Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11

Tải xuống 9 2.7 K 36

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11, tài liệu bao gồm 9 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Vật lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

I. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

Dạng 1: Tính Các Đại Lượng Trong Công Thức Của Định Luật Cu – Lông

Câu 1. LOẠI 3 Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại A và B đặt trong không khí, có điện tích lần lượt là q1 = - 3,2.10-7 C và q2 = 2,4.10-7 C, cách nhau một khoảng 12 cm.
a) Xác định số electron thừa, thiếu ở mỗi quả cầu và lực tương tác điện giữa chúng.
b) Cho hai quả cầu tiếp xúc điện với nhau rồi đặt về chỗ cũ. Xác định lực tương tác điện giữa hai quả cầu sau đó

Câu 3. LOẠI 4 Hai điệntích q1= 2.10-6; q2=- 2.10-6 đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Lực tương tác giữa chúng là 0,4N. Xác định khoảng cách AB, vẽ hình lực tương tác đó. ĐS: 30cm

LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH ĐIỂM
Câu 4. Loại 2. Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì lực tương tác giữa chúng là . Nếu với khoảng cách đó mà đặt trong điện môi có hằng số điện môi là 2.10-3 thì lực tương tác giữa chúng là 10-3N
a/ Xác định hằng số điện môi của điện môi. 
b/ Để lực tương tác giữa hai điện tích điểm khi đặt trong điện môi bằng lực tương tác khi đặt trong không khí thì phải đặt hai điện tích điểm cách nhau bao nhiêu? Biết trong không khí hai điện tích điểm cách nhau 20cm.

Câu 5. Loại 2.Trong nguyên tử hiđrô, electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân theo quỹ đạo tròn có bán kính 5.10-9 cm. Xác định lực hút tĩnh điện giữa electron và hạt nhân khi nguyên tử hiđrô đặt trong chân không. 

Câu 6. Loại 2. Hai quả cầu nhỏ coi là chất điểm, giống nhau, được làm bằng kim loại và đặt  trong chân không. Quả cầu A mang điện tích  4,5μC, quả cầu B mang điện tích − 2,4μ C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đưa chúng ra cách nhau 1,56cm. Tính lực tương tác giữa hai quả cầu sau khi tiếp xúc?
ĐS: 40,77 N

Câu 7. Loại 3. Hai quả cầu nhỏ tích điện q1=1,3.10-9; q2=6,5.10-9 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì đẩy nhau với một lực bằng F.Cho 2 quả cầu ấy tiếp xúc nhau rồi đặt cách nhau cùng một khoảng r trong một chất điện môi ε thì lực đẩy giữa chúng vẫn là F.
a, Xác định hằng số điện môi của chất điện môi đó? 
b. Biết F=4,5.10-6. tìm r?

Dạng II: Tính lượng điện tích trong một khối chất

Câu 8. Loại 3 Tính độ lớn điện tích dương và âm có trong 12 g than chì

Câu 9. Loại 3 Tính độ lớn điện tích dương và điện tích âm trong 2,24 khí H2 ở điều kiện tiêu chuẩn

Câu 10. LOẠI 3 Tính lượng điện tích dương và điện tích âm có trong 11,2lít khí mêtan CH4 ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 11. LOẠI 3 Tính lượng điện tích dương và điện tích âm có trong 15.106 phân tử Oxi. 

DẠNG 3. Xác định độ lớn và dấu các điện tích

Câu 12. LOẠI 3 Hai điện tích điểm bằng nhau, đặt trong chân không, cách nhau 10 cm. Lực đẩy giữa chúng là 9.10-5N. 
a/ Xác định dấu và độ lớn hai điện tích đó. 
b/ Để lực tương tác giữa hai điện tích đó tăng 3 lần thì phải tăng hay giảm khoảng cách giữa hai điện tích đó bao nhiêu lần? Xác định khoảng cách giữa hai điện tích lúc đó.

Câu 13. LOẠI 3 Hai điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 25cm trong điện môi có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác giữa chúng là 6, 48 mN. 
a) Xác định độ lớn các điện tích. 
b) Nếu đưa hai điện tích đó ra không khí và vẫn giữ khoảng cách đó thì lực tương tác giữa chúng thay đổi như thế nào? Vì sao? Biết hằng số điện môi của không khí coi như bằng 1. 
c) Để lực tương tác của hai điện tích đó trong không khí vẫn là 6, 48.10-3 N thì phải đặt chúng cách nhau bằng bao nhiêu?

Câu 14. LOẠI 3 Hai vật nhỏ tích điện đặt cách nhau 50cm, hút nhau bằng một lực 0, 18N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 4.10-6C. Tính điện tích mỗi vật ra theo đơn vị μC?

Câu 15. LOẠI 3 Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau 1 khoảng 5 cm, giữa chúng xuất hiện lực tương tác là F = 160 N . 
a) Hãy xác định độ lớn của 2 điện tích điểm trên ra đơn vị nC? 
b) Để lực tương tác giữa chúng là 2, 5.10-4N thì khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu? 

Câu 16. Loại 3 Hai vật nhỏ đặt trong không khí cách nhau một đoạn 1m, đẩy nhau một lực 
F = 1,8 N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 3.10-5C. Tìm điện tích của mỗi vật. 

Xem thêm
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 1)
Trang 1
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 2)
Trang 2
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 3)
Trang 3
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 4)
Trang 4
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 5)
Trang 5
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 6)
Trang 6
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 7)
Trang 7
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 8)
Trang 8
Chuyên đề Điện tích - Điện trường môn Vật lý lớp 11 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống