốt nhất ?
Khoảng cách trồng như thế nào là hợp lý ? Dựa vào bảng 6 sgk/46 trả lời
Khi đào hố bón phân lót cần chú ý điều gì ? Tham khảo bảng 7 sgk/47
Hãy kể tên các công việc chăm sóc cây ăn quả nói chung ? - Làm cỏ, vun xới; - Bón phân thúc; - Tưới nước; - Tạo hình, sửa cành; - Phòng trừ sâu bệnh. Làm cỏ vun xới có tác dụng gì?
Bón phân thúc để làm gì? Tập chung vào những thời gian nào ?
Cách bón phân thúc như thế nào? - Rải phân đều trên mặt đất dưới tán cây rồi lấp một lớp đất mỏng, sau đó tưới ẩm cho cây. - Đối với thời kì bón sau thu hoạch, cần đào rãnh xung quanh cách mép ngoài của tán cây chừng 20cm. Ránh rộng 30cm và sâu 30-40cm tùy theo loại đất. Rải phân vào rãnh rồi lấp đất. Lượng phân bón ở thời kì này chiếm 2/3 khối lượng phân bón thúc. Ngoài ra có thể phun phân vi lượng : kẽm, sắt, môlipđen…lên lá. Tác dụng của việc tưới nước cho cây?
Tạo hình, sửa cành như thế nào?
Hãy kể tên một số loại sâu, bệnh thường gặp ở cây vải? Trả lời Nhận xét, bổ xung, kết luận
Khi nào ta có thể thu hoạch quả hợp lý nhất ?
Dùng cách nào để thu hoạch quả ? Trả lời Nhận xét, bổ xung, kết luận
Hãy nêu cách bảo quản quả ở gia đình em ?
Ngoài ra còn có phương án bảo quản nào tốt hơn không ?
Quả vải có thể chế biến thành những sản phẩm gì ?
|
3. Trồng cây: (10phút) a. Thời vụ trồng: - Vụ xuân: tháng 2 – tháng 4. - Vụ thu: Từ tháng 8 – tháng 9. b. Khoảng cách trồng:
sgk/46
c. Đào hố bón phân lót:
Đào hố bón lót trước khi trồng một tháng
4. Chăm sóc: (14phút)
- Làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, mất nơi ẩn náu của sâu bệnh hại, làm đất tơi xốp; Kết hợp với trồng các cây họ đậu. - Bón phân thúc: để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, tập chung vào 2 thời kì: + Cây ra hoa, có quả non (Tháng 2 - tháng 3). + Cây sau thu hoạch (Tháng 8 - tháng 9).
- Tưới nước thường xuyên cho cây phát triển. Trước khi cây ra hoa hạn chế tưới nước để tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa. - Tạo hình sửa cành: cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ.
- Phòng trừ các loại sâu, bệnh phá hại như ở cây nhãn. IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến: 1. Thu hoạch: (5phút)
- Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc đỏ thẫm là thu hoạch được. - Bẻ từng chùm quả không kèm theo lá. 2. Bảo quản: (5phút)
- Quả được hái xuống để nơi râm mát sau đó cho vào sọt, hộp cát tông rồi đem ngay đến nơi tiêu thụ.
- Để trong kho lạnh. 3. Chế biến: (5phút)
Sấy vải bằng lò sấy với nhiệt độ 500C – 600C, ăn tươi, chế biến bánh kẹo, nước giải khát…
|
GV Gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ
Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi cuối bài.
HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi để củng cố lại kiến thức
Học bài và ôn tập toàn bộ nội dung chương trình từ đầu năm học để chuẩn bị tiết sau ôn tập.
********************************