Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Nhà rông ở Tây Nguyên mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 3, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Soạn bài lớp 3: Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến,
táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng
trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng
hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung
quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ
của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp
tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai
làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung tại nhà rông để bảo vệ buôn
làng.
Theo NGUYỄN VĂN HUY
- Rông chiêng: một điệu múa của đồng bào Tây Nguyên.
- Nông cụ: đồ dùng để làm ruộng (cuối, cày, bừa,. liềm, hái…)
Hướng dẫn giải bài Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên
Câu 1
Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu... không vướng mái.
Trả lời:
Nhà rông phải chắc và cao để voi đi qua mà không bị đụng sàn và khi múa
cồng chiêng, giáo không vướng mái.
Câu 2
Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Gian đầu nhà rông.... khi cũng tế.
Trả lời:
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá
thần, quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre vũ khí, nông cụ
của cha ông truyền lại và chiêng chống dùng khi cúng tế.
Câu 2
Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn sau: Gian giữa với bếp lửa... nơi tiếp khách của làng.
Trả lời:
Gian giữa có bếp lửa là trung tâm của nhà rông vì đây chính là nơi tiếp khách
của làng và cũng là nơi các già làng thường họp bàn các việc lớn.
Nội dung: Nhà rông ở Tây Nguyên rất đặc biệt. Đây là nơi sinh hoạt cộng đồng
của buôn làng, thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.
Trắc nghiệm bài Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên
1. Con hãy cho biết để giúp cho nhà bền và chắc, nhà rông thường được
làm bằng những loại gỗ nào?
A. gụ
B. Lim
C. Thông
D. Xoan
E. Sến
F. táu
2. Nhà rông phải làm cao vì những nguyên nhân nào?
A. Làm nhà cao mới đẹp và thoáng.
B. Để tránh voi đi qua bị đụng sàn.
C. Khi múa rông chiêng, ngọn giáo không làm vướng mái.
D. Làm nhà cao sẽ mát mẻ hơn.
3. Em hãy cho biết gian đầu nhà rông thờ gì?
a. Thờ thần Đất.
b. Thờ thần làng.
c. Thờ các già làng đã qua đời.
4. Hòn đá thần treo ở gian đầu có gì đặc biệt?
a. Đó là hòn đá mang nhiều sức mạnh và có phép thuật.
b. Đó là hòn đá được truyền từ đời này sang đời khác.
c. Đó là hòn đá do già làng nhặt khi chọn đất lập làng.
5. Xung quanh hòn đá người Tây Nguyên bày trí như thế nào
a. Treo thêm vào đó nhiều bông hoa đẹp.
b. Bày lên đó những vật phẩm để tế thần.
c. Treo những cành hoa đan bằng tre và những vũ khí, nông cụ cha ông để loại
và chiêng trống cũng tế.
6. Con hãy cho biết đâu là trung tâm của nhà rông?
a. Bếp lửa.
b. Gian giữa.
c. Gian đầu.
d. Gian giữa và bếp lửa.
7. Vì sao gian giữa lại là trung tâm của nhà rông?
a. Vì đó là nơi dành cho các trai làng coi giữ, bảo vệ.
b. Vì đó là nơi vui chơi, múa cồng chiêng của mọi người.
c. Vì đó là nơi già làng họp và tiếp khách.
8. Những ai được ngủ ở nhà rông để bảo vệ buôn làng?
a. Các già làng.
b. Trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình.
c. Tất cả trai tráng khỏe mạnh trong làng.
9. Theo con từ nào giải thích đúng nghĩa của từ “rông chiêng”?
a. Là tên một điệu múa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
b. Là chiêng trống trong nhà rông.
c. Là cồng chiêng.
10. Em hãy cho biết nội dung ý nghĩa của bài là gì?
a. Ca ngợi vẻ đẹp đặc biệt của nhà rông.
b. Nét phong tục đặc sắc của đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
c. Cả a và b đều đúng.