A. +2.
B. +1.
C. -1.
Đáp án đúng là: A
Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ có số oxi hóa +2.
Kim loại kiềm thổ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns². Để đạt được cấu hình bền vững của khí hiếm, chúng có xu hướng nhường đi 2 electron ở lớp ngoài cùng, tạo thành cation mang điện tích 2+.
Tính chất của kim loại kiềm thổ:
I. Tính chất vật lý
- Kim loại kiềm IIA gồm: Be: [He]2s2, Mg: [Ar]3s2, Ca: [Ar]4s2, Sr: [Kr]5s2, Ba: [Xe]6s2.
- Là những chất rắn màu trắng bạc hoặc xám nhạt, có ánh bạc, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tương đối thấp (cao hơn kim loại kiềm).
- Độ cứng: kim loại kiềm thổ cứng hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp; độ cứng giảm dần từ Be → Ba (Be cứng nhất có thể vạch được thủy tinh; Ba chỉ hơi cứng hơn chì).
- Khối lượng riêng tương đối nhỏ, độ cứng tuy cao hơn kim loại kiềm nhưng vẫn nhỏ hơn nhôm.
Thế điện cực chuẩn:
- Kim loại nhóm IIA là chất khử mạnh nhưng yếu hơn so với kim loại kiềm. Trong các hợp chất chúng có số oxi hóa +2.
- Tính khử tăng từ Be đến Ra:
M – 2e → M2+
1. Tác dụng với phi kim
- Ở to thường, Be và Mg bị oxi hóa chậm tạo thành lớp màng oxit bảo vệ, các kim loại còn lại tác dụng với mạnh hơn.
- Khi đốt nóng tất cả các kim loại nhóm IIA đều cháy thành oxit.
2M + O2 → 2MO
Ví dụ:
2Ca + O2 → 2CaO
- Với halogen: phản ứng dễ dàng ở nhiệt độ thường
M + X2 → MX2
Ví dụ:
Mg + Cl2 → MgCl2
- Với phi kim kém hoạt động phải đun nóng:
2. Tác dụng với nước H2O
- Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ:
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑
- Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng tạo thành MgO.
Mg + H2O → MgO + H2↑
- Be không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao vì có lớp oxit bền bảo vệ. Nhưng Be có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy tạo berilat:
Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2
Be + 2NaOHnóng chảy → Na2BeO2 + H2
3. Tác dụng với axit
- Axit không có tính oxi hóa, khử H+ thành H2
M + 2H+ → M2+ + H2↑
Ví dụ:
Ca + 2HCl → CaCl2 + H2
- Khử N+5, S+6 thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn.
4M + 10HNO3 (l) → 4M(NO3)2 + 3H2O + NH4NO3
Ví dụ:
4Ca + 10HNO3 (l) → 4Ca(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Mg + 4HNO3 đđ → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong oxi dư thu được 10,2g Al2O3. Giá trị của m là:
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại
Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2874 kJ. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 9960 kJ nhiệt (có 20% nhiệt đốt cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?