Bộ 40 Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 năm 2023 có đáp án

Mua tài liệu 185 5.4 K 71

Tài liệu Bộ 40 Đề thi Giữa học kì 1 Vật Lí lớp 12 năm 2023 có ma trận tổng hợp từ đề thi môn Vật lí 12 của các trường THPT trên cả nước đã được biên soạn đáp án chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Giữa học kì 1 Vật lí lớp 12. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12 bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ 1

 Môn: Vật lí lớp 12 THPT

Năm học 2023 - 2024

(Thời gian: 45 phút, 40 câu trắc nghiệm)

Phạm vi thi:  I. Dao động cơ và II. Sóng cơ và sóng âm.

         

   Mức độ

 

 

Tên

 chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

 

 Dao động

điều hòa

 

 

 

-Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà

- Đặc điểm của lực kéo về,

- Công thức tính chu kỳ, tần số của con lắc đơn và con lắc lò xo

 

-Sự biến thiên của li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà

-Sự biến thiên của động năng, thế năng và năng lượng trong dao động điều hoà

-Pha dao động của li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa

-Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo,con lắc đơn.

-Lực kéo về của con lắc lò xo và con lắc đơn

-Xác định li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu, thời gian, gia tốc, vận tốc... của dao động điều hoà

-Viết phương trình dao động điều hòa

-Tìm li độ, vận tốc của con lắc lò xo khi biết về động năng và thế năng

 

- Vận dụng công thức tính chu kỳ

 

-Vận dụng công thức năng lượng toàn phần của con lắc đơn,con lắc lò xo.

 

 

  Số câu:4

Số điểm: 1,0

Số câu:6

Số điểm: 1,5

Số câu:8

Số điểm: 2,5

Số câu:2

Số điểm: 0,5

 

Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn

 

-Hiểu được cơ sở lí thuyết:

- Nêu được cấu tạo của con lắc đơn.

- Nêu được cách kiểm tra mối quan hệ giữa chu kì với chiều dài của con lắc đơn khi co lắc dao động với biên độ góc nhỏ.

-Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả:

 

 

 

 

Số câu:1

Số điểm: 0,25

Số câu:1

Số điểm: 0,25

 

 

Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức

 

-Đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.

-Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

 

 

 

 

 

Số câu:2

Số điểm: 0,5

 

 

 

 

Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.

 

 

 

-Viết được phương trình của dao động tổng hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu:1

Số điểm: 0,25

 

 

Sóng cơ

-Định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.

Phương trình sóng

- Điều kiện để có sóng dừng.

-Công thức bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng

 

Hiểu được bản chất của quá trình truyền sóng là truyền pha dao động và truyền năng lượng.

- Hiểu được tính tuần hoàn theo thời gian và trong không gian của sóng.

- Hiểu được vai trò của sóng cơ trong đời sống.

 

- Tìm các đặc trưng của sóng

- Dựa vào công thức để tính bước sóng, tần số, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa.

-Xác định số nút, bụng sóng, tính chu kì, tần số, năng lượng sóng và bước sóng

 

 

-Xác định tại ví trí xét là cục đại hoặc cực tiểu

 

 

Số câu:3

Số điểm: 0,75

Số câu:2

Số điểm: 0,5

Số câu:4

Số điểm: 1,0

Số câu:2

Số điểm: 0,25

 

Sóng âm

-Đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm.

-Đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm

- Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau

 

-Xác định cường độ âm, mức cường độ âm

 

 

 

Số câu:1

Số điểm: 0,25

Số câu:1

Số điểm: 0,25

Số câu:2

Số điểm: 0,5

 

 

Tổng

Số câu:10

Số điểm: 2,5

Số câu:10

Số điểm: 2,5

Số câu:16

Số điểm: 4,0

Số câu:4

Số điểm: 1,0

 

KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I

 Môn: Vật lí lớp 12 THPT

Năm học 2023 - 2024

(Thời gian: 45 phút, 30 câu trắc nghiệm)

Phạm vi thi:  I. Dao động cơ và II. Sóng cơ và sóng âm.

 

STT

Nội dung kiểm tra

Mức độ nhận thức

Tổng câu

Chú ý

Chương/chủ đề

Bài học

NB

TH

VD

VDC

 

 

01

 

 

Dao động cơ

Dao động điều hòa

2

2

1

1

6

 

Con lắc lò xo

2

1

1

1

5

 

Con lắc đơn

1

1

1

 

3

 

Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức

1

 

 

 

1

 

Tổng hợp dao động

1

1

1

 

3

 

Thực hành

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

Sóng cơ và sóng âm

Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

1

1

1

 

3

 

Giao thoa sóng

1

1

 

1

3

 

Sóng dừng

1

1

1

 

3

 

Đặc trưng vật lí của âm

1

1

 

 

2

 

Đặc trưng sinh lí của âm

1

 

 

 

1

 

Tổng câu

 

 

12

9

6

3

30

 

 

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 1)

Câu 1: Ở nơi có gia tốc trọng trường g, con lắc đơn có dây treo dài dao động điều hòa với tần số góc là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 2: Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc

A. cách kích thích con lắc dao động  

B. khối lượng của con lắc. 

C. chiều dài của con lắc.  

D. biên độ dao động của con lắc

Câu 3: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Vận tốc của vật có biểu thức là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 4: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 5: chọn công thức đúng liên hệ giữa bước sóng Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 vận tốc truyền v, chu kì T và tần số f:

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 6: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu7: Trong một dao động cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có giá trị không thay đổi ?

A. Gia tốc và li độ                   B. Biên độ và li độ  

C. Biên độ và tần số               D. Gia tốc và tần số

Câu 8: Một vật  dao động điều hòa có phương trình Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12, pha ban đầu của dao động là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 9: Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12, vận tốc của vật có giá trị cực đại là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 10: Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k một đầu cố định, đầu kia của lò xo được gắn với một viên bi nhỏ có khối lượng m. Con lắc này đang dao động điều hòa có cơ năng :

A. Tỉ lệ nghịch với khối lượng m của viên bi  

B. Tỉ lệ nghịch với độ cứng k của lò xo

C.  Tỉ lệ với bình phương chu kỳ dao động    

D. Tỉ lệ với bình phương biên độ dao động

Câu 11: Để có hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây, một đầu cố định một đầu tự do,  thì chiều dài của sợi dây thoả mãn  (k Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 Z)

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 12: Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ dao động của con lắc là :

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 13: Một con lắc lò xo gồm một lò xo khối lượng không đáng kể, một đầu cố định và một đầu gắn với một viên bi nhỏ. Con lắc này đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang. Lực kéo về tác dụng lên viên bi luôn hướng

A. theo chiều dương quy ước.                        

B. theo chiều âm quy ước.

C. theo chiều chuyển động của viên bi.         

D.về vị trí cân bằng của viên bi.

Câu 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa   tại nơi có Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 ,  khi vật nặng ở vị trí cân bằng  độ dãn của lò xo bằng 1,44 cm , chu kỳ dao động của con lắc có giá trị 

A.2,4s     

B. 1,2s                      

C. 0,24s   

D.0,12s

Câu 15: Tại một nơi xác định, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ T, khi chiều dài con lắc tăng 4 lần thì chu kỳ con lắc

A. không đổi.  

B. tăng 16 lần.         

C.tăng 2 lần.      

D. tăng 4 lần.

Câu 16: Dao động cơ học của con lắc vật lí trong đồng hồ quả lắc khi đồng hồ chạy đúng là dao động

A. cưỡng bức.  

B. duy trì.                 

C. tự do.      

D. tắt dần.

Câu 17: Khi tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số thì biên độ của dao động tổng hợp có giá trị cực đại khi hiệu số pha của hai dao động thành phần bằng

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 18: Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. tốc độ truyền sóng và bước sóng.                                

B. phương truyền sóng và tần số sóng.

C. phương dao động và phương truyền sóng.               

D. phương dao động và tốc độ truyền sóng.

Câu 19: Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử dây tại M và Q dao động lệch pha nhau

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 20: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ . Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng:

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 21: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, A, B là hai nguồn sóng. Khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai nguồn sóng bằng 

A.  hai lần bước sóng.         

B.  một bước sóng.   

C.  một nửa bước sóng.       

D.  một phần tư bước sóng.

Câu 22: Sóng dừng do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ trên cùng một sợi dây, khoảng cách hai nút liên tiếp bằng

A. một bước sóng.                                      

B. nửa bước sóng       

C. một phần ba bước sóng                          

D. một phần tư bước sóng

Câu 23: Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi , đo được khoảng cách giữa ba nút sóng liên tiếp bằng 6cm. Bước sóng có giá trị 

A. 3cm           B. 9cm                        

C. 12cm         D. 6cm

Câu 24: Một con lắc lò xo có độ cứng 40 N/m Khối lượng vật nhỏ 10gam,dao động điều hòa với tần số góc có giá trị  (Lấy  = 10). 

A. 10p rad/s           B.20p rad/s          

C. 10rad/s           D. 20 rad/s

Câu 25: Con lắc lò xo có chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động điều hòa lần lượt là 34cm và 30cm. Biên độ dao động của nó là:

A.8cm              B.4cm                    

C.2cm              D.1cm

Câu 26: Một học sinh thực hiện thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng cách khảo sát sự phụ thuộc của chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn vào chiều dài của con lắc. Từ kết quả thí nghiệm, học sinh này vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của T2 vào chiều dài ℓ của con lắc như hình vẽ. Học sinh này xác định được góc   Lấy Theo kết quả thí nghiệm thì gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

A.9,76 m/s2.   

B. 9,83 m/s2.

C.9,8 m/s2.       

D. 9,78 m/s2.

Câu 27: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước , A, B là hai nguồn kết hợp ,cùng pha , M là một điểm trên mặt nước có Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. M là điểm thuộc

A.Cực tiểu giao thoa , k = 6

B. Cực đại giao thoa k = 5 

C.Cực đại giao thoa , k = 6   

D. Cực tiểu giao thoa k = 5 

Câu 28Cho sợi dây hai đầu cố định, sóng trên dây có tốc độ không đổi. Khi sóng trên dây có tần số f thì xảy ra sóng dừng với n nút (kể cả hai đầu dây). Nếu sóng có tần số 3f thì trên dây có sóng dừng với 

A(3n-3) bụng   

B. (3n -1) bụng              

C. 3n bụng     

D. (3n-2) bụng 

Câu 29: Một vật đang dao động điều hòa x = Acos(20πt + 5π/6) cm thì chịu tác dụng của ngoại lực F = F0cos(ωt) N, F0 không đổi còn ω thay đổi được. Với giá trị nào của tần số ngoại lực vật dao động mạnh nhất?

A. 20 Hz      

B. 10π Hz     

C. 10 Hz    

D. 20π Hz

Câu 30: Một sợi dây đàn hồi có độ dài AB = 80 cm, đầu B giữ cố định, đầu A gắn với cần rung dao động điều hòa với tần số ƒ = 50 Hz theo phương vuông góc với AB. Trên dây có một sóng dừng với 4 bụng sóng, . Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. v = 10 m/s.   

B. v = 5 m/s.                   

C. v = 20 m/s.    

D. v = 40 m/s.

Câu 31: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u=5cos(8πt-0,04πx) (u và x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng bằng 

A. 32m/s.       

B. 3,2m/s.                  

C. 200m/s.    

D. 2 m/s.

Câu 32: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos4πt (cm), quãng đường vật đi được trong một chu kỳ là

A. A = 6cm.     

B. A = 24cm.            

C. A = 12 cm.   

D. A = 18 cm. 

Câu 33: Trên mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng pha với tần số f = 25 Hz. Giữa S1, S2 có 10 hypebol là quỹ tích của các điểm đứng yên. Khoảng cách giữa hai đỉnh của hai hypebol ngoài cùng xa nhau nhất là 18 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng

A. 0,25 m/s.  

B. 0,8 m/s.                   

C. 1 m/s.        

D. 0,5 m/s.

Câu 34: Cho 2 dao động điều hòa, cùng tần số có phương trình: x1 = 7cos(ωt + φ1)cm; x2 = 2cos(ωt + φ2) cm. Biên độ dao động tổng hợp có giá trị cực đại và cực tiểu là

A. 9 cm; 5 cm   

B. 9 cm; 2 cm            

C. 7 cm; 2 cm     

D. 5 cm; 2 cm

Câu 35: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động x= 6cos4πt (cm) và x= 6cos(4πt + π/3) (cm). Phương trình dao động tổng hợp là   

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 36: Trên mặt chất lỏng tại A, B , AB = 16cm có hai nguồn sóng kết hợp dao động cùng pha với bước sóng 5cm .C là một điểm trên mặt chất lỏng , có CA = 20cm , CB = 12cm .Trên đoạn AC số điểm dao động với biên độ cực đại bằng 

A.4                    B.9                  

C. 5            D.7 

Câu 37: Đồ thị biến đổi sự phụ thuộc vào thời gian của li độ hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số x1 và x2 như hình vẽ,. Biên độ của dao động tổng hợp là 

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

A. 10,36 cm            B.7,47 cm     

C. 9,29 cm              D. 8,33 cm

Câu 38: Một vật có khối lượng 200 g, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Đồ thị hình bên mô tả động năng của vật Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 thay đổi phụ thuộc vào thời gian t như hình vẽ, lấy π2=10. Biên độ dao động của vật có giá trị

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

A.5cm                       B.2,5cm 

C.4cm                       D.8cm 

Câu 39: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đầu A cố định. Trên dây đang có sóng dừng ổn định. Gọi B là điểm bụng thứ hai tính từ A, C là điểm nằm giữa A và B. Biết AB = 30 cm, AC = 20/3  cm, tốc độ truyền sóng trên dây là v = 50cm/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần mà li độ của phần tử tại B bằng biên độ dao động của phần tử tại C là:

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 40: Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm, dao động cùng pha cùng tần số. Tại điểm M trên mặt nước cách A và B lần lượt là 25 cm và 20,5 cm dao động với biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Điểm C cách A khoảng L thỏa mãn CA vuông góc với AB. Giá trị cực đại của L để điểm C dao động với biên độ cực đại gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 24,9 cm.                               B. 20,6 cm.                     

C. 17,3 cm.                               D. 23,7 cm.

Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm 2021 có ma trận (20 đề) (ảnh 3)

…………………………………………………………………..

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 2)

Câu 1: Một vật dao động điều hoà trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Tần số góc của dao động là

  Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm 2021 có ma trận (20 đề) (ảnh 1)

 A. 5p rad/s.                  B. 10p rad/s.             

C. 5 rad/s.                 D. 10 rad/s.

Câu 2: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 3cos2π( t0,1x50 ) cm, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng là

A. 50 cm/s.                B. 0,1 m/s.                

C. 5 m/s.                   D. 0,1 cm/s.

Câu 3: Trên mặt nước có hai nguồn giống nhau A và B đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng λ. Điểm M trong vùng giao thoa cách A, B là lần lượt là d1 và d2.  Điểm M dao động với biên độ cực tiểu khi: (k thuộc Z)

 A. d2 – d1 = kλ.    

B. d2 – d1 = kλ2 .

C. d2 – d1 = (2k + 1)λ2

D. d2 – d1 = (2k + 1)λ4 .

Câu 4: Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

A. trùng với phương truyền sóng.                  

B. là phương ngang.

C. là phương thẳng đứng.                              

D. vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

   A. Dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định có tần số bằng tần số dao động riêng.

   B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

   C. Dao động điều hòa có cơ năng không đổi theo thời gian.

   D. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

Câu 6: Hai nguồn sóng kết hợp cùng pha A và B trên mặt nước có tần số 15Hz. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn đoạn 14,5cm và 17,5cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và trung trực của AB có hai dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A. v = 15cm/s.

B. v = 22,5cm/s.       

C. v = 5cm/s. 

D. v = 20m/s.

Câu 7: Một vật dao động dao động điều hòa có phương trình x= 3cos2πt (cm ). Lấy π2 = 10. Gia tốc cực đại của vật có độ lớn:

A. 18π m/s2.

B. 6π cm/s2.              

C. 1,2 m/s2.

D. 3,6 m/s2.

Câu 8: Một sợi dây dài 200 cm, hai đầu cố định trên dây có sóng dừng với 4 bó sóng. Bước sóng là

   A. 1 m.                      B. 2 m.                     

  C. 0,75 m.                 D. 0,5 m.

Câu 9: Hai sóng kết hợp có đặc điểm nào dưới đây?

   A. Có cùng biên độ.

   B. Có cùng pha hoặc hiệu số pha không đổi.

   C. Có cùng tần số.

   D. Có cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi.

Câu 10: Một chiếc xe chạy trên đường lát gạch, cứ sau 15 m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Biết chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5 s. Xe chuyển động thẳng đều với tốc độ nào dưới đây thì bị xóc ít hơn so với khi xe chuyển động với 3 tốc độ còn lại?

   A. 10 m.s-1.                B. 27 km.h-1.            

  C. 8,5 m.s-1.              D. 10 km.h-1.

Câu 11: Trên mặt chất lỏng, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha với tần số  40 Hz, vận tốc truyền sóng 60 cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 7 cm. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên  AB là:

   A. 7.                          B. 8.                         

  C. 9.                          D. 10.

Câu 12: Một vật dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10 cm. Biên độ dao động của vật là

   A. 10 cm.                   B. 5 cm.                    

  C. 2,5 cm.                 D. 20 cm.

Câu 13: Một sóng cơ truyền có chu kỳ 0,01 s truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là:

   A. sóng điện từ.         B. sóng hạ âm.          

  C. âm nghe được.      D. sóng siêu âm.

Câu 14: Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 100 g và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với chu kì 0,2 s. Lấy π2 = 10. Độ cứng của lò xo

A. k = 62.8 N/m.          B. k = 50 N/m.          

C. k = 200 N/m.           D. k = 100 N/m.

Câu 15: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, thì khoảng cách giữa 2 điểm nút liên tiếp bằng

   A. 2λ.                        B. λ/2.                      

   C. λ.                          D. λ/4.

Câu 16: Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.

   B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

   C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.

   D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.

Câu 17: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với tần số 15 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 cm/s. Một điểm M trong vùng gặp nhau của 2 sóng cách 2 nguồn những khoảng d1, d2 sẽ dao động với biên độ cực đại khi:

   A. d1 = 24 cm và d2 = 20 cm                       

   B. d1 = 25 cm và d2 = 20 cm

   C. d1 = 25 cm và d2 = 22 cm                       

   D. d1 = 23 cm và d2 = 26 cm

Câu 18: Đặc tính nào sau đây không phải đặc tính sinh lí của âm

   A. Cường độ âm.       B. Âm sắc.                

  C. Độ to.                   D. Độ cao.

Câu 19: Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là 4 cm. Trên đoạn thẳng AB khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp là

   A. 1 cm.                    B. 2 cm.                    

  C. 8 cm.                    D. 4 cm.

Câu 20: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo nếu giử nguyên độ cứng của lò xo và tăng khối lượng của vật nặng lên 9 lần thì chu kì dao động của con lắc

   A. giảm 3 lần.            B. tăng 9 lần.            

   C. tăng 3 lần.             D. giảm 9 lần.

Câu 21: Đơn vị dùng để đo mức cường độ âm là:

   A. Oát (W).

   B. Đềxiben (dB).

   C. J/s.

   D. W/m2.

Câu 22: Con lắc lò xo dao động điều hoà, khi tăng độ cứng của vật lên 4 lần thì tần số dao động

   A. giảm 2 lần             B. giảm 4 lần            

   C. tăng 2 lần.             D. tăng 4 lần.

Câu 23: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương với các phương trình: x1 = 4cos(wt + j1) (cm)  và x2 = 3cos(wt + j2) (cm) Biên độ dao động tổng hợp của vật chỉ có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây?

   A. 0,7 cm.                  B. 4 cm.                    

   C. 8 cm.                    D. 12 cm.

Câu 24: Một con lắc đơn có độ dài 16 cm được treo trong toa tầu ở ngay vị trí phía trên trục của bánh xe. Chiều dài mỗi thanh ray là 12 m. Coi đoàn tầu chuyển động thẳng đều. Con lắc sẽ dao động điều hòa mạnh nhất khi vận tốc của đoàn tầu bằng:

   A. 1,5 cm/s.               B. 15 cm/s.               

  C. 1,5 m/s.                D. 15 m/s.

Câu 25: Một vật có khối lượng  400 g dao động điều hòa với phương trình  x = 10cos(10πt + π) (cm). Lấy π2 = 10. Năng lượng dao động của vật là:

   A. 200 J.                    B. 20 J.                     

   C. 2 J.                       D. 0,2 J.

Câu 26: Công thức nào sau đây được dùng để tính tần số dao động của con lắc lò xo?

Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm 2021 có ma trận (20 đề) (ảnh 2)

 

Câu 27: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 2,2 s, tại nơi có g = 10 m/s2. Lấy π2 = 10. Chiều dài của con lắc:

   A. l = 1 m

   B. l  = 0,55 m.

   C. l = 1,1 m.

   D. l = 1,21 m.

Câu 28: Một vật dao động điều hòa, trên trục Ox. Đồ thị nào dưới đây biểu diễn đúng sự phụ thuộc của gia tốc a vào li độ x của vật?

Câu 29: Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình u = 4cos(4πt – π/4) (cm). Biết hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng dao động cùng pha cách nhau 3 m. Tốc độ truyền của sóng đó là:

   A. v = 6 m/s.              B. v = 3 m/s.             

  C. v = 1,5 m/s.           D. v = 12 m/s.

Câu 30: Một chất điểm đang dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vừa đi khỏi vị trí cân bằng một đoạn s động năng của chất điểm 1,8 J. Đi tiếp một đoạn s nữa thì động năng còn 1,5 J. Nếu đi thêm một đoạn s nữa thì động năng bây giờ là bao nhiêu? Biết rằng trong quá trình khảo sát chất điểm  chưa đổi chiều chuyển động.

   A. 0,8 J.                     B. 0,9 J.                     

  C. 1 J.                       D. 1,2 J.

Câu 31: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực F = 20cos10πt (N) (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Lấy π2 = 10. Giá trị của m là

   A. 100 g.                   B. 1 kg.                    

  C. 250 g.                   D. 0,4 kg.

Câu 32: Dây AB dài 2 m được căng nằm ngang với hai đầu A và B cố định. Khi dây dao động với tần số 50 Hz ta thấy trên dây có sóng dừng với 5 nút sóng ( kể cả A và B). Vận tốc truyền sóng trên dây là:

   A. 25 m/s                   B. 10 m/s                  

  C. 12,5 m/s               D. 50 m/s

Câu 33: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Độ lớn lực kéo về tác dụng vào vật nhỏ của con lắc tỉ lệ thuận với

   A. độ lớn li độ của vật.                               

   B. độ lớn vận tốc của vật.

   C. biên độ dao động của con lắc.                 

   D. chiều dài lò xo của con lắc.

Câu 34: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = A1cos(πt + π6) cm và x2 = 6cos(πt - π2 ) cm. Phương trình dao động tổng hợp của hai dao động này x = Acos(πt +φ) cm. Thay đổi A1 để biên độ A có giá trị cực tiểu thì

   A. φ = 0 rad.              B. φ = - π6 rad.          

  C. φ = - π3rad.           D. φ = π rad.

Câu 35: Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng dùng để đo

A. chu kì sóng. 

B. tần số sóng.

C. tốc độ truyền sóng.    

D. bước sóng.

Câu 36: Một vật nhỏ có khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k. Kích thích để con lắc dao động điều hoà với gia tốc cực đại bằng 16 m/s2 và cơ năng bằng 6,4.10-2 J. Vận tốc cực đại của vật là

   A. 8 m/s.                   B. 16 cm/s.               

   C. 80 cm/s.                D. 1,6 m/s.

Câu 37: Trong quá trình truyền sóng, vận tốc truyền sóng của một môi trường phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

   A. Biên độ dao động của sóng.                   

   B. Năng lượng sóng.

   C. Tính chất của môi trường.                      

   D. Tần số sóng.

Câu 38: Sóng ngang truyền được trong các môi trường

   A. Rắn và khí.                                            

   B. Chất rắn và bề mặt chất lỏng.

   C. Rắn và lỏng                                           

   D. Cả rắn, lỏng và khí.

Câu 39: Chu kì dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc          

A. khối lượng của con lắc.                 

B. chiều dài con lắc.                 

C. cách kích thích cho nó dao động.   

D. biên độ dao động.

Câu 40: Cường độ âm tại điểm A trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại A bằng:

   A. L = 60 dB.           B. L = 80 dB.                 

   C. L = 70 dB.            D. L = 50 dB.

 

…………………………………………..

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 3)

Câu 1:  Trong DĐ ĐH thì 

A. gia tốc và vận tốc cùng pha                                       

B. gia tốc và li độ cùng pha 

C. vận tốc và li độ cùng pha                                          

D. gia tốc và li độ ngược pha 

Câu 2: Đối với một đao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ là:

A. tần số góc.                B. tần số dao động.    

C.chu kỳ dao động.      D. pha của dao động.

Câu 3: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là

A. ωA.                       B.  ω2A.                     

C.  - ωA.                   D.  - ω2A.

Câu 4: Hai con lắc đơn có chiều dài lần lượt là l1 và l2, được treo ở trần một căn phòng, dao động điều hòa với chu kì tương ứng là 1,8 s và 2,0 s. Tỷ số Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 bằng

A. 0,81.                B. 1,11.                

C. 1,23.                D. 0,90.

Câu 5: Tần số dao động của con lắc đơn là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 6: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là: Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Biên độ dao động tổng hợp của hai động này là?

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 7: Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có:

    A.Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.

    B.Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.

    C.Cùng tần số và cùng pha.

    D.Cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.

Câu 8: Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 1cm. Trong vùng giao thoa, M là điểm các S1 và S2 lần lượt là 7cm và 12cm. Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng S1S2 có số vân giao thoa cực tiểu là

A. 6                   B. 3                            

C. 4                            D. 5

Câu 9: Các đặc tính sinh lí của âm gồm:

    A. Độ cao, âm sắc, năng lượng.                   

   B. Độ cao, âm sắc, cường độ

    C. Độ cao, âm sắc, biên độ                          

    D. Độ cao, âm sắc, độ to.

Câu 10: Sóng ngang là sóng:

    A.Lan truyền theo phương nằm ngang.

    B.Có các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang.

    C.Có các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

    D.Có các phần tử sóng dao động theo cùng phương với phương truyền sóng.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây là không đúng.

    A. Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.

    B. Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc .

    C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

    D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào tần số lực cưỡng bức.

Câu 12: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2πt) cm, chu kì dao động của chất điểm 

A. T = 1 s                     B. T = 2 s                  

C. T = 0,5 s                 D. T = 1 Hz

Câu 13: Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây

A. Sóng cơ học có tần số 10 Hz.

B. Sóng cơ học có tần số 30 kHz.

C. Sóng cơ học có chu kì Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 .   

D. Sóng cơ học có chu kì 2,0 ms.

Câu 14: Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc 

A. Tăng lên 2 lần.         B. Giảm đi 2 lần.        

C. Tăng lên 4 lần.         D. Giảm đi 4 lần.

Câu 15: Trong dao động điều hoà Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12, vận tốc biến đổi điều hoà theo phương trình

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 16: Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2 mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là bao nhiêu ?

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 17: Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 18: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12, trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Bước sóng là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 19: Một vật dao động điều hoà theo phương trình Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12cm, gia tốc của vật tại thời điểm t = 5s là

A. a = 0                                  B. a = 947,5 cm/s2.     

C. a = - 947,5 cm/s2              D. a = 947,5 cm/s.

Câu 20: Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực đàn hồi F mà lò xo tác dụng lên vật nhỏ của con lắc theo thời gian t. Tại t = 0,15s lực kéo về tác dụng lên vật có độ lớn là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

A. 4,43N                  B. 4,83N

C. 5,83N                  D. 3,43N

Câu 21: Một vật có khối lượng 100g gắn vào 1 lò xo có độ cứng k = 10 N/m. Kích thích cho quả cầu dao động với biên độ 4cm. Vận tốc cực đại của quả cầu là:

  A. 40cm/s                  B. 10 cm/s                  

  C. 0,4 cm/s                D. 4cm/s

Câu 22: Một vật dao động điều hoà với pt: Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Li độ của vật ở thời điểm t = 0,3(s) là:

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 23: Một con lắc đơn gồm hòn bi khối lượng m, treo vào 1 dây dài l = 1m, đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Bỏ qua ma sát và lực cản và lấy Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Chu kỳ dao động của con lắc khi dao động với biên độ nhỏ là:

A. 2s                             B. 1,5s                      

C.1s                          D. 2,5s

Câu 24: Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động điều hòa với chu kì 0,2 s và cơ năng là 0,18 J (mốc thế năng tại vị trí cân bằng); lấy Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Tại li độ Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12, tỉ số động năng và thế năng là

A. 3             B. 4            

C. 2             D.1

Câu 25: Một vật dao động điều hòa với biên độ A=4cm và chu kỳ T=2s. Chọn gốc thời gian là lúc nó qua vị trí cân bằng theo chiều âm, phương trình dao động của vật là:

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 26: Một vật tham gia đồng thời vào hai dao động điều hoà : Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Vận tốc cực đại của vật là bao nhiêu?

A. 125cm/s                         B. 251,2 cm/s         

C. 125 cm/s                         D. 80 cm/s

Câu 27: Một điểm A trên mặt nước dao động với tần số 100Hz. Trên mặt nước người ta đo được khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3cm. Khi đó vận tốc truyền sóng trên mặt nước là :

A. v = 50cm/s.              B. v = 50m/s.              

C. v = 5 cm/s.               D. v = 0,5cm/s.

Câu 28: Hai nguồn kết hợp S1,S2 cách nhau 12cm, có chu kì sóng là 0,2s. Vận tốc truyền sóng trong môi trường là 25cm/s. Số cực đại giao thoa trong khoảng S1S2( kể cả S1,S2) là:

A. 4                           B. 3                            

C. 5                           D. 7

Câu 29: Một dây đàn dài 60cm phát ra một âm có tần số 10Hz. Quan sát người ta thấy có 4 nút (gồm cả 2 nút ở 2 đầu dây) .Vận tốc truyền trên dây là:

 A. 4cm/s                    B.40cm/s                  

C.4m/s                      D.6m/s

Câu 30: Tại điểm A cách nguồn âm O một đoạn d = 1m có mức cường độ âm là LA  = 90dB, biết ngưỡng nghe của âm đó là:I= 10-12W/m2. Cường độ âm tại A là:

A.IA =10-2 W/m2                                  B. IA =10-3 W/m2            

C. IA =10-4W/m2                                 D. IA =10 8 W/m2

Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm 2021 có ma trận (20 đề) (ảnh 4)

……………………………………………

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 4)

Câu 1: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = Acos(ωt + φ) (A > 0; ω > 0). Pha của dao động ở thời điểm t là

A. ω

B. cos(ωt+φ)

C. (ωt+φ)

D. φ

Câu 2: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và thời gian là một:

A. Đường thẳng dốc xuống

B. Đường thẳng dốc lên

C. Đường elip

D. Đường hình sin

Câu 3: Một vật dao động điều hòa có phương trình Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là:

A. 1cm

B. 1,5cm

C. 0,5cm

D. −1cm

Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình li độ x = 5cosπt (cm). Tốc độ cực đại của vật bằng:

A. π(cm/s)

B. 5/π(cm/s)

C. 5π(cm/s)

D. 5(cm/s)

Câu 5: Sóng ngang là:

A. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương song song với phương truyền sóng

D. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo cả hai phương vuông góc và song song với phương truyền

Câu 6: Chọn phát biểu sai khi có sóng truyền qua: 

A. Các phần tử của môi trường chỉ dao động quanh vị trí cân bằng 

B. Pha dao động của chúng được truyền đi 

C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động 

D. Các phần tử chuyển dời theo sóng

Câu 7: Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110m/s và có bước sóng 0,25m. Tần số của sóng đó là: 

A. 50Hz 

B. 220Hz 

C. 440Hz 

D. 27, 5Hz

Câu 8: Một dây đàn hồi dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12với k là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8Hz đến 13Hz.

A. 8,5Hz 

B. 10Hz 

C. 12Hz 

Câu 9: Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li dộ dao động của phần tử tại M là 3cm thì li độ dao động của phần tử tại N là -3cm. Biên độ dao động sóng bằng 

A. 6cm 

B. 3cm 

C. Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 

D. Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 

Câu 10: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là: x1 = A1cos(ωt+φ1) và x2 = A2cos(ωt+φ2). Biên độ dao động A của vật được xác định bởi công thức nào sau đây?

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 11: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, có các phương trình dao động thành phần lần lượt là: Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Biên độ dao động của vật là:

A. 7cm

B. 10cm

C. 5,6cm

D. 9,85cm

Câu 12: Thuật ngữ âm “trầm” , “bổng” chỉ đặc tính nào của âm dưới đây? 

A. Ngưỡng của tai 

B. Âm sắc 

C. Độ cao 

D. Độ to

Câu 13: Một dây đàn dài 15cm, khi gảy phát ra âm cơ bản với tốc độ truyền sóng trên dây là 300m/s. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Bước sóng của âm phát ra trong không khí là:

A. 0,5m 

B. 1,24m 

C. 0,34m 

D. 0,68m

Câu 14: Dao động tắt dần là dao động có:

A. Li độ giảm dần theo thời gian

B. Thế năng luôn giảm theo thời gian

C. Biên độ giảm dần theo thời gian

D. Pha dao động luôn giảm dần theo thời gian

Câu 15: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên điều hòa với tần số f. Chu kì dao động của vật là:

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 16: Một tấm ván bắc qua một con mương có tần số dao động riêng là 0,5Hz. Một người đi qua tấm ván với bao nhiêu bước trong 12 giây thì tấm ván bị rung lên mạnh nhất?

A. 8 bước.

B. 6 bước.

C. 4 bước.

D. 2 bước.

Câu 17: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần, sau ba chu kì đầu tiên biên độ của nó giảm đi 10%. Phần trăm cơ năng còn lại sau khoảng thời gian đó là:

A. 6,3%

B. 81%

C. 19%

D. 27%

Câu 18: Đặc trưng vật lí nào của âm liên quan đến độ cao của âm? 

A. Tần số âm 

B. Cường độ âm 

C. Mức cường độ âm 

D. Đồ thị âm

Câu 19: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là: 

A. Âm thanh 

B. Nhạc âm. 

C. Hạ âm. 

D. Siêu âm.

Câu 20: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào các yếu tố 

A. Cường độ âm, độ to của âm 

B. Tính đàn hồi, mật độ môi trường và nhiệt độ của môi trường 

C. Tần số âm và nhiệt độ môi trường 

D. Tần số âm và cường to của âm

Câu 21: Con lắc đơn có chiều dài l, trong khoảng thời gian Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 thực hiện được 40 dao động. Nếu tăng chiều dài dây của dây treo thêm 19 cm, thì cũng trong khoảng thời gian trên con lắc chỉ thực hiện được 36 dao động. Chiều dài lúc đầu của con lắc là:

A. l=64cm

B. l=19cm

C. l=36cm

D. l=81cm

Câu 22: Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hòa với chu kì T1. Tại nơi có gia tốc trọng trường là Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12 Khi vật đi qua vị trí cân bằng dây treo bị vướng đinh tại vị trí 0,5l và con lắc tiếp tục dao động. Xác định chu kì dao động của con lắc đơn khi này?

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 23: Con lắc lò xo đang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật đi qua:

A. Vị trí mà lò xo có chiều dài lớn nhất.

B. Vị trí mà lò xo không bị biến dạng

C. Vị trí mà lực đàn hồi bằng không.

D. Vị trí cân bằng.

Câu 24: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa:

A. Cơ năng tỉ lệ thuận với li độ dao động

B. Cơ năng tỉ lệ nghịch với bình phương biên độ dao động

C. Cơ năng tỉ lệ nghịch với độ cứng của con lắc lò xo

D. Cơ năng tỉ lệ thuận với bình phương biên độ dao động

Câu 25: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x là

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 26: Tần số dao động của con lắc lò xo phụ thuộc vào:

A. Chiều dài của con lắc lò xo

B. Biên độ của dao động

C. Điều kiện kích thích ban đầu

D. Khối lượng của vật nặng

Câu 27: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng

A. 8 cm.

B. 14 cm.

C. 10 cm.

D. 12 cm.

Câu 28: Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố định có 2 bụng sóng khi: 

A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng. 

B. Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây. 

C. Chiều dài của dây bằng bước sóng. 

D. Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.

Câu 29: Một sợi dây AB dài 50cm. Đầu A dao động với tần số Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12. Đầu B cố định. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 1m/s. Hỏi điểm M cách A một khoảng 3,5cm là nút hay bụng thứ mấy kể từ A và trên dây có bao nhiêu nút, bao nhiêu bụng kể cả A và B.

A. M là nút số 4, trên dây có 50 nút - 50 bụng. 

B. M là bụng số 4, trên dây có 50 nút - 50 bụng. 

C. M là nút số 4, trên dây có 50 nút - 51 bụng. 

D. M là bụng số 4, trên dây có 51 nút - 50 bụng.

Câu 30: Quan sát trên một sợi dây thấy có sóng dừng với biên độ của bụng sóng là a. Tại điểm trên sợi dây cách bụng sóng một phần tư bước sóng có biên độ dao động bằng: 

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 31: Một sợi dây đàn hồi dài 30cm có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây với bước sóng 20cm và biên độ dao động của điểm bụng là 2cm. Số điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ 6mm là 

A. 8 

B. 6 

C. 3 

D. 4

Câu 32: Thế nào là 2 sóng kết hợp? 

A. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ. 

B. Hai sóng luôn đi kèm với nhau. 

C. Hai sóng có cùng phương, tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian. 

D. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn

Câu 33: Trong giao thoa sóng trên mặt nước, ta quan sát được hệ vân giao thoa gồm các gợn sóng có dạng: 

A. Parabol 

B. Elip 

C. Hyperbol 

D. Vòng tròn

Câu 34: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ rằng ánh sáng 

A. là sóng ngang.            

B. có bản chất sóng.  

C. gồm các hạt phôtôn.  

D. là sóng dọc.

Câu 35: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng  . Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

Bộ 20 Đề thi Vật Lí lớp 12

Câu 36: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng dao động với cùng biên độ cùng tần số và cùng pha. Ta quan sát được hệ các vân đối xứng. Bây giờ nếu biên độ của một nguồn giảm xuống nhưng vẫn dao động cùng pha với nguồn còn lại thì: 

A. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, hình dạng và vị trí của các vân giao thoa không thay đổi. 

B. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực tiểu ℓớn hơn và cực đại cũng lớn hơn. 

C. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, nhưng vị trí các vân cực đại và cực tiểu đổi chỗ cho nhau. 

D. Hiện tượng giao thoa vẫn xảy ra, vị trí các vân không đổi nhưng vân cực đại giảm xuống, vân cực tiểu tăng lên.

Câu 37: Để đo tốc độ âm trong gang, nhà vật lí Pháp Bi-ô đã dùng một ống gang dài 951,25m. Một người đập một nhát búa vào một đầu ống gang, một người ở đầu kia nghe thấy hai tiếng gõ, một tiếng truyền qua gang và một truyền qua không khí trong ống gang, hai tiếng ấy cách nhau 2,5s. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Tốc độ truyền âm trong gang là 

A. 180m/s. 

B. 3194m/s. 

C. 1452m/s.      

D. 2365m/s.

Câu 38: Một xưởng cơ khí có đặt các máy giống nhau, mỗi máy khi chạy phát ra âm có mức cường độ âm 80 dB. Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, mức cường độ âm của xưởng không được vượt quá 90 dB. Có thể bố trí nhiều nhất là bao nhiêu máy như thế trong xưởng. 

A. 20 máy                                     

B. 5 máy                                   

C. 10 máy                                

D. 15 máy

Câu 39: Tại một vị trí, nếu cường độ âm là I thì mức cường độ âm là L, nếu cường độ âm tăng lên 1000 lần thì mức cường độ âm tăng lên bao nhiêu? 

A. 1000dB        

B. 30dB  

C. 30B                    

D. 1000B

Câu 40: Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:

A. Dao động điều hòa thì tuần hoàn

B. Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng

C. Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm tan (hay cotan) của thời gian

D. Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 5)

Câu 1: Một con lắc đơn dao động điều hòa, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi lực căng dây treo có độ lớn bằng trọng lực tác dụng lên vật nhỏ thì:

A. động năng bằng thế năng của nó.

B. thế năng gấp hai lần động năng của nó.

C. thế năng gấp ba lần động năng của nó.

D. động năng của nó đạt giá trị cực đại.

Câu 2: Một con lắc đơn có chu kỳ dao động điều hòa là T. Khi giảm chiều dài con lắc 10cm thì chu kỳ dao động của con lắc biến thiên 0,1s. Chu kỳ dao động T ban đầu của con lắc là:

A. T=1,9s

B. T=1,95s

C. T=2,06s            

D. T=2s

Câu 3: Động năng và thế năng của một vật dao động điều hoà với biên độ A sẽ bằng nhau khi li độ của nó bằng :

A.x=A2

B. x = A

C. x=±A2

D. x=±A2

Câu 4: Trong các phương trình sau phương trình nào không biểu thị cho dao động điều hòa ?

A. x=5cosπtcm

B. x=3tsin(100πt+π6)cm

C. x=2sin2(2πt+π6)cm

D.  x=3sin5πt+3cos5πtcm

Câu 5: Li độ của vật dao động điều hòa phụ thuộc vào thời gian theo quy luật sau:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 1)

Phương trình dao động của vật là:

A. x=10cos50πtπ3cm

B. x=10cos100πt2π3cm

C. x=10cos100πt+π3cm

D. x=10cos50πt2π3cm

Câu 6: Chọn cụm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống. Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì .... càng giảm?

A. Biên độ sóng.

B. Tần số sóng.

C. Bước sóng.

D. Biên độ và năng lượng sóng.

Câu 7: Mối liên hệ giữa bước sóng , vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là:

A.  f=1T=vλ

B.   v=1f=Tλ

C.   λ=Tv=fv

D.  λ=Tv=vf

Câu 8: Tốc độ truyền sóng trong một môi trường:

 A. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng

B. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng.

C. Chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường.

D. Tăng theo cường độ sóng.

Câu 9: Tại một điểm trên mặt chất lỏng có một nguồn dao động với tần số 120Hz, tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Xét 5 gợn lồi liên tiếp trên một phương truyền sóng ở về một phía so với nguồn, gợn thứ nhất cách gợn thứ năm 0,5m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng:

A. 10m/s

B. 12m/s

C. 15m/s

D. 20m/s

Câu 10: Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ 0,04s. Vận tốc truyền sóng bằng 200cm/s. Hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau 6 cm, thì  có độ lệch pha:

A. 1.5 π

B. 1 π

C. 3,5 π

D. 2,5π

Câu 11: Một vật thực hiện đồng thời ba dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình x1=4cos10πt+π4cmx2=4cos10πt+7π12cm  và x3=6sin10πt+π12cm . Phương trình dao động tổng hợp của vật là:

A. x=10cos10πt+π12cm

B.x=23cos10πt+5π12cm

C.x=10cos10πt+5π12cm

D. x=23cos10πt+π12cm

Câu 12: Dao động tắt dần là dao động có:

A. Li độ giảm dần theo thời gian

B. Thế năng luôn giảm theo thời gian

C. Biên độ giảm dần theo thời gian

D. Pha dao động luôn giảm dần theo thời gian

Câu 13: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 14: Cho hai dao động điều hoà với li độ x1 và x2 có đồ thị như hình vẽ. Tổng tốc độ của hai dao động ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất là:

A. 140πcm/s

B. 200πcm/s

C. 280πcm/s

D. 20πcm/s

Câu 15: Một con lắc dao động tắt dần trong môi trường với lực ma sát rất nhỏ. Cứ sau mỗi chu kì, phần năng lượng của con lăc bị mất đi 6%. Trong một dao động toàn phần biên độ giảm đi bao nhiêu phần trăm?

A. 3%

B. 4%

C. 6%

D. 1,6%

Câu 16: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây, theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây ở các thời điểm t và. Chu kì của sóng là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 2)

A.   0,9s

B.    0,4s

C.    0,6s

D.   0,8s

Câu 17: Sóng âm là

A. Sóng cơ học truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí, chân không

B. Sóng cơ học truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí

C. Sóng ngang truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí

D. Sóng dọc truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí

Câu 18: Con người có thể nghe được âm có tần số

A. trên 20kHz.          

B. từ 16MHz đến 20MHz.

C. dưới 16Hz.           

D. từ 16Hz đến 20kHz

Câu 19: Vận tốc truyền âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?

A. Nước nguyên chất.

B. Kim loại.

C. Khí hiđrô.

D. Không khí

Câu 20: Các đặc trưng vật lý của âm:

A. Tần số và cường độ âm.

B. Cường độ âm và âm sắc.

C. Đồ thị dao động và độ cao.

D. Độ to và mức cường độ âm

Câu 21: Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 2 đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?

A. Biên độ, tần số.

B. Biên độ, gia tốc.

C. Vận tốc, tần số.

D. Li độ, vận tốc.

Câu 22: Một vật đang dao động điều hoà, khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. Vật chuyển động nhanh dần đều

B. Vật chuyển động chậm dần đều

C. Gia tốc cùng hướng với chuyển động

D. Gia tốc có độ lớn tăng dần

Câu 23: Một vật dao động điều hòa với biên độ A quanh vị trí cân bằng 0, thời gian ngắn nhất để vật di chuyển từ vị trí có ly độ x = -A2  đến vị trí có ly độ x = A là 12s, chu kỳ dao động:

A. 1,5s

B. 2s

C. 3s

D. 1s

Câu 24: Một con lắc lò xo dao động điều hòa, nếu ta giảm khối lượng vật nặng đi 2 lần và giảm độ cứng 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ:

A. Tăng 2 lần

B. Giảm 2 lần

C. Tăng 4 lần

D. Giảm 4 lần

Câu 25: Một lò xo có độ cứng k = 25(N/m). Một đầu của lò xo gắn vào điểm O cố định. Treo vào lò xo hai vật có khối lượng m = 100g và ∆m = 60g. Tính độ dãn của lò xo khi vật cân bằng và tần số góc dao động của con lắc.

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 3)

Câu 26: Hai âm có âm sắc khác nhau là do chúng có:

A. Cường độ khác nhau

B. Các hoạ âm có tần số và biên độ khác nhau

C. Biên độ khác nhau

D. Tần số khác nhau

Câu 27: Các đặc trưng sinh lý của âm gồm:

A. Độ to của âm và cường độ âm.

B. Độ cao của âm và cường độ âm

C. Độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm.

D. Độ cao của âm và âm sắc

Câu 28: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng:

A. Một số nguyên lần bước sóng.

B. Một nửa bước sóng.

C. Một bước sóng.

D. Một phần tư bước sóng.

Câu 29: Quan sát sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, người ta đo được khoảng cách giữa 3 nút sóng liên tiếp là 100cm. Biết tần số của sóng truyền trên dây bằng 50Hz, vận tốc truyền sóng trên dây là:

A. 50 m/s

B. 100 m/s

C. 25 m/s

D. 75 m/s

Câu 30: Sợi dây AB=21cm với đầu B tự do gây ra tại A một sóng ngang có tần số f. Tốc độ truyền sóng trên dây là v=4m/s , muốn có 8 bụng sóng thì tần số dao động phải là bao nhiêu?

A.f=7,14Hz

B.f=71,4Hz

C.f=714Hz

D.f=74,1Hz

Câu 31: Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ A. Khi tăng độ cứng của lò xo lên 4 lần và giảm biên độ dao động 2 lần thì cơ năng của con lắc sẽ:

A. Không đổi

B. Tăng bốn lần

C. Tăng hai lần

D. Giảm hai lần

Câu 32: Một con lắc đơn chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động của con lắc được tính:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 4)

Câu 33: Một con lắc đơn dao động với tần số f. Nếu tăng khối lượng của con lắc lên 2 lần thì tần số dao động của con lắc đơn là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 5)

Câu 34: Một con lắc đơn dao động với phương trình  (cm) (t tính bằng giây). Tần số dao động của con lắc là

A. 1Hz

B. 2Hz

C. πHz

D. 2πHz

Câu 35: Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng 100g, chiều dài dây l = 40cm. Kéo vật lệch khỏi VTCB để dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 300 rồi buông tay. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật khi qua vị trí góc α=150 có độ lớn là:

A. 0,894m/s

B. 0,632m/s

C. 0,466m/s

D. 0,266m/s

Câu 36: Chọn phát biểu đúng:

A. Quãng đường vật đi được trong một chu kì dao động là 2A

B. Độ dời lớn nhất của vật trong quá trình dao động là A

C. Độ dài quỹ đạo chuyển động của vật là 4A

D. Quãng đường vật đi được trong nửa chu kì dao động là  A2

Câu 37: Có hiện tượng gì xảy ra khi một sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng?

A. Sóng vẫn tiếp tục truyền thẳng qua khe.

B. Sóng gặp khe phản xạ trở lại.

C. Sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới.

 D. Sóng gặp khe rồi dừng lại.

Câu 38: Biểu thức nào sau đây xác định vị trí các cực đại giao thoa với 2 nguồn cùng pha?

A.  d2d1=k+12λ

B.   d2d1=kλ2

C.   d2d1=kλ

D.  d2d1=k-12λ

Câu 39: Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, tốc độ truyền sóng là 3,6m/s, A là điểm dao động với biên độ cực đại và B là điểm dao động với biên độ cực tiểu gần A nhất, biết AB=4cm. Cần rung có tần số bằng bao nhiêu?

A. 28,8 Hz

B. 90 Hz

C. 22,5 Hz

D. 45 Hz

Câu 40: Trong giao thoa sóng trên mặt nước, ta quan sát được hệ vân giao thoa gồm các gợn sóng có dạng:

A. Parabol

B. Elip

C. Hyperbol

D. Vòng tròn

 

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 36)

----------------------------

Câu 1: Chọn B

Trong dao động điều hòa của con lắc đơn thì

1cosα=2sin2α2α221cosαα22T=mg(3cosα2cosα0)P=mg(3cosα2cosα0)=131α2221α022=1α02α2=32(1)W=12mglα02Wt=12mglα2WWt=α02α2=32Wd+WtWt=32Wt=2Wd

Câu 2: Chọn C

Khi chiều dài của con lắc là l: T=2πlg

Khi chiều dài của con lắc giảm 10cm:T'=2πl0,1g

Ta có: 2πlg2πl0,1g=0,1l=1,08mT=2πlg=2,06s

Câu 3: Chọn D

Câu 4: Chọn B

Phương trình x=3tsin(100πt+π6)cm  không biểu thị cho dao động điều hòa vì biên độ trong phương trình này không phải là hằng số (A=3t)

Câu 5: Chọn B

Từ đồ thị ta xác định được:

+ Biên độ dao động A=10cm

+ Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí có li độ x=−5cm đến VTCB là 1026s

T12=1026

=> Chu kì dao động T=0,02s

=> Tần số góc ω=2πT=2π0,02=100πrad/s

+ Tại thời điểm t=0, vật đi qua vị trí x=5cm=A2 theo chiều dương

x0=Acosφ=A2v=ωAsinφ>0φ=2π3

Vậy phương trình dao động của vật là: x=10cos100πt2π3cm

Câu 6: Chọn D

Khi sóng cơ truyền càng xa nguồn thì biên độ và năng lượng sóng càng giảm

Câu 7: Chọn A

Ta có:λ=vf=vT

Câu 8: Chọn C

Tốc độ truyền sóng v : là tốc độ lan truyền  dao động trong môi trường

Phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền (tính đàn hồi và mật độ môi trường): vR>vL>vK

Câu 9: Chọn C

Khoảng cách giữa 5 gợn lồi (ngọn sóng) là: 

 4λ=0,5m=>λ=0,125mλ=vfv=λf=0,125.120=15m/s

Câu 10: Chọn A

Bước sóng: λ=vT=200.0,04=8cm

Độ lệch pha của hai dao động tại hai điểm là:

Δφ=2πdλ=2π68=32π

Câu 11: Chọn D

Dao động thành phần:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 6)

Phương trình dao động tổng hợp x=x1+x2+x3

Ta thấy:  x2,x3dao động ngược pha nhau

Ta suy ra: x23=x2+x3=2cos10πt5π12cm x=x1+x23

Độ lệch pha: Δφ=π4+5π12=2π3(rad)

+ Biên độ dao động tổng hợp: A=A12+A232+2A1A23cosΔφ=42+22+2.4.2cos2π3=23cm

+ Pha của dao động tổng hợp: 

tanφ=A1sinφ1+A23sinφ23A1cosφ1+A23cosφ23=4.sinπ4+2.sin5π124.cosπ4+2cos5π12=23φ=150=π12

 => Phương trình dao động tổng hợp: x=23cos10πt+π12cm

Câu 12: Chọn C

Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 13: Chọn C

A - sai vì dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì

B - sai vì biên độ của lực cưỡng bức F0 = Aω

C - đúng

D - sai vì dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức

Câu 14: Chọn B

Phương trình chất điểm 1 : x1=8cos20πtπ2cm

Phương trình chất điểm 2 là : x2=6cos20πt+πcm

Hai chất điểm vuông pha : A=A12+A22=10

Vận tốc lớn nhất : vmax=ω.A=20π.10=200πcm/s

Câu 15: Chọn A

Ta có: ΔWW=2ΔAA=6%ΔAA=3%

Vậy trong một dao động toàn phần biên độ giảm đi 3%

Câu 16: Chọn D

Từ đồ thị dao động sóng ta có:  Δx=3ô; λ=8ô

Vận tốc truyền sóng: v=ΔxΔt=3ô0,3

Chu kì dao động sóng: T=λv=8ô3ô0,3=0,8s

Câu 17: Chọn B

Sóng âm là những sóng cơ học truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn.

Sóng âm trong môi trường lỏng, khí là sóng dọc; trong môi trường rắn là sóng dọc hoặc sóng ngang.

Âm không truyền được trong chân không.

Câu 18: Chọn D

Con người có thể nghe được âm có tần số từ 16Hz đến 20kHz

Câu 19: Chọn B

Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường.

vR>vL>vK

Câu 20: Chọn A

Các đặc trưng vật lí của sóng âm: tần số, vận tốc, bước sóng, năng lượng âm, cường độ âm và mức cường độ âm.

Câu 21: Chọn A

x=Acos(ωt + φ)

A: biên độ dao động

Tần số f: Là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.

Vận tốc: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 6)

Gia tốc: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 7)

Ta nhận thấy li độ x, vận tốc, gia tốc luôn biến đổi

A,f không đổi

Câu 22: Chọn C

Khi vật chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng, ta có:

+ vận tốc tăng

+ li độ giảm

=> Vật chuyển động nhanh dần, gia tốc có độ lớn giảm dần

Mặt khác: gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng

Câu 23: Chọn A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 9)

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 10)

Câu 24: Chọn B

Ta có, tần số dao động của con lắc lò xo:[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 11)

=> Khi giảm khối lượng 2 lần và độ cứng giảm 8 lần thì tần số dao động sẽ giảm 2 lần.

Câu 25: Chọn B

 

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 12)

 

Câu 26: Chọn B

Hai âm có âm sắc khác nhau khi chúng có các họa âm có tần số và biên độ khác nhau

Câu 27: Chọn C

Các đặc trưng sinh lý của âm gồm: độ cao, độ to và âm sắc

Câu 28: Chọn D

Khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là λ4

Câu 29: Chọn A

+ Khoảng cách giữa 3 nút liền kề là  2λ2=100λ=100cm=1m

+ Vận tốc truyền sóng:v=λf=1.50=50m/s

Câu 30: Chọn B

Ta có: Đầu B tự do và A cố định

 AB=2k+1λ4 với số bụng sóng bằng k+1

=> Muốn có 8 bụng sóng tức là k=7 thì 

λ=4.AB2k+1=4.AB15=5,6(cm)f=vλ=45,6.102=71,4(Hz)

Câu 31: Chọn A

Ta có, cơ năng của con lắc lò xo: W=12kA2

=> Khi tăng độ cứng của lò xo lên 4 lần và giảm biên độ dao động 2 lần thì cơ năng của con lắc vẫn không thay đổi

Câu 32: Chọn A

 [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 14)

Câu 33: Chọn B

Câu 34: Chọn A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 16)

Câu 35: Chọn A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 17)

Câu 36: Chọn B

A – sai vì: Quãng đường vật đi trong một chu kỳ dao động là 4A

B – đúng

C – sai vì:  Độ dài quỹ đạo chuyển động của vật là 2A

D – sai vì: Quãng đường vật đi được trong nửa chu kỳ dao động là 2A

Câu 37: Chọn C

Khi sóng mặt nước gặp một khe chắn hẹp có kích thước nhỏ hơn bước sóng thì sóng truyền qua khe giống như một tâm phát sóng mới

Câu 38: Chọn C

Vị trí các cực đại giao thoa với 2 nguồn cùng pha Δφ=0:d2d1=kλ

Câu 39: Chọn C

+ Khoảng cách giữa 1 cực đại và 1 cực tiểu gần nhất là λ4

AB=λ4=4λ=16cm

+ Cần rung có tần số là:  f=vλ=3,60,16=22,5Hz

Câu 40: Chọn C

Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa

…………………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 6)

Câu 1: Khi nói về dao động điều hoà của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc của vật luôn ngược chiều nhau

B. Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động nhanh dần

C. Gia tốc luôn hướng về vị trí biên

D. Véctơ gia tốc của vật luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ

Câu 2: Chọn phương án sai. Gia tốc trong dao động điều hòa

A. Luôn hướng về vị trí cân bằng

B. Ngược pha so với li độ

C. Có giá trị lớn nhất khi khi li độ bằng 0

D. Nhanh pha  π2so với vận tốc

Câu 3: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với biên độ 5cm, chu kỳ 2s. Tại thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

 

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 18)

 

Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương trình [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 9)  . Xác định thời gian vật chuyển động từ thời điểm t=0,75s đến khi vật có li độ x = -4 cm lần thứ 2?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 20)

Câu 5: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

A. Tốc độ truyền sóng

B. Tần số sóng

C. Bước sóng.

D. Năng lượng.

Câu 6: Một nguồn dao động đặt tại điểm O trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uO=Acosωt . Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng  tới điểm M cách O một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là:

A. uM=Acosωt

B. uM=Acosωtπxλ

C.uM=Acosωt+πxλ

D.uM=Acosωt2πxλ

Câu 7: Sóng cơ có tần số 120Hz truyền trong môi trường với vận tốc 180m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau:

A. 1,5 m

B. 3 m

C. 0,75 m

D. 0,375 m

Câu 8: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz. Người ta thấy hai điểm A, B trên sợi dây cách nhau 200cm dao động cùng pha và trên đoạn dây AB có hai điểm khác dao động ngược pha với A. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

A. 500cm/s

B. 1000m/s

C. 500m/s

D. 250cm/s

Câu 9: Một con lắc lò xo dao động điều hòa có biên độ A, vật ở vị trí biên khi lò xo ở vị trí:

A. Vị trí mà lò xo có chiều dài lớn nhất hoặc ngắn nhất

B. Vị trí mà lò xo không bị biến dạng.

C. Vị trí mà lực đàn hồi bằng không.

D. Vị trí cân bằng.

Câu 10: Con lắc lò xo treo thẳng đứng có độ cứng k, khối lượng m,  là độ dãn của lò xo khi ở vị trí cân bằng, g là gia tốc trọng trường. Chu kì và độ dãn của con lắc lò xo tại vị trí cân bằng là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 21)

Câu 11: Một con lắc lò xo dao động điều hòa gồm vật có khối lượng m, lò xo có độ cứng k = 80N/m. Biết con lắc dao động với tần số f=10π  (Hz). Khối lượng m của vật nặng có giá trị là:

A. 2 kg

B. 200 g

C. 3,2 kg

D. 320 g

Câu 12: Treo một vật có khối lượng m1 vào con lắc lò xo có độ cứng k thì nó dao động với chu kì T1. Nếu treo quả nặng có khối lượng m2 vào lò xo trên thì nó dao động với chu kì T2. Khi treo cả hai vật vào lò xo thì chúng sẽ dao động với chu kì

A. T = T1 + T2

B. T=T12 + T22

C. T=T1 + T2

D. T=T12 + T22

Câu 13: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa một cực đại và một cực tiểu ngay sát nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu?

A. Bằng hai lần bước sóng.

B. Bằng một bước sóng.

C. Bằng một nửa bước sóng.

D. Bằng một phần tư bước sóng

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.

B. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.

C. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.

D. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha.

Câu 15: Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng cách nhau 10(cm) có hai nguồn phát sóng theo phương thẳng đứng với các phương trình : u1=0,2.cos50πtcm và u1=0,2.cos50πt+πcm .  Vận tốc truyền sóng là 0,5 (m/s). Coi biên độ sóng không đổi. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB ?

A. 8

B. 9

C. 10

D. 11

Câu 16: Hai nguồn sóng kết hợp giống hệt nhau được đặt cách nhau một khoảng cách x trên đường kính của một vòng tròn bán kính R (x < R) và đối xứng qua tâm của vòng tròn. Biết rằng mỗi nguồn đều phát sóng có bước sóng λ và x=9λ. Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn là:

A. 17

B. 34

C. 19

D. 38

Câu 17: Tại một nơi xác định, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:

A. Căn bậc hai chiều dài con lắc.

B. Chiều dài con lắc.

C. Căn bậc hai gia tốc trọng trường.

D. Gia tốc trọng trường.

Câu 18: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0 nhỏ. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là m, chiều dài dây treo là l, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là:

A. 2mglα02

B. 12mglα02

C. 14mglα02

D. mglα02

Câu 19: Con lắc đơn dao động điều hòa có s0 = 4cm, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Biết chiều dài của dây là l = 1m. Hãy viết phương trình dao động biết lúc t = 0 vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 22)

Câu 20: Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8m/s2. Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 60. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90g và chiều dài dây treo là 1m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ:

A. 6,8.10-3J

B. 3,8.10-3J

C. 5,8.10-3J

D. 4,8.10-3J

Câu 21: Sóng dừng xảy ra trên dây đàn hồi cố định có 1 bụng sóng khi:

A. Chiều dài của dây bằng một phần tư bước sóng.

B. Chiều dài bước sóng gấp đôi chiều dài của dây.

C. Chiều dài của dây bằng bước sóng.

D. Chiều dài bước sóng bằng một số lẻ chiều dài của dây.

Câu 22: Trên một sợi dây có chiều dài l , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là:

A.v2l

B.v4l

C.2vl

D.  vl

Câu 23: Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng bao nhiêu?

A. 44Hz

B. 20Hz

C. 33Hz

D. 24,5Hz

Câu 24: Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng bao nhiêu? Biết sóng truyền trên dây có bước sóng  λ=4m 

A. 4k (m) với k  Z

B. 1 (m)

C. 2 (m)

D. 4 (m)

Câu 25: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:

A. Với tần số bằng tần số dao động riêng

B. Mà không chịu ngoại lực tác dụng

C. Với tần số lớn hơn tần số dao động riêng

D. Với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

Câu 26: Chọn phát biểu đúng: Dao động duy trì của một hệ là dao động tắt dần mà người ta đã:

A. Kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt dần

B. Tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với tần số bất kỳ vào vật dao động

C. Cung cấp cho hệ sau mỗi chu kì một phần năng lượng đúng bằng phần năng lượng tiêu hao do masát

D. Làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.

Câu 27: Dao động của con lắc đồng hồ là

A. dao động tắt dần

B. dao động cưỡng bức

C. dao động điện từ

D. dao động duy trì

Câu 28: Thực hiện thí nghiệm về dao động cưỡng bức như hình bên. Năm con lắc đơn (1); (2); (3); (4) và M (con lắc điều khiển) được treo trên một sợi dây. Ban đầu hệ đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Kích thích M dao động nhỏ trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng hình vẽ thì các con lắc còn lại dao động theo. Con lắc dao động sớm nhất là

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 23)

A. con lắc (4)      

B. con lắc (3)      

C. con lắc (1)

D. con lắc (2)

Câu 29: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về sóng âm

A. Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí

B. Trong cả 3 môi trường rắn, lỏng, khí sóng âm luôn là sóng dọc

C. Trong chất rắn sóng âm có cả sóng dọc và sóng ngang

D. Âm thanh có tần số từ 16 Hz đến 20 kHz

Câu 30: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I, biết cường độ âm chuẩn là I0 . Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 24)

Câu 31: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kỳ không đổi và bằng 0,08s. Âm do lá thép phát ra là

A. âm mà tai người nghe được

B. nhạc âm

C. hạ âm

D. siêu âm

Câu 32: Khi âm thanh truyền từ không khí vào nước, bước sóng và tần số của âm thanh có thay đổi không?

A. Bước sóng thay đổi, nhưng tần số không thay đổi.

B. Bước sóng và tần số cùng không thay đổi.

C. Bước sóng không thay đổi còn tần số thay đổi.

D. Bước sóng thay đổi và tần số cũng thay đổi

Câu 33: Đối với âm cơ bản và họa âm bậc 2 của cùng 1 dây đàn phát ra thì

A. Họa âm bậc 2 có cường độ lớn gấp 2 lần cường độ âm cơ bản

B. Tần số họa âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản

C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm bậc 2

D. Vận tốc truyền âm cơ bản gấp đôi vận tốc truyền họa âm bậc 2

Câu 34: Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0 một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử M và O dao động lệch pha nhau?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 25)

Câu 35: Chọn phương án đúng trong các phương án dưới đây:

A. Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng nhỏ

B. Cảm giác nghe cao hay thấp chỉ phụ thuộc vào cường độ âm

C. Cùng một cường độ âm tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm

D. Độ to là đặc trưng vật lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Câu 36: Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là

A. A1 + A2

B.  | A1 - A2|

C. A12 - A22

D. A12 + A22

Câu 37: Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = 5cos(2πt + 0,75π) (cm) và x2 = 10cos(2πt + 0,5π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng:

A. 0,25π

B. 1,25π

C. 0,50π

D. 0,75π

Câu 38: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có biên độ lần lượt là A1 = 6 cm và A2 = 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp A của vật không thể có giá trị nào sau đây ?

A. A = 24 cm

B. A = 12 cm

C. A = 18 cm

D. A = 6 cm

Câu 39: Một vật khối lượng m = 500g được gắn vào đầu một lò xo nằm ngang. Vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số lần lượt có phương trình  x1=6cos10tπ2 cmvà x2=8cos10t  cm . Năng lượng dao động của vật nặng bằng

A. 250J

B. 2,5J

C. 25J

D. 0,25J

Câu 40: Chọn câu trả lời đúng. Để phân loại sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào: 

A. Tốc độ truyền sóng và bước sóng.

B. Phương truyền sóng và tần số sóng.

C. Phương truyền sóng và tốc độ truyền sóng.

D. Phương dao động và phương truyền sóng

 

-------------------------------------------------

 

Câu 1: Chọn D

A – sai vì: Gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng, vận tốc trong 1 chu kì đổi chiều 2 lần

B – sai vì: Chuyển động của vật từ VTCB ra biên là chuyển động chậm dần

C – sai vì: Gia tốc luôn hướng về VTCB

D - đúng

Câu 2: Chọn C

C – sai vì: Gia tốc có giá trị lớn nhất khi vật ở vị trí biên

Câu 3: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 26)

Câu 4: Chọn A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 27)

Câu 5: Chọn B

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì tần số sóng không thay đổi

Câu 6: Chọn D

Phương trình sóng tại M cách O một khoảng x là:

uM=Acosω(txv)=Acosωt2πxλ

Câu 7: Chọn A

+ Ta có: Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau là 1 bước sóng.

+ Lại có bước sóng: λ=vf=180120=1,5m

Câu 8: Chọn C

2 điểm A, B dao động cùng pha và trên AB có 2 điểm khác dao động ngược pha với A.

AB=2λ=200cmλ=100cm

Ta có tốc độ truyền sóng: v=λf=100.500=50000cm/s=500m/s

Câu 9: Chọn A

A - vị trí lò xo có chiều dài lớn nhất hoặc ngắn nhất ứng với vị trí x= ±A

B, C - vị trí có li độ x=−Δl ứng với con lắc treo thẳng đứng hoặc nằm trên mặt phẳng nghiêng, x=0 ứng với con lắc lằm ngang

D - vị trí có li độ x=0

Câu 10: Chọn A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 28)

Câu 11: Chọn B

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 29)

Câu 12: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 30)

Câu 13: Chọn D

Khoảng cách giữa 1 cực đại và 1 cực tiểu gần nhất là λ4

Câu 14: Chọn D

Hai sóng là hai sóng kết hợp tức là hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian (hoặc hai sóng cùng pha).

Câu 15: Chọn C

Bước sóng : λ=vT=v2πω=0,5.2π50π=0,02(m)=2cm

Ta thấy A, B là hai nguồn dao động ngược pha nên số điểm dao động cực đại thoã mãn :

ABλ12<k<ABλ1210212<k<102125,5<k<4,5k=5;±4;±3;±2;±1;0

=> Có 10 điểm

Câu 16: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 31)

Cách 1:  Xét điểm M trên AB AB=2x=18λ

Ta có: AM=d1BM=d2

Để M là vân cực đại: 

d2d1=kλd2+d1=9λd1=4,50,5kλ

Ta có:

0d19λ04,50,5kλ9λ9k9

Số điểm dao động cực đại trên AB  là 19 điểm kể cả hai nguồn A, B.

Nhưng số đường cực đại cắt đường tròn chỉ có 17 vì vậy,

Số điểm dao động cực đại trên vòng tròn là 34

Câu 17: Chọn A

Ta có chu kì dao động của con lắc đơn: T=2πlg

=> Chu kì dao động của con lăc đơn tỉ lệ thuận với căn bậc 2 chiều dài con lắc và tỉ lệ nghịch với căn bậc hai gia tốc trọng trường

Câu 18: Chọn B

Cơ năng của con lắc đơn dao động điều hòa được xác định bởi biểu thức:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 32)

Câu 19: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 33)

Câu 20: Chọn D

Ta có: Cơ năng của con lắc đơn dao động điều hòa:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 34)

Câu 21: Chọn B

Điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:

l=kλ2 (kN)

Có 1 bụng sóng khi  k=1=>λ=2l

Câu 22: Chọn A

Điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:

l=kλ2 (kN)

Số bụng sóng = số bó sóng=k=1

l=λ2 = v2ff=v2l

Câu 23: Chọn B

Khi B tự do thì:l=(2k+1)λ14=(2k+1)v4f1

Khi B cố định thì: l=kλ22=kv2f2f2=2kf12k+1

Vì trên dây có 6 nút nên k = 5

Vậy: f2=2.5.222.5+1=20(Hz)

Câu 24: Chọn C

Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền kề của sóng dừng là λ2=42=2m

Câu 25: Chọn A

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng của vật

Câu 26: Chọn C

Dao động duy trì là dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng.

Câu 27: Chọn D

Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì

Câu 28: Chọn C

Vì (1) gần M nhất nên con lắc (1) dao động sớm nhất

Câu 29: Chọn B

Sóng âm trong môi trường lỏng, khí là sóng dọc; trong môi trường rắn là sóng dọc hoặc sóng ngang.

Câu 30: Chọn D

L=logII0(B)=10logII0(dB)

Câu 31: Chọn C

Tần số âm do lá thép phát ra:  

f=1T=10,08=12,5Hz

f<20Hznên âm đó là hạ âm

Câu 32: Chọn A

Khi âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì vận tốc truyền âm thay đổi, bước sóng của sóng âm thay đổi còn tần số của âm thì không thay đổi.

Câu 33: Chọn B

Họa âm bậc n có: fn= nf1

Họa âm bậc 2:f2= 2f1

Câu 34: Chọn C

Từ đồ thị ta có:

+ Bước sóng: λ=8  ô

+ Khoảng cách từ O đến M là  Δx=3 ô

=> Độ lệch pha giữa M và O là:

Δφ=2πxλ=2π.3ô8ô=3π4rad

Câu 35: Chọn C

A – sai vì: Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to

B – sai vì: Cảm giác cao hay thấp phụ thuộc vào tần số âm

C – đúng

D – sai vì: Độ to là đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào tần số âm và mức cường độ âm

Câu 36: Chọn A

Vi hai dao động cùng phương và cùng tần số và cùng pha nên biên độ dao động tổng hợp bằng:

A = A1 + A2

Câu 37: Chọn A

Ta có độ lệch pha giữa hai dao động 

Δφ=0,75π0,5π=0,25π

Câu 38: Chọn A

Biên độ dao động tổng hợp thỏa mãn điều kiện: 

|A1A2|AA1+A26A18

Biên độ dao động tổng hợp A của vật không thể là 24cm

Câu 39: Chọn D

Dao động của vật là tổng hợp hai dao động thành phần, có biên độ :

A=A12+A22+2A1A2cosφ1φ2=62+82=10cm

Tần số góc ωω = 10 rad/s

Vật có m = 500g = 0,5kg.

Năng lượng dao động của vật là:

W=12mω2A2=12.0,5.102.0,12=0,25J

Câu 40: Chọn D

Sóng dọc: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Sóng ngang: là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

=> Để phân biệt sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng.

……………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 7)

Câu 1: Trong dao động điều hoà

A. Gia tốc biến đổi điều hoà cùng pha so với li độ.

B. Gia tốc biến đổi điều hoà ngược pha so với li độ

C. Gia tốc biến đổi điều hoà sớm pha π/2 so với li độ

D. Gia tốc biến đổi điều hoà chậm pha π/2 so với li độ

Câu 2: Véc tơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn

A. hướng ra xa vị trí cân bằng. 

B. cùng hướng chuyển động.

C. hướng về vị trí cân bằng.   

D. ngược hướng chuyển động.

Câu 3: Một vật dao động điều hòa có phương trình: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Lấy [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Tốc độ của vật khi có li độ (x = 3cm ) là :

A. 50,24(cm/s)

B. 2,512(cm/s)

C. 25,12(cm/s)

D. 12,56(cm/s)

Câu 4: Vật dao động điều hòa với phương trình [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Vào lúc t = 0,5s thì vật có li độ và vận tốc là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 5: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa. Biên độ dao động phụ thuộc vào:

A. Độ cứng lò xo

B. Khối lượng vật nặng

C. Điều kiện kích thích ban đầu.

D. Gia tốc của sự rơi tự do.

Câu 6: Một con lắc lò xo dao động điều hòa và vật đang chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì:

A. Năng lượng của vật đang chuyển hóa từ thế năng sang động năng

B. Thế năng tăng dần và động năng giảm dần

C. Cơ năng của vật tăng dần đến giá trị lớn nhất

D. Thế năng của vật tăng dần nhưng cơ năng của vật không đổi

Câu 7: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự phụ thuộc của chu kì vào khối lượng của con lắc lò xo dao động điều hòa?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

A. Đồ thị A

B. Đồ thị B

C. Đồ thị C

D. Đồ thị D

Câu 8: Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng

A. 8 cm.

B. 14 cm.

C. 10 cm.

D. 12 cm.  

Câu 9: Một con lắc đơn chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Chu kỳ dao động của con lắc được tính:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 10: Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m, dây treo dài l. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một góc α0 rồi thả cho vật dao động. Biểu thức xác định vận tốc tại vị trí α bất kì là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 11: Con lắc đơn dao động điều hòa với phương trình [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề), t tính theo đơn vị giây. Tại thời điểm t = 0,125s thì pha dao động của con lắc là :

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 12: Tại một nơi xác định, hai con lắc đơn có độ dài và , dao động điều hoà với chu kì tương ứng và . Tỉ số [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) bằng:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Cơ năng của vật dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.

B. Biên độ của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực. 

Câu 14: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 15: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:

A. Với tần số bằng tần số dao động riêng

B. Mà không chịu ngoại lực tác dụng

C. Với tần số lớn hơn tần số dao động riêng

D. Với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.

Câu 16: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước dài 45cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3s. Để nước trong xô bị dao động mạnh nhất người đó phải đi với tốc độ

A. 3,6m/s.

B. 4,2km/s.

C. 4,8km/h.

D. 5,4km/h.

Câu 17: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần só có phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt+φ1) và x2 = A2cos(ωt+φ2). Pha ban đầu của vật được xác định bởi công thức nào sau đây?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 18: Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = 5cos(2πt + 0,75π) (cm) và x2 = 10cos(2πt + 0,5π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng:

A. 0,25π

B. 1,25π

C. 0,50π

D. 0,75π 

Câu 19: Xét hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình dao động lần lượt là [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Pha ban đầu của dao động tổng hợp là:

A. −400

B. 400

C. −300

D. 300

Câu 20: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ vị trí có li độ [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) đến vị trí [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề), chất điểm có tốc độ trung bình là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 21: Sóng cơ truyền được trong các môi trường 

A. khí, chân không và rắn. 

B. lỏng, khí và chân không. 

C. chân không, rắn và lỏng. 

D. rắn, lỏng và khí

Câu 22: Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Nhận định nào sau đây là đúng

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 23: Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó, điểm N đang chuyển động:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

A. Đi xuống

B. Đứng yên

C. Chạy ngang

D. Đi lên

Câu 24: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt nước với tốc độ 25cm/s. Phương trình sóng tại nguồn là [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Vận tốc của phần tử vật chất tại điểm M cách O một khoảng 25cm tại thời điểm [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 25: Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu. Hai nguồn sóng đó dao động: 

A. Lệch pha nhau góc [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

B. Cùng pha nhau 

C. Ngược pha nhau 

D. Lệch pha nhau góc [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 26: Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau cách nhau [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 1,2 (cm). Số đường cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn là:

A. 11 

B. 12 

C. 13 

D. 14

Câu 27: Hai nguồn phát sóng kết hợp A và B trên mặt chất lỏng dao động theo phương trình: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng 1m/s. I là trung điểm của AB. M là điểm nằm trên đoạn AI, N là điểm nằm trên đoạn IB. Biết [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Số điểm nằm trên đoạn MN có biên độ cực đại và cùng pha với I là:

A. 7 

B. 4 

C. 5 

D. 6

Câu 28: Hai nguồn sóng kết hợp A và B cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Điểm M, A, B, N theo thứ tự thẳng hàng. Nếu biên độ dao động tổng hợp tại M có giá trị là 6mm, thì biên độ dao động tổng hợp tại N có giá trị: 

A. Chưa đủ dữ kiện 

B. 3mm 

C. 6mm 

D. [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) cm

Câu 29: Khi có sóng dừng trên dây, khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng 

A. Một số nguyên lần bước sóng. 

B. Một phần tư bước sóng. 

C. Một nửa bước sóng. 

D. Một bước sóng.

Câu 30: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,25m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là: 

A. 0,5 m. 

B. 1,5 m. 

C. 1,0 m. 

D. 2,0 m. 

Câu 31: Một sợi dây đàn hồi căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây có sóng dừng, tốc độ truyền sóng không đổi. Khi tần số sóng trên dây là 42Hz thì trên dây có 4 điểm bụng. Tính tần số của sóng trên dây nếu trên dây có 6 điểm bụng. 

A. 63Hz 

B. 28Hz 

C. 84Hz 

D. 36Hz

Câu 32: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng với biên độ dao động của các điểm bụng là A. M là một phần tử dây dao động với biên độ 0,5A. Biết vị trí cân bằng của M cách điểm nút gần nó nhất một khoảng 2 cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 

A. 24 cm      

B. 12 cm   

C. 16 cm       

D. 3 cm  

Câu 33: Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Tìm số nút sóng và bụng sóng trên dây, kể cả A và B. 

A. 3 bụng và 4 nút 

B. 4 bụng và 4 nút 

C. 4 bụng và 5 nút 

D. 5 bụng và 5 nút

Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng âm

A. Là sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không 

B. Sóng âm trong môi trường lỏng, rắn là sóng ngang 

C. Sóng âm không truyền được trong chân không 

D. Sóng âm trong môi trường lỏng là sóng ngang

Câu 35: Âm nghe được là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng: 

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 36: Sắp xếp vận tốc truyền âm trong các môi trường sau theo thứ tự tăng dần 

(1) Nước nguyên chất 

(2) Kim loại 

(3) Khí hiđrô   

A. (1), (2), (3) 

B. (2), (3), (1) 

C. (3), (1), (2) 

D. (2), (1), (3)

Câu 37: Một dây đàn dài 15cm, khi gảy phát ra âm cơ bản với tốc độ truyền sóng trên dây là 300m/s. Tốc độ truyền âm trong không khí là 340m/s. Bước sóng của âm phát ra trong không khí là: 

A. 0,5m 

B. 1,24m 

C. 0,34m 

D. 0,68m

Câu 38: Âm sắc có mối liên hệ với đặc trưng vật lí nào của âm? 

A. Cường độ âm 

B. Tần số và biên độ âm 

C. Tần số âm 

D. Biên độ của âm

Câu 39: Chọn sai trong các sau 

A. Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to 

B. Cảm giác nghe âm to hay nhỏ chỉ phụ thuộc vào cường độ âm 

C. Cùng một cường độ âm tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm 

D. Ngưỡng đau hầu thư không phụ thuộc vào tần số của âm

Câu 40: Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” do nam ca sĩ Trọng Tấn trình bày có câu “cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”. “thanh”, “trầm” trong câu hát này là chỉ đặc tính nào của âm dưới đây? 

A. Ngưỡng nghe 

B. Âm sắc 

C. Độ cao 

D. Độ to

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (ảnh 1)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1: Chọn B

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 2: Chọn B

Véc tơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn cùng hướng chuyển động

Câu 3: Chọn C

Tại li độ x=3cm, ta có:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 4: Chọn D

Ta có:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 5: Chọn C

Biên độ dao động phụ thuộc vào kích thích ban đầu

Câu 6: Chọn A

Khi vật đang chuyển động từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì: Thế năng giảm - Động năng tăng - Cơ năng bảo toàn.

Câu 7: Chọn B

Ta có, chu kì dao động của con lắc lò xo: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

=> Đồ thị T−m có dạng parabol

Câu 8: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 9: Chọn A

Chu kì dao động của con lắc đơn: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 10: Chọn C

Vận tốc của con lắc tại vị trí bất kì được xác định bởi biểu thức:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 11: Chọn C

Ta có: pha dao động tại thời điểm [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Thay t=0,125s vào, ta được:

Pha dao động là [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 12: Chọn A

Ta có:

+ Chu kì dao động của con lắc đơn có chiều dài [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

+ Tần số dao động của con lắc đơn có chiều dài [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 13: Chọn A

Ta có: Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian

Mặt khác: Cơ  năng tỉ lệ thuận với bình phương biên độ:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) Cơ năng của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian

Câu 14: Chọn C

A - sai vì dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì

B - sai vì biên độ của lực cưỡng bức F0 = Aω

C - đúng

D - sai vì dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức

Câu 15: Chọn A

Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động với tần số bằng tần số dao động riêng của vật

Câu 16: Chọn D

Để nước trong xô bị dao động mạnh nhất thì phải xảy ra cộng hưởng cơ

=> T = T0 = 0,3s

Tốc độ khi đó:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 17: Chọn C

Pha ban đầu của 2 dao động tổng hợp:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 18: Chọn A

Ta có độ lệch pha giữa hai dao động

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 19: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 20: Chọn A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 21: Chọn D

Sóng cơ chỉ truyền được trong các môi trường rắn , lỏng, khí

Câu 22: Chọn A

Tốc độ truyền sóng v: là tốc độ lan truyền  dao động trong môi trường

Phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền (tính đàn hồi và mật độ môi trường): 

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 23: Chọn D

Theo phương truyền sóng, các phần tử trước đỉnh sóng sẽ đi xuống, sau đỉnh sóng sẽ đi lên.

Từ đồ thị ta có, điểm M sau đỉnh sóng đang đi lên

=> Sóng truyền từ B đến A và N cũng đang đi lên

Câu 24: Chọn B

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 25: Chọn C

Gọi I - trung điểm của AB

Ta có: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (do I trung điểm AB) mà tại I dao động với biên độ cực tiểu

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

=> 2 nguồn ngược pha

Câu 26: Chọn C

Do A,B dao động cùng pha nên số đường cực đại trên AB thoã mãn:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 27: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Hai nguồn cùng pha, trung điểm I dao động cực đại

Những điểm dao động cùng pha với I cách I một số nguyên lần bước sóng

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Tổng số điểm dao động cùng pha với I trên MN là 5

Câu 28: Chọn C

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Ta có biên độ tại một điểm trong trường giao thoa:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Biên độ tổng hợp tại N có giá trị bằng biên độ dao động tổng hợp tại M và bằng 6mm.

Câu 29: Chọn C

Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liền kề của sóng dừng là [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 30: Chọn C

Ta có: khoảng cách giữa nút và bụng liền kề là

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 31: Chọn A

Số nút sóng [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Vì hai đầu cố định là 2 nút nên ta có:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 32: Chọn A

Biên độ dao động của điểm M là:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 33: Chọn C

Ta có: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Ta có điều kiện để có sóng dừng trên dây hai đầu cố định:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Số bụng sóng = số bó sóng = k ;

Số nút sóng [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

=> số nút [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) nút sóng

Câu 34: Chọn C

A – sai vì: sóng âm không truyền được trong chân không

B – sai vì: sóng âm trong môi trường lỏng, khí là sóng dọc

C – đúng

D – sai vì: sóng âm trong môi trường lỏng là sóng dọc

Câu 35: Chọn A

Âm nghe được (âm thanh) là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng 16Hz đến 20000Hz

Câu 36: Chọn C

Ta có, vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi, mật độ của môi trường và nhiệt độ của môi trường.

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

=> Thứ tự tăng dần vận tốc truyền âm trong các môi trường trên là: (3) khí hidro, (1) nước nguyên chất, (2) kim loại

Câu 37: Chọn C

Ta có, chiều dài của dây đàn:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 38: Chọn B

Âm sắc: là đặc trưng của âm giúp ta phân biệt được các âm phát ra từ các nguồn khác nhau. Âm sắc liên quan đến đồ thị dao động âm.

Âm sắc phụ thuộc (hay có mối liên hệ) vào tần số và biên độ của các hoạ âm

Câu 39: Chọn B

B - sai vì: Cảm giác âm to hay nhỏ phụ thuộc vào cường độ âm và tần số âm

Câu 40: Chọn C

Độ cao phụ thuộc vào tần số của âm.

Tần số lớn: âm bổng

Tần số nhỏ: âm trầm

………………………………………….

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 8)

Câu 1: Pha của dao động dùng để xác định:

A. Biên độ dao động

B. Tần số dao động

C. Trạng thái dao động

D. Chu kì dao động

Câu 2. Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi

A. Ngược pha với li độ.

B. Cùng pha với li độ.

C. Lệch pha π/2 so với li độ.

D. Lệch pha π/4 so với li độ.

Câu 3: Một vật thực hiện dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng theo phương trình:[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) Chu kì dao động của vật là:

A. 2 (s).

B. 1/2π (s).

C. 2π (s).

D. 0,5 (s).

Câu 4: Một vật dao động với phương trình: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Quãng đường vật đi từ thời điểm t1 = 1/10s đến t2 = 6s là:

A. 84,4cm

B. 333,8 cm

C. 331,4 cm

D. 337,5 cm

Câu 5: Chọn phát biểu đúng. Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến

A. tần số dao động.

B. vận tốc cực đại.

C. gia tốc cực đại.

D. động năng cực đại.

Câu 6: Một con lắc xo dao động điều hòa với chu kỳ T = 0,5s, khối lượng m = 0,4 kg. Lấy π2 = 10 độ cứng của lò xo là.

A. 0,156 N/m

B. 32 N/m

C. 64 N/m

D. 6400 N/m

Câu 7: Một lò xo có độ cứng k = 20 N/m treo thẳng đứng. Treo vào đầu dưới lò xo một vật có khối lượng m = 200g. Từ VTCB nâng vật lên 5cm rồi buông nhẹ ra. Lấy g = 10m/s2. Trong quá trình vật dao động, giá trị cực tiểu và cực đại của lực đàn hồi của lò xo là

A. 2N và 5N.

B. 2N và 3N.

C. 1N và 5N.

D. 1N và 3N.

Câu 8: Tần số của con lắc đơn cho bởi công thức :

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 9: Một con ℓắc đơn có chu kì dao động với biên độ nhỏ là 1s dao động tại nơi có g = π2 m/s2. Chiều dài của dây treo con lắc là:

A. 15 cm

B. 20 cm

C. 25 cm

D. 30 cm

Câu 10. Một con lắc đơn gồm một sợi dây dài có khối lượng không đáng kể, đầu sợi dây treo hòn bi bằng kim loại khối lượng m = 0,01 kg mang điện tích q = 2.10-7C. Đặt con lắc trong một điện trường đều [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) có phương thẳng đứng hướng xuống dưới. Chu kì con lắc khi E = 0 là T0 = 2s. Tìm chu kì dao động của con lắc khi E = 10V/m. Cho g = 10m/s2.

A. 2,02s.

B. 1,98s.

C. 1,01s.

D. 0,99s.

Câu 11. Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là

A. Do trọng lực tác dụng lên vật.

B. Do lực căng dây treo.

C. Do lực cản môi trường.

D. Do dây treo có khối lượng đáng kể.

Câu 12. Một xe máy đi trên đường có những mô cao cách đều nhau những đoạn 5m. Khi xe chạy với tốc độ 15km/h thì bị xóc mạnh nhất. Tính chu kì dao động riêng của xe.

A. 2s.

B. 2,2s.

C. 2,4s.

D. 1,2s.

Câu 13: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = A1cos(20t + π/6)(cm) và x2 = 3cos(20t + 5π/6)(cm). Biết vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có độ lớn là 140cm/s. Biên độ dao động A1 có giá trị là:

A. 7cm.

B. 8cm.

C. 5cm.

D. 4cm.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai?

A. Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.

B. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.

C. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

Câu 15: Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với vận tốc 5m/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền đó là: uO = 6cos(5πt + π/2) cm. Phương trình sóng tại M nằm trước O và cách O một khoảng 50cm là:

A. uM = 6cos(5πt) cm

B. uM = 6cos(5πt + π/2) cm

C. uM = 6cos(5πt - π/2) cm

D. uM = 6cos(5πt + π) cm

Câu 16. Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có:

A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.

B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.

C. Cùng tần số và cùng pha.

D. Cùng phương, cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.

Câu 17. Thực hiện giao thoa trên mặt chất lỏng với hai nguồn S1, S2 giống nhau. Phương trình dao động tại S1 và S2 đều là: u = 2cos(40πt) cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 8m/s. Bước sóng có giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 12cm

B. 40cm

C. 16cm

D. 8cm

Câu 18: Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau 8 cm, gắn ở đầu một cầu rung có tần số f = 100 Hz được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8 m/s. Gõ nhẹ cho cần rung thì 2 điểm S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). Phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1S2 một khoảng d = 8cm.

A. uM = 2a.cos(200πt - 20π).

B. uM = a.cos(200πt).

C. uM = 2a.cos(200πt – π/2).

D. uM = a.cos (200πt + 20π).

Câu 19: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 18 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = u B = acos50πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng ở mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi O là trung điểm của AB, điểm M ở mặt chất lỏng nằm trên đường trung trực của AB và gần O nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Khoảng cách MO là

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 20. Sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng là vì

A. Sóng dừng xuất hiện do sự chồng chất của các sóng có cùng phương truyền sóng

B. Sóng dừng xuất hiện do gặp nhau của các sóng phản xạ

C. Sóng dừng là sự giao thoa một sóng tới và một sóng phản xạ trên cùng phương truyền sóng.

D. sóng dừng là giao thoa của hai sóng có cùng tần số.

Câu 21. Một dây thép AB dài 60cm hai đầu được gắn cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng dòng điện xoay chiều tần số f’ = 50Hz. Trên dây có sóng dừng với 5 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây này là

A. 18m/s.

B. 20m/s.

C. 24m/s.

D. 28m/s.

Câu 22. Sóng dừng xảy ra trên dây AB = 11cm với đầu B tự do, bước sóng bằng 4cm thì trên dây có

A. 5 bụng, 5 nút.

B. 6 bụng, 5 nút.

C. 6 bụng, 6 nút.

D. 5 bụng, 6 nút.

Câu 23. Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn ghi ta phát ra thì

A. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.

B. tần số hoạ âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.

C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2.

D. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ âm bậc 2.

Câu 24. Cho cường độ âm chuẩn I= 10-12 W/m2. Tính cường độ âm của một sóng âm có mức cường độ âm 80 dB.

A. 10-2 W/m2.

B. 10-4 W/m2.

C. 10-3 W/m2.

D. 10-1 W/m2.

Câu 25: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 7.

Câu 26: Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng

A. đồ thị dao động.

B. biên độ dao động âm.

C. mức cường độ âm.

D. áp suất âm thanh.

Câu 27: Khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của sóng là tần số dao động của các phần tử dao động.

B. Vận tốc của sóng bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.

C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

D. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động sóng.

Câu 28. Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng

A. xuất phát từ hai nguồn truyền ngược chiều nhau.

B. xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp.

C. xuất phát từ hai nguồn dao động cùng biên độ.

D. xuất phát từ hai nguồn bất kì.

Câu 29: Trong dao động điều hòa thì

A. Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc là những véctơ không đổi.

C. Véctơ vận tốc luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật, véctơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc luôn đổi hướng khi đi qua vị trí cân bằng.

Câu 30: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Gọi A, ω và φ lần lượt là biên độ, tần số góc và pha ban đầu của dao động. Biểu thức gia tốc của vật theo thời gian t là

A. a = A.ω2.cos(ω2.t + φ).

B. a = ω.A.cos(ω.t + φ + π).

C. a = t.cos(φ.A + ω).

D. a = A.ω2cos(t.ω + π + φ).

Câu 31: Một chất điểm M chuyển động đều trên một đường tròn với tốc độ dài 160cm/s và tốc độ góc 4 rad/s. Hình chiếu P của chất điểm M trên một đường thẳng cố định nằm trong mặt phẳng hình tròn dao động điều hoà với biên độ và chu kì lần lượt là

A. 2,5m; 1,57s.

B. 40cm; 0,25s.

C. 40m; 0,25s.

D. 40cm; 1,57s.

Câu 32: Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox có phương trình dao động x = 2cos(2πt + π)(cm). Thời gian ngắn nhất vật đi từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật có li độ x = [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) cm là:

A. 2,4s.

B. 1,2s.

C. 5/6s.

D. 5/12s.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo lên dao động.

B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian.

C. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kỳ.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

Câu 34:“Nguyên lý ‘cân’ phi hành gia”. Trong mọi hệ quy chiếu chu kì dao động của một con lắc lò xo đều không thay đổi. Ngoài không gian vũ trụ nơi không có trọng lượng để theo dõi sức khỏe của phi hành gia bằng cách đo khối lượng M của phi hành gia, người ta làm như sau: Cho phi hành gia ngồi cố định vào chiếc ghế có khối lượng m được gắn vào lò xo có độ cứng k thì thấy ghế dao động với chu kì T. Hãy tìm biểu thức xác định khối lượng M của phi hành gia:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 35. Một sợi dây sắt dài 1,2 m căng ngang, có hai đầu cố định. Ở phía trên, gần sợi dây có một nam châm điện được nuôi bằng nguồn điện xoay chiều. Cho dòng điện qua nam châm thì trên dây xuất hiện sóng dừng với 6 bụng sóng. Nếu tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s thì tần số của dòng điện xoay chiều là

A. 50 Hz

B. 100 Hz

C. 60 Hz

D. 25 Hz

Câu 36. Trên một sợi dây cố định dài 0,9 m có sóng dừng. Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng. Biết vận tốc truyền sóng truyền trên dây là 40m/s. Sóng truyền trên dây có tần s

A. 100 Hz

B. 200 Hz

C. 300 Hzs

D. 400 Hz

Câu 37. Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản ƒ0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là

A. ƒ0

B. 2ƒ0

C. 3ƒ0

D. 4ƒ0

Câu 38. Khi mức cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm tăng thêm 70 dB thì cường độ âm tại điểm đó tăng

A. 10lần.

B. 10lần.

C. 10lần.

D. 10lần.

Câu 39: Tại một điểm trên trục Ox có một nguồn âm điểm phát âm đẳng hướng. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diển sự phụ thuộc của cường độ âm I tại những điểm trên trục Ox theo toạ độ x. Cường độ âm chuẩn là [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề). M là điểm trên trục Ox có toạ độ x = 4 cm. Mức cường độ âm tại M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

A. 24,4 dB

B. 24 dB

C. 23,5 dB

D. 23 dB

Câu 40. Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm

A. độ to của âm

B. độ cao của âm

C. âm sắc của âm

D. mức cường độ âm

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 1: C

Pha của dao động dùng để xác định trạng thái dao động của vật tại thời điểm t bất kỳ

Câu 2: A

Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi ngược pha với li độ.

Câu 3: D

Một vật thực hiện dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng theo phương trình

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 4: C

Nhận thấy [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (dùng vòng tròn để xác định)

hoặc dùng máy tính bấm [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

hoặc [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) tính được S = 331,4cm

Câu 5: A

Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến tần số dao động.

Câu 6: C

Áp dụng công thức tính T của con lắc lò xo [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) , tính được k = 64N/m

Câu 7: D

Từ VTCB nâng vật lên 5cm rồi buông nhẹ ra → A = 5cm

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 8: D

Tần số của con lắc đơn cho bởi công thức: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 9: C

Áp dụng công thức tính chu kỳ của con lắc đơn, tính được l = 25cm

Câu 10: B

Điện trường đều [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) có phương thẳng đứng hướng xuống dưới và q > 0 nên [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Áp dụng công thức: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) tính được T = 1,98s.

Câu 11: C

Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn trong không khí là do lực cản môi trường

Câu 12: D.

Xe bị sóc mạnh nhất khi xảy ra cộng hưởng cơ: Triêng = Tngoại lực

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 13: B

Biên độ dao động tổng hợp A = vmax/ω = 7cm,

Áp dụng công thức tính biên độ dao động tổng hợp theo A1 và A2 tính được A1 = 8cm.

Câu 14: B

Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng

Câu 15: D

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 16: D

Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải là hai nguồn kết hợp: Cùng phương, cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.

Câu 17: B

Áp dụng:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 18:  A

Vì M cách đều S1 và S2  áp dụng:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 19:  D

Áp dụng: u= 2a;

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

=> k > 4 chọn k = 5 => d = 11 cm từ đó tính được:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 20. C

Sóng dừng là trường hợp đặc biệt của giao thoa sóng là vì sóng dừng là sự giao thoa một sóng tới và một sóng phản xạ trên cùng phương truyền sóng.

Câu 21: C

Dây thép AB được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng dòng điện xoay chiều tần số f’ = 50Hz nên trong 1 chu kỳ nam châm điện hút và thả dây thép 2 lần

→ tần số sóng f = 2f’ = 100Hz;

Dựa vào đầu bài ta có chiều dài sợi dây AB thỏa mãn: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) tính được λ = 24cm từ đó tính được tốc độ: v = λ.f = 24m/s.

Câu 22: C

Ta có: [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) , với đầu B tự do → dây có 6 bụng, 6 nút.

Câu 23: B

Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn ghi ta phát ra thì tần số hoạ âm bậc 2 gấp đôi tần số âm cơ bản.

Câu 24: B

Áp dụng [Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) (dB) tính được I = 10-4W/m2.

Câu 25: B

Ta có:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Vậy phải thêm 3 nguồn âm nữa.

Câu 26: C

Độ to của âm thanh được đặc trưng bằng mức cường độ âm.

Câu 27: B

Vận tốc truyền sóng là vận tốc truyền pha của dao động.

Câu 28: B

Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng xuất phát từ hai nguồn sóng kết hợp.

Câu 29: C

Trong dao động điều hòa, véctơ vận tốc luôn cùng hướng với hướng chuyển động của vật, gia tốc a = - w2x tỷ lệ và trái dấu với li độ (hệ số tỉ lệ là - w2) và luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 30: D

Gia tốc tức thời trong dao động điều hòa biến đổi ngược pha với li độ.                                         

Câu 31: D

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề) chính là biên độ A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 32: D

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 33: D

Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức, tần số của ngoại lực và tần số dao động riêng, phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

Câu 34: A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 35: D

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 36: B

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 37: D

Hoạ âm bậc 4 có tần số là 4f0

Câu 38: A

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 39: A

Do cường độ âm giảm dần từ O theo chiều dương của trục Ox, nên nguồn đặt trước O một đoạn a.

Xét tại O và tại điểm x = 2 ta có:

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Vật Lí lớp 12 có đáp án (10 đề)

Câu 40: B

Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm độ cao của âm.

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 9)

Câu 1: Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, có a=0,6mm;D=1,2m;λ=0,75μm. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân trung tâm 5,25mm có vân

A. sáng bậc 3        B. Tối thứ 3

C. Tối thứ 4           D.  Sáng bậc 4.

Câu 2. Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe Yâng là a=1mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn D=2m. Chùm sáng chiếu vào khe S có 2 bước sóng trong đó λ1=0,4μm. Trên màn xét khoảng  MN=4,8mm đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng và 2 trong 3 vạch đó nằm tại M,N. Bước sóng λ2 

A. 0,6μm                       B. 0,64μm

C. 0,48μm                     D. 0,72μm

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4μm

B. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

C. Tia hồng ngoại bị lệch trong điện trường và từ trường.

D. Tia hồng ngoại là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang phổ vạch phát xạ:

A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

C. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng  (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.

D. Mỗi nguyên tố hoá học ở những trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng nếu chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,49µm và λ2. Trên màn quan sát trong một khoảng bề rộng đếm được 57 vân sáng, trong đó 5 vân sáng cùng màu với vân trung tâm và 2 trong 5 vân này nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó số vân sáng đơn sắc của λ1 nhiều hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân. Bước sóng λ2 bằng

A. 0,551μm.                  B. 0,542μm.

C. 0,560μm.                D. 0,550μm.

Câu 6. Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm:

A. nguồn một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

B. nguồn một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C. tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.                       

D. nguồn một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây về tia tử ngoại là không đúng?

A. tác dụng lên kính ảnh.

B. có tác dụng sinh học: diệt khuẩn, hủy diệt tế bào.

C. có khả năng làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.

D. có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.

Câu 8. Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

B. Ánh sáng trắng là ánh sáng đơn sắc vì nó có màu trắng.

C. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

D. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng đơn sắc.

Câu 9. Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L=2mH và tụ điện có điện dung C=2pF,

(lấy π2=10). Tần số dao động của mạch là:          

A. f=1MHz           B. f=1Hz

C. f=2,5Hz           D. f=2,5MHz

Câu 10. Sóng điện từ và sóng cơ học không có cùng tính chất nào.

A. mang năng lượng.

B. truyền được trong chân không

C. phản xạ.

D. giao thoa

Câu 11. Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân 1mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D+ΔD  hoặc DΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 2i  i.  Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D+3ΔD thì khoảng vân trên màn là:

A. 3 mm.                                B. 4 mm.

C. 2,5 mm                              D. 2 mm.

Câu 12: Một mạch dao động điện từ lý tưởng đang dao động tự do. Tại thời điểm t=0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất 106s thì điện tích trên bản tụ này bằng nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là

A. 12.106             B. 6.106s

C. 4.106s             D. 3.106s

Câu 13. Sóng điện từ nào bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li.

A. Sóng trung

B. Sóng ngắn

C. Sóng dài

D. Sóng cực ngắn.

Câu 14. Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin ?

A. Nói chuyện bằng điện thoại để bàn

B. Xem truyền hình cáp

C. xem băng video

D. Điều khiển tivi từ xa        

Câu 15. Trong sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào dưới đây ?

A. Mạch khuếch đại

B. Mạch tách sóng                

C. Mạch biến điệu

D. Mạch thu sóng điện từ

Câu 16. Chọn câu phát biểu đúng:

A. Sóng điện từ có bản chất là từ trường lan truyền trong không gian.

B. Môi trường có tính đàn hồi càng cao thì tốc độ lan truyền của sóng điện từ càng lớn.

C. Sóng điện từ lan truyền trong tất cả các môi trường kể cả trong chân không.

D. Sóng điện từ có bản chất là điện trường lan truyền trong không gian.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có tác dụng nhiệt.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là những bức xạ không nhìn thấy.

Câu 18. Gọi nd,nt  nv  lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. nv>nd>nt

B. nt>nd>nv   

C. nd<nv<nt

D. nd<nt<nv

Câu 19. Khi nói về tia Rơnghen (tia X), phát biểu nào sau đây sai?

A. Tia Rơnghen là bức xạ điện từ có bước sóng trong khoảng 1011m đến 108m

B. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên mạnh.

C. Tia Rơnghen có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên càng mạnh.

D. Tia Rơnghen có thể dùng để chiếu điện, trị một số ung thư nông.

Câu 20. Mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc riêng của mạch xác định bởi:

A. ω=LC                B. ω=1LC

C. ω=1LC              D. ω=LC

Câu 21: Trong thí nghiệm Y – âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4μm  λ2=0,6μm. Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ λ1; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2. Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là

A. 43                                      B. 40

C. 42                                      D. 48

Câu 22. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, bước sóng của ánh sáng đơn sắc là 0,5μm, khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách từ hai khe tới màn 3m. Hai điểm MN trên màn nằm cùng phía với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 0,4cm  1,8cm. Số vân sáng giữa MN là:                     

A. 11.                  B. 15.

C. 10.                  D. 9.

Câu 23. Cho các sóng sau đây:

1. Tia hồng ngoại.                              

2. Tia tử ngoại.                                   

3. Tia rơn ghen.    

4. Sóng cực ngắn dùng cho truyền hình.

Hãy sắp xếp theo thứ tự tần số tăng dần

A. 2413

B. 4123

C. 2143

D. 1234

Câu 24: Trong một thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm. M là một điểm trên màn, cách vân trung tâm 2cm. Trong các bức xạ cho vân sáng tại M, tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là

A. 570nm                               B. 760nm

C. 417nm                               D. 1099nm

Câu 25. Tính chất quan trọng của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là:

A. Tác dụng lên kính ảnh.

B. Khả năng ion hóa chất khí.

C. Khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy…

D. Tác dụng làm phát quang nhiều chất.

Câu 26. Chọn câu đúng khi nói về quang phổ liên tục:

A. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

B. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.

C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.

Câu 27. Chọn câu đúng. 

A. Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

B. Tia X do các vật bị nung nóng  ở nhiệt độ cao phát ra.

C. Tia X có thể xuyên qua tất cả mọi vật.

D. Tia X có thể được phát ra từ các đèn điện.

Câu 28. Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó sẽ xuất hiện:           

A. điện trường xoáy.

B. từ trường xoáy.

C. điện trường và từ trường biến thiên.

D. một dòng điện.

Câu 29. Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng có khoảng vân là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là

A. 12i.                                    B. 7i.

C. 6i.                                      D. i.

Câu 30. Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i=0,05cos(2000t)(A). Tần số góc dao động của mạch là:

A. ω=20000rad/s  

B. ω=100rad/s

C. ω=1000πrad/s  

D. ω=2000rad/s

Lời giải chi tiết

1.C

2.A

3.B

4.B

5.C

6.C

7.D

8.A

9.D

10.B

11.D

12.B

13.B

14.D

15.C

16.C

17.A

18.C

19.C

20.C

21.C

22.A

23.B

24.D

25.C

26.A

27.A

28.A

29.B

30.D

Câu 1:

Phương pháp:

Khoảng vân:  i=λDa

Vân sáng bậc k và vân tối thứ k có vị trí: {xs=ki;kZxt=(k12).i;kZ

Xét tại M nếu:

+xMi=k thì tại M là vân sáng bậc k

+ xMi=k12 thì tại M là vân tối thứ k

Cách giải:

Khoảng vân: i=λDa=0,75.1,20,6=1,5mm

Xét tại M:  xMi=5,251,5=3,5=412k=4

Vậy tại M là vân tối thứ 4

Chọn C.

Câu 2:

Phương pháp:

Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là λ2

Khoảng cách giữa N vân sáng liên tiếp là (N1)λ2

Khoảng vân: i=λDa

Cách giải:

Gọi N1;N2 lần lượt là số vân sáng của bức xạ λ1;λ2 trên đoạn MN.

Trên đoạn MN đếm được 9 vân sáng với 3 vạch là kết quả trùng nhau của 2 vân sáng

 Tổng số vân sáng của hai bức xạ trên đoạn MN là: N1+N2=9+3=12

Khoảng vân của bức xạ 1: i1=λ1Da=0,4.21=0,8mm

Do hai trong 3 vân sáng trùng nhau của hai bức xạ nằm tại M, N nên:

MN=(N11)i1N1=MNi1+1=4,80,8+1=7N2=127=5

 

MN=(N21)i2=(N21)λ2Daλ2=MN.a(N21).D

Thay số ta được λ2=4,8.1(51).2=0,6μm

Chọn A.

Câu 3:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia hồng ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,76μm đến vài mm.

+ Nguồn phát: Tất cả các vật có nhiệt độ lớn hơn 0(K)

+ Tính chất:

- Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất. Vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên.

- Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thế tác dụng lên phim ảnh.

- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.

- Gây ra hiện tượng quang điện trong với một số chất bán dẫn.

+ Công dụng:

- Sấy khô, sưởi ấm, đun nấu.

- Chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh của nhiều thiên thể, chụp ảnh trái đất từ vệ tinh.

 

- Sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa ( điều khiển ti vi, điều hòa,...)

- Quân sự: ống nhòm hồng ngoại dùng để quan sát và lái xe ban đêm, camera hồng ngoại chụp ảnh và quay phim ban đêm, tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra.

Cách giải:

Phát biểu đúng về tia hồng ngoại là: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.

Chọn B.

Câu 4:

Phương pháp:

Quang phổ vạch phát xạ:

+ Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

+ Quang phổ vạch do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích bằng điện hay bằng nhiệt.

+ Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, về vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

 

+ Ứng dụng: Để phân tích cấu tạo chất.

Cách giải:

Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối

 Phát biểu sai là: Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp:

Số vân sáng trên màn: Ns=N1+N2N

Bề rộng vùng giao thoa: L=(N11)λ1Da=(N21)λ2Da

Cách giải:

Nhận xét: hai vân sáng trùng nhau của hai bức xạ được tính là 1 vân sáng

Số vân sáng quan sát được trên màn: Ns=N1+N2N

N1+N2=Ns+N=57+5=62

Mặt khác: N1=N2+4{N1=33N2=29

 

Ta có: (N11)λ1Da=(N21)λ2Da=L

(N11)λ1=(N21)λ2λ2=(N11)λ1(N21)=32.0,4928=0,56(μm)

Chọn C.

Câu 6:

Phương pháp:

Mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C mắc với một cuộn cảm có độ tự cảm L thành mạch kín. 

Nếu điện trở của mạch rất nhỏ (r=0) thì mạch là mạch dao động lí tưởng.

Cách giải:

Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

Chọn C.

Câu 7:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia tử ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,38μm đến cỡ 109m

 

+ Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ 20000C trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

+ Tính chất:

- Tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học

- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

- Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

+ Công dụng:

- Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

- Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

Cách giải:

Công dụng của tia tử ngoại trong y học là: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

 

 Phát biểu không đúng là: có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.

Chọn D.

Câu 8:

Phương pháp:

+ Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

+ Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Cách giải:

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính.

Chọn A.

Câu 9:

Phương pháp:

Tần số dao động của mạch LC: f=12πLC

Cách giải:

Ta có: {L=2mH=2.103HC=2pF=2.1012F

Tần số dao động của mạch là:f=12πLC=1210.2.103.2.1012=2500000Hz=2,5MHz

Chọn D.

Câu 10:

Phương pháp:

Sóng cơ học truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.

 

Sóng điện từ truyền được trong chân không.

Cách giải:

Chỉ có sóng điện từ truyền được trong chân không nên sóng điện từ và sóng cơ học không cùng tính chất truyền được trong chân không.

Chọn B.

Câu 11:

Phương pháp:

Khoảng vân: i=λDa

Cách giải:

Khi khoảng cách giữa màn quan và hai khe là D+ΔDvà  DΔD:

i2i3=2ii=λ(D+ΔD)aλ(DΔD)aD+ΔDDΔD=2D=3.ΔD(1)

Khi khoảng cách giữa màn quan và hai khe là Dvà  D+3.ΔD:

i1i4=λDaλ(D+3.ΔD)aDD+3.ΔD=1i4(2)

 

Từ (1) và (2) ta có: 1i4=3.ΔD6.ΔD=12i4=2mm

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp:

Sử dụng vòng tròn lượng giác và công thức: Δφ=2πT.Δt

Cách giải:

Ta có vòng tròn lượng giác:

 

Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy ở thời điểm đầu tiên điện tích trên bản tụ bằng nửa giá trị cực đại, vecto quay được góc: Δφ=π3(rad)π3=2πT.106T=6.106(s)

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp:

1. Sóng dài:

+ Có năng lượng thấp.

+ Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít.

2. Sóng trung:

+ Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được.

 

+ Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên truyền đi xa được.

3. Sóng ngắn:

+ Có năng lượng lớn.

+ Bị phản xạ nhiều lần giữa tầng điện li và mặt đất.

4. Sóng cực ngắn:

+ Có năng lượng rất lớn.

+ Không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ.

+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ.

Cách giải:

Sóng ngắn bị phản xạ mạnh nhất ở tầng điện li.

Chọn B.

Câu 14:

Phương pháp:

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

Cách giải:

Trong điều khiển tivi từ xa, người ta dùng sóng điện từ để truyền tải thông tin.

Chọn D.

Câu 15:

Phương pháp:

+ Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:

  1. Micrô: thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần

  2. Mạch phát sóng điện từ cao tần:tạo ra dao động cao tần ( sóng mang)

  3. Mạch biến điệu:trộn sóng âm tần với sóng mang

  4. Mạch khuếch đại: tăng công suất ( cường độ) của cao tần

 

  5. Anten: phát sóng ra không gian.

+ Sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản:

  1. Anten thu:thu sóng để lấy tín hiệu

  2. Mạch khuếch đại điện từ cao tần.

  3. Mạch tách sóng: tách lấy sóng âm tần

  4. Mach khuếch đại dao động điện từ âm tần:  tăng công suất (cường độ) của âm tần

  5. Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh.

Cách giải:

Trong sơ đồ khối của một máy thu sóng vô tuyến đơn giản không có mạch biến điệu.

Chọn C.

Câu 16:

Phương pháp:

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. Sóng điện từ truyền được trong chân không.

Cách giải:

Phát biểu đúng về sóng điện từ là: Sóng điện từ lan truyền trong tất cả các môi trường kể cả trong chân không.

Chọn C.

Câu 17:

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết về tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

Cách giải:

Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại

 

 Phát biểu không đúng là: Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

Chọn A.

Câu 18:

Phương pháp:

Thứ tự chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc:

ndo<nvang<ncam<nluc<nlam<ncham<ntim

Cách giải:

Sắp xếp đúng là: nd<nv<nt

Chọn C.

Câu 19:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn (1081011m)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

 

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

 Phát biểu sai là: Tia Rơnghen có bước sóng càng dài sẽ đâm xuyên càng mạnh.

Chọn C.

Câu 20:

Phương pháp:

Tần số góc, tần số, chu kì của mạch LC: {ω=1LCT=2πLCf=12πLC

Cách giải:

Tần số góc riêng của mạch LC xác định bởi công thức: ω=1LC

Chọn C.

Câu 21:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: xs=ki=k.λDa;kZ

 

Hai vân sáng trùng nhau: xs1=xs2k1λ1=k2λ2

Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN: Ns=N1+N2N12

Cách giải:

M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ λ1 ; N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ λ2

- Xét trên đoạn OM (Không xét vân trung tâm):

+ Số vân sáng của bức xạ λ1 là: N1=11

+ Số vân sáng của bức xạ λ2 bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

xs2xMk2λ2Da11λ1Dak211λ1λ2=7,3k2=1;2;3;4;5;6;7N2=7

+ Số vân trùng nhau của hai bức xạ:

k1λ1=k2λ2k1k2=λ2λ2=32=64=96NT=3

 

Vậy có 3 vị trí trùng nhau.

Số vân sáng quan sát được trên đoạn OM là: N=N1+N2NT=11+73=15

- Xét trên đoạn ON (Không xét vân trung tâm):

+ Số vân sáng của bức xạ λ2  là: N2=13

+ Số vân sáng của bức xạ λ1 bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

xs1xNk1λ1Da13λ2Dak113λ2λ1=19,5k2=1;2;3;...;19N1=19

+ Số vân trùng nhau của hai bức xạ:

k1λ1=k2λ2k1k2=λ2λ2=32=64=96=128=1510=1812NT=6

 

Vậy có 3 vị trí trùng nhau.

Số vân sáng quan sát được trên đoạn OM là:N=N1+N2NT=19+136=26

- Tại O có 1 vân sáng là vân sáng trung tâm: NO=1

Vậy số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là: NMN=N+N+NO=15+26+1=42

Chọn C.

Câu 22:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: xs=ki=k.λDa;kZ

Cách giải:

Vị trí vân sáng trên màn:  xs=ki=k.λDa=k.0,5.31,2=1,25.k(mm)

Số vân sáng giữa M và N bằng số giá trị k nguyên thỏa mãn:

4<1,25k<183,2<k<14,4k=4;5;...;14

Có 11 giá trị của k nguyên thỏa mãn, vậy có 11 vân sáng trong khoảng MN.

Chọn A.

Câu 23:

Phương pháp:

Sử dụng thang sóng điện từ.

Tần số: f=cλ

 

Sóng điện từ có bước sóng càng lớn thì tần số càng nhỏ.

Cách giải:

 

Ta có:λX<λtn<λhn<λvtfvt<fhn<ftn<fXf4<f1<f2<f3

Chọn B.

Câu 24:

Phương pháp:

Khoảng vân: i=λDa

Vị trí vân sáng: x=ki=kλDa

Cách giải:

Tại M cho vân sáng, ta có:xM=kλDa0,02=k.λ.20,5.103kλ=5.106λ=5.106k

380nmλ760nm13,15k6,58

Bước sóng dài nhất tại M tương ứng với:kmin=7λmax=7,14.107(m)=714(nm)

 

Bước sóng ngắn nhất tại M tương ứng với:kmax=13λmin=3,85.107(m)=385(nm)

Tổng giữa bức xạ có bước sóng dài nhất và bức xạ có bước sóng ngắn nhất là:

λmax+λmin=714+385=1099(nm)

Chọn D.

Câu 25:

Phương pháp:

Tính chất của tia X:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

Cách giải:

Tính chất quan trọng của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy….

Chọn C.

Câu 26:

Phương pháp:

 

Quang phổ liên tục

+ Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng.

+ Ứng dụng: Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó.

Cách giải:

Phát biểu đúng về quang phổ liên tục là: Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

Chọn A.

Câu 27:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn (1081011m)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

 

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Bảng thang sóng điện từ:

 Phát biểu đúng là: Tia X là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia tử ngoại.

Chọn A.

Câu 28:

Phương pháp:

Lí thuyết về điện từ trường:

+ Tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

+ Tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy.

Đường sức của từ trường luôn khép kín.

+ Điện từ trường là một trường thống nhất gồm hai thành phần điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
Cách giải:

Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó sẽ xuất hiện điện trường xoáy.

Chọn A.

Câu 29:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: xs=ki=k.λDa;kZ

Cách giải:

Khoảng cách từ vân sáng bậc 4 bên này vân trung tâm đến vân sáng bậc 3 bên kia vân trung tâm là:

Δx=4i+3i=7i

Chọn B.

Câu 30:

Phương pháp:

Biểu thức cường độ dòng điện: i=I0.cos(ωt+φ)

Với ω là tần số góc dao động của mạch.

Cách giải:

Ta cói=0,05cos(2000t)(A)ω=2000rad/s

Chọn D.

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 10)

Câu 1: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D, bước sóng ánh sáng chiếu vào hai khe là λ, khoảng vân i  là:

A. i=Daλ

B. i=λDa

C. i=aDλ

D. i=aD.λ

Câu 2: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung 0,1μF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là

A. 3.105rad/s               B. 4.105rad/s

C. 105rad/s                  D. 2.105rad/s

Câu 3: Tia tử ngoại được phát ra từ nguồn nào dưới đây

A. Hồ quang điện

B. Máy sấy

C. Lò nướng

D. Bếp củi

Câu 4: Một mạch dao động LC gồm  cuộn dây độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C=0,8πμF. Tần số riêng của dao động trong mạch bằng 12,5kHz thì L bằng

A. 1πmH          B. 3πmH

C. 4πmH          D. 2πmH

Câu 5: Sóng nào sau đây có thể phản xạ trên tầng điện ly?

A. Sóng ngắn.

B. Sóng trung.

C. Sóng dài.

D. Sóng cực ngắn.

Câu 6: Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5μm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3μm. Hãy tính phần năng lượng photon mất đi trong quá trình trên.

A. 2,65.1019J

B.  26,5.1019J

C.  265.1019J

D.  2,65.1018J

Câu 7: Các bức xạ thuộc dãy Banme do nguyên tử Hiđrô phát ra khi nó chuyển từ các trạng thái có mức năng lượng cao hơn về mức năng lượng:

A. N                                       B. M

C. L                                        D. K

Câu 8: Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Laiman có

A. tất cả 5 vạch bức xạ đều nằm trong vùng tử ngoại

B. vô số vạch bức xạ nằm trong vùng tử ngoại.

C. vô số vạch bức xạ nằm trong vùng hồng ngoại.

D. tất cả 5 vạch bức xạ đều nằm trong vùng hồng ngoại.

Câu 9: Năng lượng của 1 photon:

A. giảm dần theo thời gian

B. giảm khi khoảng cách tới nguồn tăng

C. không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn

D. giảm khi truyền qua môi trường hấp thụ

Câu 10: Kí hiệu: I - Tạo dao động cao tần, II - Tạo dao động âm tần, III - Khuyếch đại dao động, IV - Biến điệu, V- Tách sóng. Việc phát sóng điện từ không có giai đoạn nào sau đây:

A. I,II                                B. IV

C. V,III                             D. V

Câu 11: Trong thí nghiệm Iâng về giáo thoa áng sáng, cho khoảng cách 2 khe là 1mm; màn E cách 2 khe 2m. Nguốn sáng S phát đồng thời 2 bức xạ λ1=0,460μm  λ2. Vân sáng bậc 4 của λ1 trùng với vân sáng bậc 3 của λ2. Tính bước sóng λ2:

A. 0,613μm                   B. 0,512μm

C. 0,620μm                   D. 0,586μm

Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải đặc điểm của tia X ?

A. Xuyên qua tấm chì dày hàng cm.

B. Hủy diệt tế bào.

C. Làm ion các chất khí.

D. Gây ra hiện tượng quang điện.

Câu 13: Một tia sáng ló ra khỏi lăng kính chỉ có một màu không phải màu trắng, thì đó là ánh sáng:

A. đơn sắc.

B. đã bị tán sắc.

C. ánh sáng hồng ngoại.

D. đa sắc.

Câu 14: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Đường cảm ứng từ của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường.

B. Điện trường xoáy có đường sức giống như đường sức điện của một điện tích điểm đứng yên.

C. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.

D. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy.

Câu 15: Trong số các bức xạ: Hồng ngoại, tử ngoại, vô tuyến, ánh sáng nhìn thấy, bức xạ có bước sóng dài nhất là

A. tia hồng ngoại.

B. tia tử ngoại.

C. sóng vô tuyến.

D. ánh sáng nhìn thấy

Câu 16: Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 9 lần thì chu kì dao động của mạch

A. Giảm đi 9 lần.

B. Giảm đi 3 lần.

C. Tăng lên 9 lần.

D. Tăng lên 3 lần

Câu 17: Năng lượng từ trường trong mạch LC được xác định bởi công thức

A. WL=Li2

B. WL=12Li

C. WL=12Li2

D. WL=2Li2

Câu 18: Với f1,f2,f3 lần lượt là tần số của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia gamma (tia γ) thì

A. f3>f1>f2

B. f2>f1>f3

C. f3>f2>f1

D. f1>f2>f3

Câu 19: Nguồn phát quang phổ liên tục là:

A. chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi) ở áp suất cao được nung nóng.

B. chất lỏng và khí (hay khí) được nung nóng.

C. chất khí (hay hơi) ở áp suất thấp được nung nóng.

D. chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi).

Câu 20: Khi chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo L, nguyên tử hidrô phát ra phôtôn có bước sóng 0,6563μm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L, nguyên tử hidro phát ra phôtôn có bước sóng 0,4861μm. Khi chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo M, nguyên tử hidro phát ra phôtôn có bước sóng:

A. 1,8744μm                 B. 0,1702μm

C. 0,2793μm                 D. 1,1424μm

Câu 21: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là 0,55μm. Hệ vân trên màn có khoảng vân là

A. 1,0mm                           B. 1,3mm

C. 1,1mm                           D. 1,2mm

Câu 22: Biết hằng số Plăng là 6,625.1034Js, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Năng lượng phôtôn của ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,76μm 

A. 3.1018J            B. 2,6.1020J

C. 3.1017J            D. 2,6.1019J

Câu 23: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại bức xạ λ1=0,56μm  λ2 với 0,67μm<λ2<0,74μm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1,λ2  λ3, với λ3=712.λ2, khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác:

A. 23                                      B. 19.

C. 25                                      D. 21

Câu 24: Dựa vào việc phân tích quang phổ vạch phát xạ có thể:

A. Xác định được định tính thành phần hóa học của nguồn sáng.

B. Xác định được cả định tính và định lượng thành phần hóc học của nguồn sáng.

C. Xác định được nhiệt độ của nguồn sáng.

D. Xác định được khoảng cách đến nguồn sáng.

Câu 25: Lần lượt chiếu vào catốt các bức xạ điện từ gồm bức xạ có bước sóng λ1=0,54μm và bức xạ có bước sóng λ2=0,35μm thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện lần lượt là v1  v2 với v2=2v1. Công thoát của kim loại làm ca-tốt là

A. 1,88eV                               B.  1,6eV

C. 5eV                                    D. 10eV

Câu 26: Giới hạn quang điện của đồng (Cu) là λ0=0,30μm. Biết hằng số Plăng h=6,625.1034J.s và vận tốc truyền ánh sáng trong chân không c=3.108m/s. Công thoát của êlectrôn khỏi bề mặt của đồng là

A. 8,526.1019J

B. 6,625.1019J

C. 625.1019J

D. 8,625.1019J

Câu 27: Một Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tần số của dao động điện từ tự do trong mạch xác định bởi công thức:

A. f=12πCL

B. f=12πLC

C. f=2πLC

D. f=12πLC

Câu 28: Sóng điện từ

A. không truyền được trong chân không.

B. không mang năng lượng.

C. là sóng ngang.

D. là sóng dọc.

Câu 29: Quang phổ vạch hấp thụ là:

A. Các vạch sáng nằm sát nhau.

B. Hệ thống các vạch sáng nằm trên một nền tối.

C. Một dải màu liên tục từ đỏ đến tím.

D. Hệ thống các vạch tối nằm trền nền quang phổ liên tục.

Câu 30: Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì:

A. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi.

B. tần số không đổi và vận tốc không đổi.

C. tần số thay đổi và vận tốc không đổi.

D. tần số không đổi và vận tốc thay đổi.

Câu 31: Chiếu bức xạ có bước sóng λ vào bề mặt một kim loại có công thoát êlectron bằng A=2eV. Hứng chùm êlectron quang điện bứt ra cho bay vào một từ trường đều B với B=104T, theo phương vuông góc với đường cảm ứng từ. Biết bán kính cực đại của quỹ đạo các êlectron quang điện bằng 23,32mm. Bước sóng λ của bức xạ được chiếu là bao nhiêu?

A. 0,75μm                     B. 0,6μm

C. 0,46μm                     D. 0,5μm

Câu 32: Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng

A. quang - phát quang.

B. quang điện trong.

C. phát xạ cảm ứng.

D. nhiệt điện.

Câu 33: Một chất có giới hạn quang dẫn là 0,50μm. Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào sau đây có thể xảy ra hiện tượng quang điện trong ?

A. 0,55μm                     B. 0,45μm

C. 0,65μm                     D. 0,60μm

Câu 34: Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?

A. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng từ bên ngoài.

B. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên kết trong chất bán dẫn.                                 

C. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.                        

D. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp.

Câu 35: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, hai khe song song cách nhau một khoảng a và cách đều màn E một khoảng D. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy vân sáng thứ năm cách vân sáng trung tâm 4,5mm. Tại điểm M nằm cách vân trung tâm 3,15mm 

A. vân sáng bậc 3.

B. vân sáng bậc 4 .

C. vân tối thứ 3.

D. vân tối thứ 4.

Câu 36: Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng

A. đỏ.                                     B. tím. 

C. lam.                                    D. chàm. 

Câu 37: Tia hồng ngoại

A. không phải là sóng điện từ.

B. không truyền được trong chân không.

C. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng.

D. được ứng dụng để sưởi ấm.

Câu 38: Một đám nguyên tử hidro đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hidro được tính theo biểu thức En=E0n2, (với E0  là hằng số dương; n=1;2;3,). Tỉ số f1f2 là:

A. 103             B. 2725

C. 310             D. 2527

Câu 39: Điện từ trường bao gồm:

A. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

B. chỉ có từ trường biến thiên.

C. chỉ có điện trường biến thiên.

D. Điện trường và từ trường không biến thiên.

Câu 40: Tia nào sau đây khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất ?

A. Tia hồng ngoại.

B. Tia tử ngoại.                     

C. Tia X.

D. Ánh sáng nhìn thấy.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

Khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối cạnh nhau được gọi là khoảng vân: i=λDa

Cách giải:

Công thức tính khoảng vân: i=λDa

Chọn B.

Câu 2:

Phương pháp:

Công thức tính tần số góc dao động của mạch LC: ω=1LC

Cách giải:

Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là: ω=1LC=1103.0,1.106=105rad/s

Chọn C.

Câu 3 :

Phương pháp:

Lí thuyết về tia tử ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,38μm đến cỡ 109m

+ Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ 20000C trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

+ Tính chất:

- Tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học

- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

- Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

+ Công dụng:

- Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

- Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

Cách giải:

Tia tử ngoại được phát ra từ hồ quang điện.

Chọn A.

Câu 4:

Phương pháp:

Tần số dao động của mạch LC: f=12πLCL=14π2f2C

Cách giải:

 

Ta có: f=12πLCL=14π2f2Cf=14π2.(12,5.103)2.0,8π.106=2π.103H=2πmH

Chọn D.

Câu 5:

Phương pháp:

1. Sóng dài:

+ Có năng lượng thấp.

+ Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít.

2. Sóng trung:

+ Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được.

+ Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên truyền đi xa được.

3. Sóng ngắn:

+ Có năng lượng lớn.

+ Bị phản xạ nhiều lần giữa tầng điện li và mặt đất.

4. Sóng cực ngắn:

+ Có năng lượng rất lớn.

+ Không bị tầng điện li hấp thụ hay phản xạ.

+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ.

Cách giải:

Sóng ngắn có thể phản xạ trên tầng điện li.

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Năng lượng của photon: ε=hf=hcλ

 

Cách giải:

Phần năng lượng photon mất đi trong quá trình trên là:

Δε=hcλ1hcλ2=hc.(1λ11λ2)=6,625.1034.3.108.(10,3.10610,5.106)=2,65.1019J

Chọn A.

Câu 7:

Phương pháp:

Lí thuyết mẫu nguyên tử Bo.

Cách giải:

Các bức xạ thuộc dãy Banme do nguyên tử Hiđrô phát ra khi nó chuyển từ các trạng thái có mức năng lượng cao hơn về mức năng lượng L.

Chọn C.

Câu 8:

Phương pháp:

Lí thuyết mẫu nguyên tử Bo.

Cách giải:

Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđrô (H), dãy Laiman có vô số vạch bức xạ nằm trong vùng tử ngoại.

Chọn B.

Câu 9:

Phương pháp:

Công thức tính năng lượng photon: ε=hf=hcλ

 

Cách giải:

Năng lượng của photon được xác định theo công thức: ε=hfεf

 Năng lượng của một photon không phụ thuộc vào khoảng cách tới nguồn.

Chọn C.

Câu 10:

Phương pháp:

Phương pháp:

+ Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản:

  1. Micrô: thiết bị biến âm thanh thành dao động điện âm tần

  2. Mạch phát sóng điện từ cao tần:tạo ra dao động cao tần ( sóng mang)

  3. Mạch biến điệu:trộn sóng âm tần với sóng mang

  4. Mạch khuếch đại: tăng công suất ( cường độ) của cao tần

  5. Anten: phát sóng ra không gian.

+ Sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản:

  1. Anten thu:thu sóng để lấy tín hiệu

  2. Mạch khuếch đại điện từ cao tần.

  3. Mạch tách sóng: tách lấy sóng âm tần

  4. Mach khuếch đại dao động điện từ âm tần:  tăng công suất (cường độ) của âm tần

 

  5. Loa: biến dao động âm tần thành âm thanh.

Cách giải:

Việc phát sóng điện từ không có giai đoạn tách sóng.

Chọn D.

Câu 11:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: xs=ki=k.λDa;kZ

Hai vân sáng trùng nhau: xs1=xs2k1λ1=k2λ2    

Cách giải:

Vân sáng bậc 4 của λ1 trùng với vân sáng bậc 3 của λ2nên:

4λ1Da=3λ2Da4λ1=3λ2λ2=4λ13=4.0,463=0,613μm

Chọn A.

Câu 12 :

Phương pháp:

Tính chất của tia X:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

 

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

Cách giải:

Tính chất không phải đặc điểm của tia X là: Xuyên qua tấm chì dày hàng cm.

Chọn A.

Câu 13:

Phương pháp:

Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có màu xác định và không bị tán sắc mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính.

Cách giải:

Một tia sáng ló ra khỏi lăng kính chỉ có một màu không phải màu trắng thì đó là ánh sáng đơn sắc.

Chọn A.

Câu 14:

Phương pháp:

Lí thuyết về điện từ trường:

+ Tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

+ Tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy.

Đường sức của từ trường luôn khép kín.

+ Điện từ trường là một trường thống nhất gồm hai thành phần điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
Cách giải:

 

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

Đường sức điện của một điện tích điểm đứng yên là đường cong hở.

 Phát biểu sai là: Điện trường xoáy có đường sức giống như đường sức điện của một điện tích điểm đứng yên .

Chọn B.

Câu 15:

Phương pháp:

Sử dụng thang sóng điện từ.

Cách giải:

Ta có thang sóng điện từ:

Bức xạ có bước sóng dài nhất là sóng vô tuyến.

Chọn C.

Câu 16:

Phương pháp:

Chu kì dao động của mạch LC: T=2πLC

Cách giải:

Ta có: T=2πLCTC

 Khi C tăng 9 lần thì T tăng 9=3 lần.

Chọn D.

Câu 17:

Phương pháp:

Năng lượng từ trường: WL=12Li2

Năng lượng điện trường: WC=12Cu2

Năng lượng điện từ: W=WC+WC=12Cu2+12Li2

 

Cách giải:

Năng lượng từ trường trong mạch LC được xác định bởi công thức: WL=12Li2

Chọn C.

Câu 18:

Phương pháp:

+ Sử dụng thang sóng điện từ.

+ Tần số: f=cλf1λ

Cách giải:

Ta có thang sóng điện từ:

λ1>λ2>λ3f3>f2>f1

Chọn C.

Câu 19:

Phương pháp:

Quang phổ liên tục

+ Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng.

+ Ứng dụng: Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó.

 

Cách giải:

Nguồn phát quang phổ liên tục là chất rắn, lỏng hoặc khí (hay hơi) ở áp suất cao được nung nóng.

Chọn A.

Câu 20:

Phương pháp:

Tiên đề về sự hấp thụ hay bức xạ của nguyên tử: 

+ Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En  sang trạng thái dừng có năng lượng Em thấp hơn thì nó phát ra một phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu EnEm

ε=hfnm=hcλnm=EnEm

+ Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em  mà hấp thụ được có năng lượng như trên thì nó sẽ chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng En

Cách giải:

Ta có: {λML=λ32=0,6563μmλNL=λ42=0,4861μmλNM=λ43=?

 

Có:1λ42=1λ43+1λ321λ43=1λ421λ32=10,486110,6563λ43=1,8744μm

1λ43=10,486110,6563λ43=1,8744μm

Chọn A.
Câu 21:

Phương pháp:

Khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối cạnh nhau được gọi là khoảng vân: i=λDa

Cách giải:

Hệ vân trên màn có khoảng vân là: i=λDa=0,55.21=1,1mm

Chọn C.

Câu 22:

Phương pháp:

Công thức tính năng lượng của photon: ε=hcλ

Cách giải:

Năng lượng photon của ánh sáng màu đỏ là: ε=hcλ=6,625.1034.3.1080,76.106=2,6.1019J

 

Chọn D.

Câu 23:

Phương pháp:

Công thức xác định vị trí vân sáng: xs=ki=k.λDa;kZ

Hai vân sáng trùng nhau: xs1=xs2k1λ1=k2λ2    

Cách giải:

+ Lần thứ nhất: Tại vị trí vân sáng cùng màu với vân trung tâm có: k1.0,56=7.λ2λ2=0,08k1

0,67μm<λ2<0,74μm0,67<0,08k1<0,74

8,385<k1<9,25k1=9λ2=0,08.9=0,72μmλ3=712.λ2=712.0,72=0,42μm

+ Lần thứ 2: Tại vị trí các vân sáng trùng nhau:k1.0,56=k2.0,72=k3.0,4228k1=36k2=21k3

BCNN(28;36;21)=252{k1=9nk2=7nk3=12n

 

Trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân trung tâm có: 8 vân sáng của λ1, 6 vân sáng của λ2, 11 vân sáng của λ3.

Trong khoảng giữa 2 vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm còn có các vân sáng trùng nhau của 2 bức xạ. Cụ thể là có 2 vân trùng nhau của bức xạ λ1  λ2.

 Tổng số vân sáng đơn sắc là: N=8+6+112.2=21 (vân sáng)

Chọn D.

Câu 24:

Phương pháp:

Quang phổ vạch phát xạ:

+ Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

+ Quang phổ vạch do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích bằng điện hay bằng nhiệt.

+ Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, về vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

 

+ Ứng dụng: Để phân tích cấu tạo chất.

Cách giải:

Dựa vào việc phân tích quang phổ vạch phát xạ có thể xác định được định tính thành phần hóa học của nguồn sáng.

Chọn A.

Câu 25:

Phương pháp:

+ Sử dụng biểu thức năng lượng photon: ε=hcλ

+ Sử dụng biểu thức tính: ε=A+Wd=A+12mv2

Cách giải:

Ta có:{ε1=A+12mv12ε2=A+12mv22{hcλ1=A+12mv12hcλ2=A+12m(2v1)2A=1,88eV 

Chọn A.

Câu 26:

Phương pháp:

Công thức tính công thoát: A=hcλ0

 

Cách giải:

Công thoát của electron khỏi bề mặt của đồng là: A=hcλ0=6,625.1034.3.1080,3.106=6,625.1019J

Chọn B.

Câu 27:

Phương pháp:

Tần số góc, tần số, chu kì của mạch LC: {ω=1LCT=2πLCf=12πLC

Cách giải:

Tần số của dao động điện từ tự do trong mạch LC: f=12πLC

Chọn D.

Câu 28:

Phương pháp:

+ Sóng điện từ là sóng ngang, lan truyền được trong chân không và trong các môi trường vật chất.
+ Véctơ cường độ điện trường E  và véctơ cảm ứng từ B  luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
+ Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

 

+ Sóng điện từ tuân theo định luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ như ánh sáng .

+ Sóng điện từ mang năng lượng.

Cách giải:

Sóng điện từ là sóng ngang.

Chọn C.

Câu 29:

Phương pháp:

Quang phổ vạch hấp thụ:

+ Quang phổ hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối trên nền của quang phổ liên tục.

+ Quang phổ hấp thụ của chất lỏng và chất rắn chứa các đám, mỗi đám chứa nhiều vạch hấp thụ nối tiếp nhau một cách liên tục.

+ Quang phổ hấp thụ của chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ và đặc trưng cho chất khí đó.

+ Ứng dụng: Để phân tích cấu tạo chất.

Cách giải:

Quang phổ vạch hấp thụ là hệ thống các vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục.

Chọn D.
Câu 30:

Phương pháp:

Vận tốc truyền sóng: λ=cn

Cách giải:

Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì tần số không đổi và vận tốc thay đổi.

 

Chọn D.                                

Câu 31:

Phương pháp:

+ Sử dụng biểu thức tính: ε=A+Wd=A+12mv2

+ Lực Lorenxo: fL=qvB.sin(v;B)

+ Lực hướng tâm: Fht=mv2R

Cách giải:

Khi vào từ trường đều, electron chuyển động tròn đều, khi đó lực Lorenxo đóng vai trò là lực hướng tâm:

mv2R=|e|vB.sin90mv2R=|e|vBv=|e|BRm=1,6.1019.104.23,32.1039,1.1031=0,41.106m/s

Lại có: hcλ=A+12mv2λ=hcA+12mv2

 

λ=6,625.1034.3.1082.1,6.1019+12.9,1.1031.(0,41.106)2=5.107m=0,5μm

Chọn D.

Câu 32:

Phương pháp:

Quang điện trở được chế tạo dựa trên hiện tượng quang điện trong. Đó là một tấm bán dẫn có giá trị điện trở thay đổi khi cường độ chùm sáng chiếu vào nó thay đổi.

Cách giải:

Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong.

Chọn B.

Câu 33:

Phương pháp:

Muốn gây được hiện tượng quang điện trong thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng một giá trị λ0, gọi là giới hạn quang điện của bán dẫn.

Cách giải:

Giới hạn quang dẫn: λ0=0,50μm

Để có thể xảy ra hiện tượng quang điện trong thì λλ0λ0,50μm

 

 Chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng 0,45μm có thể xảy ra hiện tượng quang điện trong.

Chọn B.

Câu 34:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết về hiện tượng quang điện

Cách giải:

Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong → A sai

Công thoát electron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết trong chất bán dẫn → B đúng

Quang điện trở khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào, electron bị bứt ra khỏi liên kết trong mạng tinh thể làm bán dẫn dẫn điện, điện trở của quang điện trở giảm → C đúng

Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp → D đúng

Chọn A.

Câu 35:

Phương pháp:

Khoảng vân:  i=λDa

Vân sáng bậc k và vân tối thứ k có vị trí: {xs=ki;kZxt=(k12).i;kZ

 

Xét tại M nếu:

+xMi=k thì tại M là vân sáng bậc k

+ xMi=k12 thì tại M là vân tối thứ k

Cách giải:

Ta có: xs5=5λDa4,5=5.ii=0,9mm

Xét tại M:  xMi=3,150,9=3,5=412k=4

Vậy tại M là vân tối thứ 4

Chọn D.

Câu 36:

Phương pháp:

Tần số: f=vλ

Cách giải:

Ta có: λt<λdft>fd

 Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc đã cho là anh sáng tím.

Chọn B.

Câu 37:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia hồng ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,76μm đến vài mm.

+ Nguồn phát: Tất cả các vật có nhiệt độ lớn hơn 0(K)

+ Tính chất:

- Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất. Vật hấp thụ tia hồng ngoại sẽ nóng lên.

 

- Có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học, có thế tác dụng lên phim ảnh.

- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.

- Gây ra hiện tượng quang điện trong với một số chất bán dẫn.

+ Công dụng:

- Sấy khô, sưởi ấm, đun nấu.

- Chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh của nhiều thiên thể, chụp ảnh trái đất từ vệ tinh.

- Sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa ( điều khiển ti vi, điều hòa,...)

- Quân sự: ống nhòm hồng ngoại dùng để quan sát và lái xe ban đêm, camera hồng ngoại chụp ảnh và quay phim ban đêm, tên lửa tự động tìm mục tiêu dựa vào tia hồng ngoại do mục tiêu phát ra.

Cách giải:

Tia hồng ngoại được ứng dụng để sưởi ấm.

Chọn D.

Câu 38:

Phương pháp:

+ Nguyên tử ở trạng thái  có mức năng lượng cao khi chuyển về mức năng lượng thấp (năng lượng thấp nhất là ở trạng thái cơ bản) thì chúng phát tối đa số bức xạ là: N=n(n1)2

 

+ Tiên đề về sự bức xạ năng lượng của nguyên tử: Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (En) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (Em)  thì nó phát ra một photon có năng lượng đúng bằng hiệu EnEm : ε=h.fnm=EnEm

Cách giải:

+ Chiếu f1 vào đám nguyên tử thứ nhất thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ nên: n1(n11)2=3n1=3

+ Chiếu f2 vào đám nguyên tử thứ hai thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ nên: n2(n21)2=10n2=5

Ta có: {ε1=E3E1h.f1=E032(E012)=89E0(1)ε2=E5E1h.f2=E052(E012)=2425E0(2)

 

Chia hai vế của (1) cho (2) ta được:f1f2=89.2524=2527

Chọn D.

Câu 39:

Phương pháp:

Lí thuyết về điện từ trường:

+ Tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín.

+ Tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường xoáy.

Đường sức của từ trường luôn khép kín.

+ Điện từ trường là một trường thống nhất gồm hai thành phần điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
Cách giải:

Điện từ trường bao gồm điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Chọn A.

Câu 40:

Phương pháp:

Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng: Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn, photon ứng nó có năng lượng càng lớn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ. Trái lại, sóng điện từ có bước sóng càng dài, photon ứng với nó có năng lượng càng nhỏ, thì tính chất sóng lại thể hiện rõ hơn.

Cách giải:

Tia khó quan sát hiện tượng giao thoa nhất là tia X (tia có bước sóng nhỏ nhất).

Chọn C.

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 11

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 11)

Câu 1: Mạch dao động điện từ tự do có tần số f. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Năng lượng điện trường biến thiên với tần số 2f.

B. Năng lượng điện trường cực đại bằng với năng lượng từ trường cực đại.

C. Năng lượng điện từ biến thiên với tần số 2f.

D. Năng lượng từ trường biến thiên với tần số 2f.

Câu 2:Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện có độ tự cảm L=10μH và điện dung C biến thiên từ 10pF  đến 250pF. Máy có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng

A. 10m đến 95m.

B. 20m đến 100m.

C. 18,8m đến 94,2m

D. 18,8m đến 90m.

Câu 3: Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thực hiện dao động điện từ tự do không tắt. Giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng U0. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là

A. I0=U0LC

B. I0=U0LC

C. I0=U0LC

D. I0=U0CL

Câu 4: Một mạch dao động gồm 1 cuộn cảm L=2πmH và tụ C=0,8πμF. Tần số riêng của dao động trong mạch là:

A. 12,5kHz

B. 25kHz

C. 7,5kHz

D. 15kHz

Câu 5: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i=0,02cos2.103t(A). Tụ điện trong mạch có điện dung C=5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là

A.  L=5.106H 

B. L=5.108H

C.L=50H 

D. L=50mH

Câu 6:Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra:

A. điện trường.

B. từ trường.

C. điện trường xoáy.

D. điện từ trường.

Câu 7: Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa:

A. Điện trường và từ trường.

B. điện áp và cường độ dòng điện.

C. điện tích và dòng điện.   

D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường

Câu 8:Nhận xét nào sau đây là đúng ?

A. Sóng điện từ là sóng cơ học.

B. Sóng điện từ cũng là sóng âm, là sóng dọc nhưng có thể truyền được trong chân không.

C. Sóng điện từ là sóng ngang có thể truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.

D. Sóng điên từ chỉ lan truyền trong chất khí và bị phản xạ từ các mặt phẳng kim loại.

Câu 9: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Iâng là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Bước sóng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là \(\lambda  = 0,5\mu m\). Khoảng cách từ vân sáng bậc 1 đến vân tối thứ 10 là

A. 4,75mm                             B.4,25mm

C. 4,5mm.                              D. 5,0mm

Câu 10: Một mạch dao động bắt tín hiệu của một  máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện C=85pF và một cuộn cảm L=3μH. Tìm bước sóng λ của sóng vô tuyến điện mà mạch này có thể thu được.

A. 41m                                   B. 30m

C. 75m                                   D. 19m

Câu 11:Để thực hiện thông tin trong vũ trụ, người ta sử dụng:

A. sóng cực ngắn vì nó không bị tầng điện li phản xạ hay hấp thụ và có khả năng truyền đi xa theo đường thẳng.

B. sóng ngắn vì sóng ngắn bị tầng điện li và mặt đất phản xạ nhiều lần nên có khả năng truyền đi xa.

C. sóng dài vì sóng dài có bước sóng lớn nhất.

D. sóng trung vì sóng trung cũng có khả năng truyền đi xa.

Câu 12: Tia X

A. Là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.

B. Là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ 5000C

C. Không có khả năng đâm xuyên.

D. Được phát ra từ đèn điện.

Câu 13: Thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh:

A. Sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.

B. Lăng kính đã làm biến đổi màu của ánh sáng qua nó.

C. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng đơn sắc.

D. Ánh sáng trắng không phải là tập hợp của ánh sáng đơn sắc.

Câu 14: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, biết \(D = 2m;a = 1mm;\lambda  = 0,6\mu m\). Bề rộng trường giao thoa đo được 5,4mm. Tổng số vân sáng và tối trên màn là

A. 8                                        B. 9

C. 15                                      D. 17  

Câu 15:Khi chiếu ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường có chiết suất n1=1,6 sang môi trường có chiết suất n2=43 thì:

A. Tần số giảm, bước sóng giảm.

B. Tần số giảm, bước sóng tăng.

C. Tần số không đổi, bước sóng giảm.

D. Tần số không đổi, bước sóng tăng.

Câu 16: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Iâng, biết D=1m;a=1mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6mm. Bước sóng ánh sáng là

A. 0,44μm                     B. 0,52μm

C. 0,6μm                       D. 0,58μm

Câu 17:Mạch dao động của máy thu vô tuyến điện có cuộn cảm L=25μH. Để thu được sóng vô tuyến có bước sóng 100m thì điện dung của tụ điện phải có giá trị

A. 112,6pF

B. 1,126nF

C. 1,126.1010F 

D. 1,126pF

Câu 18:Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây?

A. Cho một chùm êlectron tốc độ nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn hơn.

B. Cho một chùm

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

Mạch dao động điện từ tự do biến thiên điều hòa với ω;T;f thì:

+ Năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với 2ω;T2;2f

+ Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với 2ω;T2;2f

+ Năng lượng điện từ là đại lượng bảo toàn.

Cách giải:

Năng lượng điện từ của mạch dao động điện từ tự do là đại lượng bảo toàn

 Phát biểu sai là: Năng lượng điện từ biến thiên với tần số 2f.

Chọn C.

Câu 2:

Phương pháp:

Bước sóng: λ=cT=c.2πLC

Cách giải:

Máy có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng trong khoảng:

{λ1=2π.3.108.10.106.10.1012=18,8mλ2=2π.3.108.10.106.250.1012=94,2m

Chọn C.

Câu 3:

Phương pháp:

Năng lượng điện từ:WLC=WL+WC=WLmax=WCmax=12LI02=12CU02

Cách giải:

Ta có:WLmax=WCmax=12LI02=12CU02I0=U0CL

Chọn D.

Câu 4:

Phương pháp:

Tần số dao động riêng của mạch LC: f=12πLC

Cách giải:

Tần số riêng của dao động trong mạch là:

f=12πLC=12π2π.103.0,8π.106=12500Hz=12,5kHz

Chọn A.

Câu 5:

Phương pháp:

Tần số góc: ω=1LCL=1ω2C

Cách giải:

Ta có: i=0,02cos(2.103t)(A)ω=2.103rad/s

 

Lại có:ω=1LCL=1ω2C=1(2.103)2.5.106=0,05H=50mH

Chọn D.

Câu 6:

Phương pháp:

Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường xoáy, từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra điện trường xoáy.

Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên cùng tồn tại trong không gian. Chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau trong một trường thống nhất được gọi là điện từ trường.

Cách giải:

Khi phân tích thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ, ta phát hiện ra điện trường xoáy.

Chọn C.

Câu 7:

Phương pháp:

Năng lượng điện từ trong mạch dao động: W=WC+WL=const

Trong quá trình dao động của mạch, năng lượng từ trường và năng lượng điện trường luôn chuyển hóa cho nhau, nhưng tổng năng lượng điện từ là không đổi.

 

Cách giải:

Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa năng lượng điện trường và năng lượng từ trường.

Chọn D.

Câu 8:

Nhận xét đúng là: Sóng điện từ là sóng ngang có thể truyền trong mọi môi trường kể cả chân không.

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng: xs=kλDa=k.i;kZ

Vị trí vân tối: xt=(k+12)λDa=(k+12).i;kZ

Cách giải:

Khoảng vân: i=λDa=0,5.22=0,5mm

Vị trí vân sáng bậc 1: xs1=ki=i=0,5mm

Vị trí vân tối thứ 10: xt10=(9+12)i=9,5.0,5=4,75mm

Khoảng cách giữa chúng là: Δx=xt10xs1=4,750,5=4,25mm

Chọn B.

Câu 10:

Phương pháp:

Công thức tính bước sóng: λ=cT=2πc.LC

 

Cách giải:

Bước sóng của sóng vô tuyến điện mà mạch này có thể thu được:

λ=2πc.LC=2π.3.108.3.106.85.1012=30m

Chọn B.

Câu 11:

Phương pháp:

1. Sóng dài:

+ Có năng lượng thấp.

+ Bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít.

2. Sóng trung:

+ Ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được.

+ Ban đêm bị tầng điện li phản xạ nên truyền đi xa được.

3. Sóng ngắn:

+ Có năng lượng lớn.

+ Bị phản xạ nhiêu lần giữa tầng điện li và mặt đất.

4. Sóng cực ngắn:

+ Có năng lượng rất lớn.

+ Không bị tâng điện li hấp thụ hay phản xạ.

+ Xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ.

Cách giải:

Để thực hiện thông tin trong vũ trụ, người ta sử dụng sóng cực ngắn vì nó không bị tầng điện li phản xạ hay hấp thụ và có khả năng truyền đi xa theo đường thẳng.

 

Chọn A.

Câu 12:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn (1081011m)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.

Chọn A.

Câu 13:

Phương pháp:

Sử dụng lí thuyết “Bài 24: Tán sắc ánh sáng – Trang 122 – SGK Vật Lí 12”.

 

Cách giải:

Thí nghiệm của Niu tơn về ánh sáng đơn sắc nhằm chứng minh sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc.

Chọn A.

Câu 14:

Phương pháp:

Công thức tính số vân sáng và vân tối trên bề rộng miền giao thoa: {Ns=2[L2i]+1Nt=2[L2i+12]

Cách giải:

Khoảng vân: i=λDa=0,6.21=1,2mm

Số vân sáng và vân tối quan sát được trên bề rộng miền giao thoa:

 {Ns=2[L2i]+1=2.[5,42.1,2]+1=5Nt=2[L2i+12]=2.[5,42.1,2+12]=4

Tổng số vân sáng và vân tối: N=5+4=9

Chọn B.

Câu 15:

 

Phương pháp:

Bước sóng:λ=vf 

Vận tốc: v=cn

Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không thay đổi và tốc độ truyền sóng thay đổi.

Cách giải:

Ta có:λ1λ2=v1v2=n2n1=431,6=0,83<1λ1<λ2

 Tần số không đổi, bước sóng tăng.

Chọn D.

Câu 16:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng: xs=ki=kλDa;kZ

Cách giải:

Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 cùng bên với vân trung tâm:

Δx=xs10xs4Δx=10λDa4λDa6λDa=3,6mmλ=3,6.a6.D=3,6.16.1=0,6μm

 

Chọn C.

Câu 17:

Phương pháp:

Công thức tsinh bước sóng: λ=cT=2πc.LCC

Cách giải:

Ta có: λ=2πc.LCC=λ24π2c2.L=10024π2.(3.108)2.25.106=1,1256.1010F=112,56pF

Chọn A.

Câu 18:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia X:

+ Định nghĩa: Là sóng điện từ có bước sóng ngắn (1081011m)

+ Nguồn phát: Ống Cu-lít-giơ (hay  ống tia X): Chùm electron có năng luợng lớn đập vào kim loại nguyên tử lượng lớn → làm phát ra tia X

+ Tính chất:

- Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

 

- Làm đen kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất.

- Làm ion hoá không khí.

- Có tác dụng sinh lí.

+ Ứng dụng

- Trong y học: Chẩn đoán bệnh, chữa bệnh ung thư.

- CN cơ khí : kiểm tra khuyết tật trong sản phẩm đúc.

Cách giải:

Tia X được tạo ra bằng cách cho một chùm êlectron tốc độ nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn hơn.

Chọn A.

Câu 19:

Phương pháp:

Vị trí vân tối: xt=(k+12)i=(k+12).λDa

Cách giải:

Vân tối thứ hai ứng với k=1xt2=(1+12).λDa=1,5.λDa

Khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng trung tâm:

Δx=xt201,5λDa=4,05λ=4,05.a1,5.D=4,05.0,21,5.1=0,54μm

 

Chọn C.

Câu 20:

Phương pháp:

Định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini=n2sinr

Chiết suất: nd<nt

Cách giải:

Ánh sáng chiều từ không khí vào nước, áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có:

sini=n.sinrsinr=sinin(1)

Lại có: nd<nl<nt(2)

Từ (1) và (2) suy ra:  

Chọn C.

Câu 21:

Phương pháp:

Quang phổ liên tục:

+ Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

+ Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

+ Quang phổ liên tục của các chất khác nhau ở cùng một nhiệt độ thì giống nhau và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chúng.

+ Ứng dụng: Đo nhiệt độ của các vật nóng sáng ở nhệt độ cao như các ngôi sao qua quang phổ của nó.

 

Cách giải:

Quang phổ liên tục do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng

 Phát biểu sai: Quang phổ liên tục do các chất khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp phát ra.

Chọn C.

Câu 22:

Phương pháp:

Vị trí vân sáng: xs=kλDa;kZ

Cách giải:

Vị trí vân sáng: xs=kλDa=kλ.10,2=5k.λ

Tại vị trí cách vân sáng chính giữa 2,7cm: xs=2,7cm=27mm5k.λ=27λ=5,4k

 0,40μmλ0,75μm0,45,4k0,757,2k13,5k=8;9;10;11;12;13

Chọn B.

Câu 23:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia tử ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,38μm đến cỡ 109m

 

+ Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ 20000C trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

+ Tính chất:

- Tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học

- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

- Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

+ Công dụng:

- Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

- Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

Cách giải:

Công dụng của tia tử ngoại trong y học là: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

 

 Phát biểu không đúng là: có thể dùng để chữa bệnh ung thư nông.

Chọn D.

Câu 24:

Phương pháp:

Khoảng vân:  i=λDa

Vân sáng bậc k và vân tối thứ k có vị trí: {xs=ki;kZxt=(k12).i;kZ

Xét tại M nếu:

+xMi=k thì tại M là vân sáng bậc k

+ xMi=k12 thì tại M là vân tối thứ k

Phương pháp:

Khoảng vân: i=λDa=0,6.23=0,4mm

Xét tại N:  xNi=1,20,4=3k=3

Vậy tại M là vân sáng bậc 3.

Chọn B.

Câu 25:

Phương pháp:

Quang phổ vạch phát xạ:

+ Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

 

+ Quang phổ vạch do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp phát ra khi bị kích thích bằng điện hay bằng nhiệt.

+ Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, về vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch. Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

+ Ứng dụng: Để phân tích cấu tạo chất.

Cách giải:

Quang phổ vạch là một hệ thống các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

 Phát biểu sai là: Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

Chọn B.

Câu 26:

Phương pháp:

Khoảng vân:  i=λDa

Vân sáng bậc k và vân tối thứ k có vị trí: {xs=ki;kZxt=(k12).i;kZ

 

Xét tại M nếu:

+xMi=k thì tại M là vân sáng bậc k

+ xMi=k12 thì tại M là vân tối thứ k

Phương pháp:

Khoảng vân: i=λDa=0,6.23=0,4mm

Xét tại N:  xNi=1,80,4=4,5=512k=5

Vậy tại M là vân tối thứ 5.

Chọn C.

Câu 27:

Phương pháp:

Sử dụng thang sóng điện từ

Bức xạ tử ngoại có bước sóng λtn<380nm  và bức xạ hồng ngoại có bước sóng  λhn>760nm

Cách giải:

Bức xạ tử ngoại có bước sóng λtn<380nm  và bức xạ hồng ngoại có bước sóng  λhn>760nm

Trong chân không có một bức xạ tử ngoại bước sóng λ và một bức xạ hồng ngoại bước sóng 4λ.

Chỉ có các đáp án A, B, C là có thể là bức xạ tử ngoại.

Thử với đáp án A: λ=100nm4λ=400nm<760nm

 

Thử với đáp án B: λ=300nm4λ=1200nm>760nm(t/m)

Thử với đáp án C: λ=150nm4λ=600nm<760nm

Vậy bước sóng λ = 300nm thỏa mãn.

Chọn B.

Câu 28:

Phương pháp:

Sử dụng thang sóng điện từ

Bức xạ tử ngoại có bước sóng λtn<380nm  và bức xạ hồng ngoại có bước sóng  λhn>760nm

Cách giải:

Tia hồng ngoại và tia tử ngoài có cùng bản chất (đều là sóng điện từ).

Chọn B.

Câu 29:

Phương pháp:

Bước sóng của bức xạ khi truyền trong chân không: λ=cf

Bước sóng khi truyền trong không khí: λ=vf=cn.f=λn

Cách giải:

Bước sóng của bức xạ này khi truyền trong chân không: λ=cf=3.1084,4.1014=6,82.107m=0,682μm

 

Khi truyền trong nước có bước sóng: λ=0,5μm

Ta có: λ=λnn=λλ=0,6820,5=1,36

Chọn D.

Câu 30:

Phương pháp:

Lí thuyết về tia tử ngoại:

+ Khái niệm: Là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng từ 0,38μm đến cỡ 109m

+ Nguồn phát: Những vật có nhiệt độ cao (từ 20000C trở lên)

VD: hồ quang điện, Mặt Trời, đèn hơi thủy ngân.

+ Tính chất:

- Tác dụng lên phim ảnh

- Kích thích sự phát quang của nhiều chất.

- Kích thích nhiều phản ứng hóa học

- Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

- Có tác dụng sinh học: hủy diệt tế bào, diệt khuẩn nấm mốc, là tiền tố tổng hợp vitamin D

- Có thể gây ra hiện tượng quang điện.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh. Ngoài ra tầng ozon hấp thụ hết các tia có bước sóng dưới 300nm và là tấm áo giáp bảo vệ sinh vật trên Trái Đất.

+ Công dụng:

- Y học: dùng để tiệt trùng dụng cụ phẫu thuật, chữa bệnh còi xương.

- Công nghiệp thực phẩm: tiệt trùng thực phẩm.

- Công nghiệp cơ khí: tìm về nứt (khuyết tật) trên bề mặt sản phẩm.

Cách giải:

Bức xạ (hay tia) tử ngoại là bức xạ có bước sóng từ 400nm đến vài nanomét.

Chọn C.

Bộ 40 Đề thi Vật Lí lớp 12 Giữa học kì 1 năm học 2023 -  2024 có ma trận - Đề 12

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Vật lý lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi số 12)

Câu 1: Một tụ điện có điện dung 10μF được tích điện đến một hiệu điện thế xác định. Sau đó nối hai bản tụ này vào một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 1H. Bỏ qua điện trở của các dây nối, lấy π2=10. Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu (kể từ khi nối) điện tích trên tụ có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu?

A. 12000s                 B. 3400s

C. 1600s                   D. 1300s

Câu 2: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng

A. giao thoa với nhau

B. mắt nhìn thấy được

C. không bị tán sắc khi qua lăng kính

D. bị khúc xạ khi đến mặt phân cách hai môi trường trong suốt

Câu 3: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4mm, khoảng cách giữa hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1m. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là

A. λ=0,4μm              B. λ=0,72μm

C. λ=0,68μm            D. λ=0,45μm

Câu 4: Một mạch dao động LC có cuộn thuần cảm L = 0,5 H và tụ điện C=50μF. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 5V. Năng lượng dao động của mạch và chu kì dao động của mạch là

A. 6,25.104J;π10s

B. 0,625mJ;π100s

C. 0,25mJ;π10s

D. 2,5.104J;π100s

Câu 5: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có C thay đổi đượC. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2=4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là

A. f2=2f1

B. f2=f12

C. f2=f14

D. f2=4f1

Câu 6: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 1,2mm; khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2m. Nguồn phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,6μm. Tính khoảng vân giao thoA.

A. 104mm              B. 1mm

C. 10mm                D. 104mm

Câu 7: Cường độ dòng điện tức thời trong một mạch dao động là i=0,05cos100πt (A). Hệ số tự cảm của cuộn dây là 2mH. Lấy π2=10. Điện dung và biểu thức điện tích của tụ điện có giá trị nào sau đây?

A. C=5.103F  q=5.104πcos(100πt+π2)(C)

B. C=5.102F  q=5.104πcos(100πtπ2)(C)

C. C=5.102F  q=5.104πcos(100πt)(C)

D. C=5.103F  q=5.104πcos(100πtπ2)(C)

Câu 8: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Sóng ngắn có tần số lớn hơn tần số sóng cực dài

B. Sóng dài được dùng để thông tin dưới nước

C. Sóng cực ngắn không thể truyền được trong chân không

D. Sóng cực ngắn được dùng trong thông tin vũ trụ

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia X và tia tử ngoại đều bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh

B. Tia X và tia tử ngoại đều kích thích một số chất phát quang

C. Tia X và tia tử ngoại đều tác dụng mạnh lên kính ảnh

D. Tia X và tia tử ngoại đều có bản chất giống sóng điện từ

Câu 10: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Khoảng cách từ hai khe sáng đến màn là 2m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5mm. Ánh sáng trong thí nghiệm có bước sóng 0,4μm. Tại một điểm cách vân sáng trung tâm 6,4mm sẽ là vân sáng bậc mấy?

A. bậc 4                       B. bậc 5

C, bậc 6                       D. bậc 3

Câu 11: Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?

A. Anten

B. Mạch biến điệu

C. Mạch khuếch đại

D. Mạch tách sóng

Câu 12: Quang phổ vạch phát xạ của hidro có 4 màu đặc trưng là:

A. đỏ, lục, chàm, tím

B. đỏ, cam, vàng, tím

C. đỏ, vàng, lam, tím

D. đỏ, lam, chàm, tím

Câu 13: Trong thí nghiệm Young, gọi a là khoảng cách hai khe S1 và S2; D là khoảng cách từ S1S2 đến màn; b là khoảng cách 5 vân sáng kề nhau. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là:

A. baD              B. ba4D         

C. ba5D             D. 4baD

Câu 14: Khi nói về dao động điện từ trong một mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Điện tích của một bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian

B. Điện áp của giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian

C. Năng lượng điện từ trong mạch biến thiên tuần hoàn theo thời gian

D. Cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian

Câu 15: Hai khe I-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,06μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm có:

A. Vân sáng bậc 3

B. Vân tối bậc 3

C. Vân tối bậc 2

D. Vân sáng bậc 2

Câu 16: Sắp xếp đúng thứ tự của các tia theo sự giảm dần của bước sóng trên thang điện từ

A. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen

B. Tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia hồng ngoại

C. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia Rơnghen, tia tử ngoại

D. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Vật có nhiệt độ trên 30000C phát ra tia tử ngoại rất mạnh

B. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ

C. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt

D. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ

Câu 18: Trong thí nghiệm Young: a = 1mm; D = 2m. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,66μm chiếu vào khe S. Biết bề rộng của vùng giao thoa 13,2mm. Số vân sáng trên màn là:

A. 11                           B. 13

C. 9                             D. 15

Câu 19: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ C = 880pF và cuộn L=20μH. Bước sóng điện từ mà mạch thu được là:

A. λ=100m                      B. λ=500m

C. λ=250m                      D. λ=150m

Câu 20: Điện trường xoáy là điện trường

A. của các điện tích đứng yên

B. có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ

C. có các đường sức không khép kín

D. giữa hai bản tụ có điện tích không đổi.

Câu 21: Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C=4π2.1012F và cuộn dây cảm thuần (thuần cảm) có độ tự cảm L=2,5.103H. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. 5.105Hz

B. 0,5.105Hz

C. 0,5.107Hz

D. 2,5.105Hz

Câu 22: Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì chu kì dao động điện từ trong mạch là:

A. T=2πq0I0      

B. T=2πLC      

C. T=2πI0q0

D. T=2πq0I0

Câu 23: Trong thí nghiệm Young. Gọi a là khoảng cách hai khe S1 và S2; D là khoảng cách từ S1S2 tới màn. Nguồn phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1=0,4μm  λ2=0,6μm. Điểm M là vân sáng bậc 6 của ánh sáng bước sóng λ1, tại M đối với ánh sáng có bước sóng λ2 ta có:

A. vân tối thứ 6

B. vân sáng bậc 6

C. vân tối thứ 5

D. vân sáng bậc 4

Câu 24: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young. Khi chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1  λ2, ta quan sát được trên màn hệ vân giao thoa với các khoảng vân lần lượt là i1=0,3mm  i2=0,2mm. Tìm khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó.

A. 0,2mm                    B. 0,6mm

C. 0,3mm                    D. 0,5mm

Câu 25: Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng

A. phản xạ sóng điện từ

B. khúc xạ sóng điện từ

C. cộng hưởng dao động điện từ

D. giao thoa sóng điện từ

Câu 26: Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 4mH và tụ điện có điện dung 9nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3V thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm bằng

A. 3mA                       B. 9mA

C. 6mA                       D. 12mA

Câu 27: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 102πH mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung 1010πF. Chu kì dao động điện từ riêng của mạch này bằng

A. 4.106s                 B. 5.106s

C. 2.106s                 D. 3.106s

Câu 28: Từ hiện tượng tán sắc và giao thoa ánh sáng, kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chiết suất của một môi trường?

A. Chiết suất của môi trường như nhau đối với mọi ánh sáng đơn sắc

B. Chiết suất của môi trường nhỏ khi môi trường có nhiều ánh sáng truyền qua

C. Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn

D. Chiết suất của môi trường đối với những ánh sáng có bước sóng dài

Câu 29: Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện gồm cuộn dây có độ tự cảm L =1mH và một tụ điện có điện dung thay đổi đượC. Để máy thu bắt được sóng vô tuyến có tần số từ 3MHz đến 4MHz thì điện dung của tụ phải thay đổi trong khoảng

A. 0,16pFC0,28pF

B. 0,2μFC0,28μF

C. 2μFC2,8μF

D. 1,6pFC2,8pF

Câu 30: Điều nào sau đây là sai đối với quang phổ liên tục?

A. Quang phổ liên tục phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng

B. Quang phổ liên tục gồm một dải màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím

C. Quang phổ liên tục phụ thuộc nhiệt độ của vật nóng sáng

D. Quang phổ liên tục dùng để đo nhiệt độ của vật nóng sáng

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. D

2. C

3. A

4. B

5. B

6. B

7. D

8. C

9. A

10. A

11. D

12. D

13. B

14. C

15. A

16. D

17. B

18. A

19. C

20. B

21. C

22. D

23. D

24. B

25. C

26. C

27. C

28. C

29. D

30. A

Câu 1:

Phương pháp

Sử dụng công thức: T=2πLC

Cách giải

Kể từ lúc nối (pha của q là 0) đến khi điện tích trên tụ có giá trị bằng một nửa giá trị ban đầu (pha của q là π3) => Thời gian ngắn nhất là:

t=T6=2πLC6=2π10.106.16=1300s

Chọn D

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về ánh sáng đơn sắc

Cách giải

Ánh sáng đơn sắc là:

- Ánh sáng có một màu xác định

- Không bị tán sắc khi đi qua lăng kính

- Khi đi qua lăng kính thì bị lệch về phía đáy

Chọn C

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng công thức: i=λDa

Cách giải

Theo bài ra ta có: 6i=2,4i=0,4mm

Lại có: i=λDaλ=aiD=1.0,41=0,4μm

Chọn A

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: {W=CU022T=2πLC

Cách giải

Năng lượng dao động của mạch là:

W=CU022=50.106.522=6,25.104J

Chu kì dao động của mạch là:

T=2πLC=2π0,5.50.106=π100s

Chọn B

Câu 5:

Phương pháp

Sử dụng công thức: f=12πLC

 

Cách giải

Ta có:

{f1=12πLC1f2=12πL4C1f1f2=2πL4C12πLC1=2

f2=f12

Chọn B

Câu 6:

Phương pháp

Khoảng vân: i=λDa

Cách giải

Khoảng vân giao thoa:

i=λDa=0,6.106.21,2.103=103m=1mm

Chọn B

Câu 7:

Phương pháp

Sử dụng các công thức: {ω=1LCW=LI022=CU022=Q022C

Cách giải

Ta có:

ω=1LC100π=12.103.C

 

C=5.103F

Lại có:

LI022=Q022CQ02=LI02C

Q0=I0LC=0,05.1100π=5.104π(C)

Mặt khác, q trễ pha hơn i góc π2 suy ra φq=0π2=π2

Vậy q=5.104πcos(100πtπ2)(C)

Chọn D

Câu 8:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về sóng điện từ.

Cách giải

Sóng điện từ lan truyền được trong các môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không.

Chọn C

Câu 9:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về tia X và tia tử ngoại.

Cách giải

Tia X và tia tử ngoại đều là sóng điện từ nên không bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.

Chúng đều kích thích một số chất phát quang và đều tác dụng mạnh lên kính ảnh.

 

Chọn A

Câu 10:

Phương pháp

Vị trí vân sáng: xs=ki

Cách giải

Khoảng vân giao thoa: i=λDa=0,4.20,5=1,6mm

Ta có: xs=kik=6,41,6=4

=> Vân sáng bậc 4

Chọn A

Câu 11:

Phương pháp

Sử dụng sơ đồ khối của máy phát thanh:

1 - Micro: Tạo ra dao động điện từ âm tần.

2 - Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát sóng điện từ có tần số cao.

3 - Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.

4 - Mạch khuếch đại: Khuếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.

5 - Anten phát: Tạo ra điện từ trường cao tần lan truyền trong không gian.

Cách giải

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh dùng sóng vô tuyến không có mạch tách sóng.

Chọn D

Câu 12:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết quang phổ vạch phát xạ của hidro.

Cách giải

 

Quang phổ vạch phát xạ của hidro có 4 màu đặc trưng là: đỏ, lam, chàm, tím.

Chọn D

Câu 13:

Phương pháp

Khoảng cách của n vân sáng kề nhau là (n-1)i.

Cách giải

Khoảng cách của 5 vân sáng kề nhau là b => 4i =b

Suy ra: i=b4λDa=b4λ=ba4D

Chọn B

Câu 14:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về dao động điện từ.

Cách giải

Năng lượng điện từ trong mạch không đổi:

W=LI022=CU022=Q022C=const

Chọn C

Câu 15:

Phương pháp

Vị trí vân sáng: xs=ki

Vị trí vân tối: xt=(k+0,5)i

Cách giải

Ta có: i=λDa=0,6.23=0,4mm

Điểm M cách vân trung tâm 1,2mm:

k=xMi=1,20,4=3

=> Tại M có vân sáng bậc 3

 

Chọn A

Câu 16:

Phương pháp

Thang sóng điện từ:

Cách giải

Dựa vào thang sóng điện từ, ta có thứ tự các tia theo sự giảm dần của bước sóng là:

Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơnghen.

Chọn D

Câu 17:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về tia tử ngoại.

Cách giải

Vật có nhiệt độ trên 20000C thì phát được tia tử ngoại, nhiệt độ của vật càng cao thì phổ tử ngoại của vật càng dài hơn về phía sóng ngắn. => A đúng

Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh,…hấp thụ rất mạnh => B sai

Chọn B

Câu 18:

Phương pháp

Số vân sáng trên màn thỏa mãn điều kiện:

L2kiL2

Cách giải

Khoảng vân: i=λDa=0,66.21=1,32mm

Số vân sáng trên màn thỏa mãn điều kiện:

L2kiL213,22k.1,3213,22

 

5k5 => có 11 vân sáng

Chọn A

Câu 19:

Phương pháp

Sử dụng công thức: λ=c.T=c.2πLC

Cách giải

Ta có:

λ=c.T=c.2πLC=3.108.2π.20.106.880.1012=250m

Chọn C

Câu 20:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết điện trường xoáy.

Cách giải

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ.

Chọn B

Câu 21:

Phương pháp

Sử dụng công thức: f=12πLC

Cách giải

Tần số dao động điện từ tự do của mạch là:

f=12πLC=12π2,5.103.4π2.1012=0,5.107Hz

Chọn C

Câu 22:

Phương pháp

Sử dụng công thức: {W=LI022=Q022CT=2πLC

 

Cách giải

Năng lượng điện từ:

LI022=Q022CLC=Q02I02LC=Q0I0

Chu kì: T=2πLC=2π.Q0I0

Chọn D

Câu 23:

Phương pháp

Vị trí vân sáng: xs=ki

Vị trí vân tối: xt=(k+0,5)i

Cách giải

Ta có: {i1=0,4.Dai2=0,6.Dai1i2=23i2=32i1

Điểm M là vân sáng bậc 6 của λ1 => xM=6i1

Ta có: xM=6i1=ki2=k.32i1

k=4

Vậy tại M có vân sáng bậc 4 của λ2

Chọn D

Câu 24:

Phương pháp

Sử dụng công thức: k1i1=k2i2

 

Cách giải

Ta có: k1i1=k2i2k1k2=i2i1=23

Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó là:

Δx=2i1=3i2=0,6mm

Chọn B

Câu 25:

Phương pháp

Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng dao động điện từ.

Cách giải

Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng dao động điện từ.

Chọn C

Câu 26:

Phương pháp

Sử dụng công thức:

CU022=Li22+Cu22

Cách giải

Năng lượng điện từ:

CU022=Li22+Cu22CU02=Li2+Cu2

i=CL.(U02u2)=9.1094.103.(5232)=6.103(A)=6mA

 

Chọn C

Câu 27:

Phương pháp

Sử dụng công thức: T=2πLC

Cách giải

T=2πLC=2π102π.1010π=2.106s

Chọn C

Câu 28:

Phương pháp

Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.

Cách giải

Chiết suất của môi trường lớn đối với những ánh sáng có bước sóng ngắn.

Chọn C

Câu 29:

Phương pháp

Sử dụng công thức:

f=12πLCC=14π2f2L

Cách giải

Ta có:

f=12πLCC=14π2f2L

Theo bài ra ta có:

3.10612πLC4.106

1,6.1012C2,8.1012

Chọn D

Câu 30:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết quang phổ liên tục.

Cách giải

- Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

- Không phụ thuộc vào cấu tạo của nguồn phát mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

=> A sai

Chọn A

 

Tài liệu có 185 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống