Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Tiếng việt lớp 3, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Tiếng việt sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài lớp 3: Nhớ lại buổi đầu đi học
 
                         Nhớ lại buổi đầu đi học
Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức
những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những
cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười
giữa bầu trời quang đãng.
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm
tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại
lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự
thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
Cũng như tôi, mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi
từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn
ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò
cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
                                                                                        Theo
THANH TỊNH
- Nao nức: hăm hở, phấn khởi.
-
Mơn man: nhẹ nhàng, dễ chịu.
-
Quang đãng: sáng sủa và thoáng rộng.
-
Bỡ ngỡ: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
- Ngập ngừng: vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.

Hướng dẫn giải Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học
Câu 1
Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
Gợi ý:
Em hãy đọc đoạn đầu bài: Hằng năm... bầu trời quang đãng.
Trả lời:
Cảnh ngoài đường lá rụng nhiều vào dịp cuối thu khiến tác giả nhớ lại những kỉ
niệm của buổi tựu trường.

Câu 2
Trong ngày tựu trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh
có sự thay đổi lớn?
Gợi ý:
Em hãy đọc đoạn sau và tìm nguyên nhân tác giả thấy cảnh vật có sự
thay đổi lớn: Buổi mai hôm ấy... hôm nay tôi đi học.
Trả lời :
Trong ngày đầu tiên đến trường, tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay
đổi lớn, vì đó là lần đầu tiên cậu bé được làm học sinh, cảnh vật thân quen hằng
ngày cũng trở nên thay đổi, lạ lẫm.

Câu 3
Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu
trường.
Gợi ý:
Em hãy đọc đoạn sau: Cũng như tôi... đến hết.
Trả lời:
Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường: bỡ
ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ, họ như con chim nhìn
quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao
thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè
trong cảnh lạ.

Nội dung: Hồi tưởng đẹp đẽ của tác giả về buổi đầu đi học vào mỗi dịp cuối
thu hàng năm.

Trắc nghiệm bài Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học
1. Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường?
a. Khi thấy các bạn nhỏ cùng nhau đi tựu trường.
b. Khi bắt đầu vào mùa thu.
c. Vào những ngày cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.

2. Cảm giác của tác giả khi nghĩ về buổi tựu trường đầu tiên được so sánh
ra sao?
a. Như bông hoa tươi mỉm cười.
b. Như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
c. Như cánh chim non chập chững tập bay.

3. Buổi sáng đầu tiên cậu bé tới trường, thời tiết ra sao?
a. Buổi sớm đầy sương thu và gió lạnh.
b. Buổi sớm có ánh nắng chan hòa.
c. Buổi sớm đầy gió lạnh

4. Ai đã đi cùng cậu bé tới buổi tựu trường đầu tiên
a. Người mẹ.
b. Bạn bè.
c. Ông ngoại

5. Cảnh vật xung quanh cậu bé ngày hôm đó trông như thế nào?
a. Cảnh vật vẫn quen thuộc như trước.
b. Cảnh vật đang có sự thay đổi lớn.
c. Cảnh vật trở nên tươi mới và đẹp hơn.

6. Vì sao tác giả thấy cảnh vật trở nên khác lạ?
a. Vì cảnh vật bỗng dưng thay đổi trong ngày cậu tới trường.
b. Vì thời tiết mùa thu làm cho con đường trở nên khác lạ.
c. Vì lần đầu trở thành học trò, trong lòng tác giả có cảm giác khác lạ khiến cho
tác giả tưởng cảnh vật xung quanh trở nên khác lạ.

7. Các bạn học trò mới có cảm xúc gì trong ngày đầu tiên tựu trường?
a. Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.
b. Như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.
c. Thèm được như những học trò cũ đã biết lớp, biết thầy.

d. Tất cả đáp án trên đều đúng.

8. Con điền các từ sau vào chỗ trống cho đúng:
nao nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng
a. ….là vừa muốn làm lại vừa e ngại, chưa biết làm thế nào.
b. ….là hăm hở, phấn khởi.
c. ….là ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc.
d. …. là nhẹ nhàng, dễ chịu

9. Con hãy nối hai cột để tạo thành câu ứng với nội dung của bài:

Tôi bỡ ngỡ và rụt rè.
Những học trò mới đang có sự thay đổi lớn.
Cảnh vật lá ngoài đường rụng nhiều.
Cuối thu, nhớ lại những cảm xúc trong ngày tựu
trường đầu tiên.

10. Nội dung chính của bài là gì?
a. Sự bỡ ngỡ của học sinh trong buổi tựu trường đầu tiên.
b. Những kỉ niệm trong sáng và đẹp đẽ của Thanh Tịnh trong buổi tựu trường
đầu tiên.
c. Cảnh vật thay đổi lạ lùng trong ngày đầu tiên đi học.
 

Xem thêm
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới nhất (trang 1)
Trang 1
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới nhất (trang 2)
Trang 2
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới nhất (trang 3)
Trang 3
Soạn Tiếng Việt lớp 3: Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống