Câu hỏi:

16/01/2025 7

Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau?

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Sở dĩ ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời F1 rồi sau đó giảm dần là vì ở các thế hệ sau, mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần, đồng hợp tăng lên (trong đó, đồng hợp lặn có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình).

Lý thuyết Ưu thế lai

I. HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI

- Ưu thế lai là: hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

- Hiện tượng ưu thế lai rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai hay, chi tiết

- Ví dụ: cây ngô, cây cà chua, gà, vịt …

II. NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG ƯU THẾ LAI

- Ở đa số các loài alen trội có lợi, alen lặn có hại. Khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội cho tính trạng tốt, tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn cho tính trạng xấu. Khi lai hai dòng thuần chủng tương phản với nhau thu được kiểu gen dị hợp (F1 tập trung các alen trội lấn át sự biểu hiện của các gen có hại) → con lai ở F1 có tính trạng tốt hơn so với bố mẹ.

- Ví dụ: Một dòng mang 2 gen trội (AABBdd) × 1 dòng mang 1 gen trội (aabbDD) → con lai F1 mang 3 gen trội (AaBbDd).

- Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời lai F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì: khi tự thụ phấn tỷ lệ KG dị hợp tử giảm, KG đồng hợp tử tăng qua các thế hệ → tỷ lệ KG đồng hợp tử lặn tăng gây hại.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai hay, chi tiết

- Muốn duy trì được ưu thế lai người ta thường dùng các biện pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô…

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI

1. Phương pháp tạo ưu thế lai cây trồng

- Lai khác dòng: tạo hai dòng thuần chủng (bằng cách cho tự thụ phấn) → cho giao phấn với nhau.

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai hay, chi tiết

- Lai khác thứ (khác dòng): kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới (được sử dụng phổ biến hơn).

2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

- Lai kinh tế: là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

+ Ví dụ: ở lợn, con cái Ỉ Móng Cái × con đực Đại Bạch.

F1: Lợn con mới đẻ nặng 0.8kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao.

Xem thêm một số kiến thức liên quan:

Lý thuyết Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai

Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 35: Ưu thế lai

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đột biến cấu trúc NST là quá trình làm

Xem đáp án » 15/01/2025 11

Câu 2:

Tiêu hoá nội bào thường gặp ở nhóm động vật

Xem đáp án » 15/01/2025 10

Câu 3:

Chọn câu đúng về quá trình quang hợp và hô hấp tế bào

Xem đáp án » 15/01/2025 9

Câu 4:

Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?

Xem đáp án » 15/01/2025 9

Câu 5:

Heemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2 chuỗi poolipeptit α và 2 chuỗi polypeptit β. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình tổng hợp hemoglobin là?

 

Xem đáp án » 15/01/2025 8

Câu 6:

Hãy nêu một số ví dụ để thấy được vai trò quan trọng của sinh học đối với đời sống hằng ngày.

Xem đáp án » 16/01/2025 8

Câu 7:

Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì

Xem đáp án » 15/01/2025 7

Câu 8:

Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp

Xem đáp án » 15/01/2025 7

Câu 9:

Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về?

 

Xem đáp án » 16/01/2025 7

Câu 10:

Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra qua:

Xem đáp án » 16/01/2025 7

Câu 11:

Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?

Xem đáp án » 16/01/2025 7

Câu 12:

Sinh vật nhân sơ bao gồm các nhóm:

Xem đáp án » 16/01/2025 7

Câu 13:

Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 16/01/2025 7

Câu 14:

Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Đột biến.

(6) Di-nhập gen.

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là

Xem đáp án » 16/01/2025 7

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »