300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Tải xuống 66 1.1 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu 300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tài liệu bao gồm 66 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Vật Lý sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chủ đề 1: Dao động cơ

Câu 1: Chu kì của vật dao động điều hòa là
A. thời gian để vật thực hiện được nửa dao động toàn phần.
B. thời gian ngắn nhất để vật đi từ biên này đến biên kia.
C. thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.
D. thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng ra biên.
Câu 2: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 8cosωt (cm). Biên độ dao động là
A.42cm. B. 8 cm. C. 4 cm. D. 16 cm.

Câu 4: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 10cos2πt (cm) có pha dao động là
A. 2π. B. 2πt. C. 0. D. 10.

Câu 6: Một vật dao động với tần số 5 Hz. Chu kì dao động của vật là
A. 0,5 s. B. 0,1 s. C. 0,2 s. D. 0,4 s.
Câu 7: Trong một dao động cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có giá trị không thay đổi? 
A. Biên độ và tần số. B. Gia tốc và li độ. C. Gia tốc và tần số. D. Biên độ và li độ.
Câu 8: Trong một dao động cơ điều hòa thì li độ, vận tốc và gia tốc có cùng
A. pha ban đầu. B. chu kì dao động. C. giá trị cực đại. D. pha.
Câu 9: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì 
A. động năng của chất điểm giảm. B. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm. 
C. độ lớn li độ của chất điểm tăng. D. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.
Câu 10: Một vật nhỏ dao động với phương trình x = Acos(ωt + φ) (với A và ω là các hằng số dương). 
Biểu thức vận tốc của vật là
A. v = ω2Asin(ωt + φ). B. v = ω2Acos(ωt + φ).
C. v = –ωAsin(ωt + φ). D. v = –ωAcos(ωt + φ).
Câu 11: Một vật nhỏ dao động với phương trình x = Acos(ωt + φ) (với A và ω là các hằng số dương). 
Biểu thức gia tốc của vật là
A. a = –ω2Asin(ωt + φ).          B. a = ω2Acos(ωt + φ).         C. a = ω2Asin(ωt + φ).        D. a = –ω2Acos(ωt + φ). 

Câu 17: Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà biến thiên 
A. cùng tần số và ngược pha với li độ. B. khác tần số và ngược pha với li độ. 
C. khác tần số và cùng pha với li độ. D. cùng tần số và cùng pha với li độ. 
Câu 18: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn 
A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật. B. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo. 
C. hướng về vị trí cân bằng. D. hướng về vị trí biên. 
Câu 19: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng? 
A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại. 
B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không. 
C. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại. 
D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.
Câu 20: Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.
B. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.
C. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
D. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.
Câu 21: Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chuyển động 
A. chậm dần đều. B. chậm dần. C. nhanh dần đều. D. nhanh dần.

Câu 25: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 5cosωt (cm). Quãng đường vật đi được trong một chu kì là 
A. 10 cm. B. 5 cm. C. 15 cm. D. 20 cm.
Câu 26: Một vật dao động điều hoà với chu kì T, biên độ 5 cm. Quãng đường vật đi được trong 2,5T là
A. 10 cm. B. 50 cm. C. 45 cm. D. 25 cm.

Câu 28: Một vật dao động điều hòa với quỹ đạo là một đoạn thẳng. Trong khoảng thời gian τ vật đi được quãng đường là a từ vị trí biên, sau khoảng thời gian τ tiếp theo vật đi được thêm quãng đường là 2a. Biết trong quá trình trên vật chưa đổi đổi chiều chuyển động. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biên độ dao động là 3a. B. Biên độ dao động là 4a.
C. Chu kì dao động là 6τ. D. Chu kì dao động là 8

Câu 31: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 200 g và lò xo nhẹ có độ cứng 80 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 4 cm. Độ lớn vận tốc của vật ở vị trí cân bằng là 
A. 80 cm/s. B. 100 cm/s. C. 60 cm/s. D. 40 cm/s. 
Câu 32: Một vật dao động điều hòa, khi đi qua vị trí cân bằng có tốc độ là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là 
A. 20 cm/s. B. 10 cm/s. C. 0. D. 15 cm/s.

Câu 35: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10πt (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng
A. 1,00 J. B. 0,10 J. C. 0,50 J. D. 0,05 J. 
Câu 36: Một vật nhỏ khối lượng 100 g dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 20 cm với tần số góc 6 rad/s. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của vật dao động này là 
A. 0,036 J. B. 0,018 J. C. 18 J. D. 36 J. 

Câu 46: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x = Acosωt. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng.
Nhìn đồ thị bên, đường đồ thị mô tả sự phụ thuộc thế năngWT của vật theo thời gian t và theo li độ x lần lượt là
A. I và III. B. II và IV.
C. II và III. D. I và IV. 

Câu 48: Một vật nhỏ dao động điều hoà trên trục Ox. Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Ở li độ x = 2 cm, vật có động năng gấp 3 lần thế năng. Biên độ dao động của vật là 
A. 6,0 cm. B. 4,0 cm. C. 2,5 cm. D. 3,5 cm. 

Câu 50: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng 250 g, dao động điều hòa dọc theo trục Ox nằm ngang (vị trí cân bằng ở O). Ở li độ –2 cm, vật nhỏ có gia tốc 8 m/s2. Giá trị của k là
A. 120 N/m. B. 20 N/m. C. 100 N/m. D. 200 N/m.

Câu 51: Một chất điểm dao động điều hoà trên một đoạn thẳng, khi đi qua M và N trên đoạn thẳng đó chất điểm có gia tốc lần lượt là aM = 30 cm/s2và aN = 40 cm/s2. Khi đi qua trung điểm MN, chất điểm có gia tốc là
A. 70 cm/s2
B. 35 cm/s2
C. 25 cm/s2
D. 50 cm/s2

Câu 52: Vật dao động điều hòa có
A. cơ năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật.
B. cơ năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số gấp hai lần tần số dao động của vật.
C. động năng năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật.
D. động năng năng biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số bằng một nửa tần số dao động của vật.
Câu 53: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = 10cos(4πt + 0,5π) (cm) (t tính bằng s). Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng 
A. 1,00 s. B. 1,50 s. C. 0,50 s. D. 0,25 

Câu 55: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa tại nơi có g = 10 m/s2. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực Fđh do lò xo tác dụng lên vật nặng theo thời gian t. Gia tốc cực đại của vật dao động là
A. 30 m/s2
B. 60 m/s2
C. 30π m/s2
D. 60π m/s2

Câu 57: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa. Hình bên là đồ thị mô tả sự phụ thuộc của độ lớn lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên vật nhỏ Fđh theo thời gian t. Lấy g = π2(m/s2). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc dao động là 
A. 8 mJ. B. 16 mJ.
C. 24 mJ. D. 32 mJ. 

Câu 60: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hoà. Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng đàn hồi của lò xo vào li độ dao động x. Biết mốc thế năng được chọn ở vị trí lò xo không biến dạng. Trong một chu kì dao động, khoảng thời gian mà lực kéo về cùng chiều với lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật là
A. 0,289 s. B. 0,054 s. C. 0,035 s. D. 0,175 s.
Câu 61: Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lấy π2 = 10. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng đàn hồi Wđh của lò xo vào thời gian t. Khối lượng vật nhỏ của con lắc gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 250 g. B. 310 g. C. 370 g. D. 430 g. 

Câu 63: Ở cùng một nơi có gia tốc trọng trường g, con lắc đơn có chiều dài ℓ1 dao động điều hoà với chu kì 0,6 s; con lắc đơn có chiều dài ℓ2 dao động điều hoà với chu kì 0,8 s. Tại đó, con lắc đơn có chiều dài (ℓ1 + ℓ2) dao động điều hoà với chu kì là
A. 0,2 s. B. 1,4 s. C. 1,0 s. D. 0,7 s.
Câu 64: Tại một nơi trên mặt đất, con lắc đơn có chiều dài ℓ đang dao động điều hoà với chu kì 2 s. Khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kì dao động điều hoà của nó là 2,2 s. Chiều dài ℓ bằng
A. 2,5 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 1,5 m. 
Câu 65: Trong thực hành, để đo gia tốc trọng trường, một học sinh dùng một con lắc đơn có chiều dài dây treo 80 cm. Khi cho con lắc dao động điều hòa, học sinh này thấy con lắc thực hiện được 20 dao động toàn phần trong thời gian 36 s. Theo kết quả thí nghiệm trên, gia tốc trọng trường tại nơi học sinh làm thí nghiệm bằng 
A. 9,748 m/s2
B. 9,874 m/s2
C. 9,847 m/s2
D. 9,783 m/s2
Câu 66: Tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 m/s2, một con lắc đơn và một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa với cùng tần số. Biết con lắc đơn có chiều dài 49 cm và lò xo có độ cứng 10 N/m. Khối lượng vật nhỏ của con lắc lò xo là
A. 0,125 kg. B. 0,750 kg. C. 0,500 kg. D. 0,250 kg.
Câu 67: Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian t, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian t ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là
A. 144 cm. B. 60 cm. C. 80 cm. D. 100 cm. 

Câu 95: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Biên độ dao động của vật giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật không thay đổi theo thời gian. 
C. Động năng của vật biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian. 
D. Lực cản của môi trường tác dụng lên vật càng nhỏ thì dao động tắt dần càng nhanh. 

Câu 96: Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biên độ dao động giảm dần, tần số của dao động không đổi.
B. Biên độ dao động không đổi, tần số của dao động giảm dần.
C. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều không đổi.
D. Cả biên độ dao động và tần số của dao động đều giảm dần.
Câu 97: Khi nói về dao động duy trì của một con lắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Biên độ của dao động duy trì giảm dần theo thời gian.
B. Dao động duy trì không bị tắt dần do con lắc không chịu tác dụng của lực cản.
C. Chu kì của dao động duy trì nhỏ hơn chu kì dao động riêng của con lắc.
D. Dao động duy trì được bổ sung năng lượng sau mỗi chu kì.
Câu 98: Dao động cưỡng bức là dao động
A. chỉ do kích thích ban đầu. B. tự do không ma sát.
C. dưới tác dụng của lực cưỡng bức. D. do hệ tự duy trì dao động.
Câu 99: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào
A. tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. 
B. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C. hệ số lực cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật. 
D. biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
Câu 100: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. 
B. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức. 
D. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động. 
Câu 101: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cosft (với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là
A. f. B. f. C. 2f. D. 0,5f.
Câu 102: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 1 kg và lò xo có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos10πt. Sau một thời gian thấy vật dao động ổn định với biên độ A = 6 cm. Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng 
A. 60 cm/s. B. 60π cm/s. C. 0,6 cm/s. D. 6π cm/s. 
Câu 103: Một cây cầu bắc ngang qua song Phô-tan-ka ở Xanh Pê-téc-bua (Nga) được thiết kế và xây dựng đủ vững vững chắc cho ba trăm người đồng thời đi qua; nhưng năm 1906, có một trung đội bộ binh (36 người) đi đều bước qua cầu, cầu gãy. Một cây cầu khác được xây dựng năm 1940 qua eo biển To-ko-ma (Mĩ) chịu được trọng tải của nhiều xe ôtô nặng đi qua; nhưng sau 4 tháng, một cơ gió mạnh thổi qua khiến cầu đung đưa và gãy. Trong hai sự cố trên đã xảy ra hiện tượng?
A. dao động cộng hưởng. B. dao động duy trì. 
C. cầu quá tải. D. dao động với tần số lớn.
Câu 104: Dao động của con lắc đồng hồ là 
A. dao động cưỡng bức. B. dao động duy trì. C. dao động tắt dần. D. dao động điện từ. 
Câu 105: Hình bên mô tả trò chơi đánh đu dân gian. Khi chơi trò này, người chơi cùng chiếc đu sẽ thực hiện 
A. dao động cưỡng bức.
B. dao động duy trì.
C. dao động tắt dần. 
D. dao động điện từ.

Câu 106: Bộ phận giảm sóc của xe là ứng dụng của
A. dao động cưỡng bức B. dao động duy trì. C. dao động tắt dần. D. dao động riêng.
Câu 107: Một con lắc dài 44 cm được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Cho biết chiều dài của mỗi đường ray là 12,5 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Để biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất thì tàu chạy thẳng đều với tốc độ là
A. 10,7 km/h. B. 34 km/h. C. 106 km/h. D. 45 km/h.
Câu 108: Một chai nhựa hình trụ đáy tròn bán kính 2,5 cm có khối lượng không đáng kể chứa 310 ml nước, được để nổi trong bể nước tĩnh. Ấn chai nước xuống một đoạn nhỏ rồi thả nhẹ thì nó dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Tần số góc dao động nhỏ của chai nước là
A. 2,5 rad/s. B. 5 rad/s. C. 1,25 rad/s. D. 8 rad/s.
Câu 109: Giả sử Trái Đất đồng chất, hình cầu có bán kính R = 6370 km và khối lượng M = 6.1024 kg. Tưởng tượng một đường hầm hẹp được đào xuyên qua Trái Đất dọc theo đường kính của Trái Đất. Từ một đầu của đường hầm, ta thả nhẹ một vật khối lượng m để nó rơi vào trong đường hầm. Coi trong quá trình vật chuyển động chỉ chịu lực hấp dẫn của Trái Đất, hằng số hấp dẫn G = 6,67.10–11 N.m2/kg2. Khoảng thời gian vật đi từ đầu này tới đầu kia của đường hầm gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 120 phút. B. 80 phút. C. 40 phút. D. 160 phút.
Câu 110: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 4,9 m, độ cứng 2 N/m, một đầu gắn vào điểm cố định A, đầu còn lại gắn với vật nhỏ khối lượng m = 1,8 kg. Hệ được đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Kéo vật để lò xo dãn đoạn δ rồi buông nhẹ tại t = 0. Đồng thời tại t = 0, một viên sỏi nhỏ được bắn lên với vận tốc v từ điểm B hợp với phương ngang một góc 450 như hình vẽ. Viên sỏi đập vào vật lúc t = 1 s. Biết điểm B cách A một đoạn 10 m. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị δ là
A. 0,2 m. B. 0,1 m. C. 0,4 m. D. 0,5 m. 

Xem thêm
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 1)
Trang 1
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 2)
Trang 2
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 3)
Trang 3
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 4)
Trang 4
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 5)
Trang 5
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 6)
Trang 6
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 7)
Trang 7
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 8)
Trang 8
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 9)
Trang 9
300 câu hỏi trọng tâm môn Vật lý chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 66 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống