Sinh vật nhân sơ bao gồm các nhóm:
A. Vi khuẩn và virut
B. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh
C. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ
D. Vi khuẩn và nấm đơn bào
Đáp án C
Các sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân sơ gồm có vi khuẩn và vi khuẩn cổ
Lý thuyết Tế bào nhân sơ
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Có kích thước nhỏ (1 µm đến 5 µm), thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.
- Có khả năng trao đổi chất với môi trường nhanh chóng, khả năng sinh trưởng và sinh sản cũng nhanh.
Kích thước của một số loại tế bào và cấp độ dưới tế bào
- Chưa có nhân hoàn chỉnh, chưa có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất.
- Chưa có hệ thống nội màng, chưa có các bào quan có màng bao bọc và bộ khung xương tế bào.
- Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que và hình xoắn.
Một số hình dạng của tế bào nhân sơ
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ
Tế bào nhân sơ được cấu tạo ừ các thành phần chính là: thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.
Cấu trúc của tế bào nhân sơ
1. Lông, roi và màng ngoài
a) Lông
- Cấu tạo: ngắn hơn roi, có số lượng nhiều hơn roi.
- Chức năng: giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.
b) Roi
- Cấu tạo: được cấu tạo từ bó sợi protein, dài hơn lông, các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi.
- Chức năng: là cơ quan vận động, có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển về phía trước.
c) Màng ngoài
- Vị trí: nằm ngoài thành tế bào.
- Cấu tạo: Có thành phần chủ yếu là lipopolysaccharide.
- Chức năng: giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các tế bào bạch cầu.
2. Thành tế bào và màng tế bào
a) Thành tế bào
- Cấu tạo:
+ Có độ dày từ 10 nm đến 20 nm.
+ Được cấu tạo từ peptidoglycan.
+ Dựa vào cấu tạo của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 nhóm gồm vi khuẩn Gram dương (Gr+) và vi khuẩn Gram âm (Gr-).
Cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram âm (a) và vi khuẩn Gram dương (b)
Gram âm |
Gram dương |
Lớp peptidoglycan mỏng. |
Lớp peptidoglycan dày. |
Có lớp màng ngoài nằm ngoài lớp peptidoglycan, được cấu tạo từ lớp kép phospholipid như màng tế bào nhưng giàu lipopolysaccharide. Lớp màng ngoài này có khả năng sinh nội độc tố. |
Không có lớp màng ngoài. |
Bắt màu đỏ khi nhuộm Gram. |
Bắt màu tím khi nhuộm Gram. |
- Chức năng:
+ Có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
+ Ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh: Dựa vào loại vi khuẩn Gram dương (Gr+) hay vi khuẩn Gram âm (Gr-) mà sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp.
b) Màng tế bào
- Ví trí: Nằm dưới thành tế bào.
- Cấu tạo: Được cấu tạo bởi hai thành phần chủ yếu là lớp kép phospholipid và protein.
- Chức năng:
+ Trao đổi chất có chọn lọc.
+ Là nơi diễn ra các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của tế bào.
3. Tế bào chất
- Vị trí: Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân.
- Cấu tạo:
+ Thành phần chính của tế bào chất là bào tương – dạng keo lỏng có thành phần chủ yếu là nước, các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau.
+ Không có hệ thống nội màng, khung xương tế bào, các bào quan có màng bao bọc chỉ có các hạt dự trữ (đường, lipid) và nhiều ribosome.
- Chức năng: là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo duy trì các hoạt động sống của tế bào.
4. Vùng nhân
- Cấu tạo:
+ Không được bao bọc bởi các lớp màng nhân.
+ Thường chỉ chứa một phân tử DNA dạng vòng, mạch kép.
- Chức năng: mang thông tin di truyền điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vi khuẩn.
- Ngoài DNA ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng, mạch kép được gọi là các plasmid.
Cấu trúc plasmid của vi khuẩn
DNA vùng nhân |
Plasmid |
- Có kích thước lớn hơn. - Thường chỉ có 1 phân tử DNA vùng nhân trong 1 tế bào. - Là thành phần bắt buộc phải có đối với tế bào vi khuẩn. - Vai trò: mang thông tin di truyền quy định toàn bộ các hoạt động sống của tế bào. |
- Có kích thước nhỏ hơn. - Thường có nhiều plasmid trong 1 tế bào.
- Là thành phần không bắt buộc phải có đối với vi khuẩn. - Vai trò: thường mang thông tin quy định tính một số đặc tính của vi khuẩn như tính kháng thuốc kháng sinh; được sử dụng làm vector chuyển gene trong kĩ thuật di truyền. |
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Heemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2 chuỗi poolipeptit α và 2 chuỗi polypeptit β. Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình tổng hợp hemoglobin là?
Hãy nêu một số ví dụ để thấy được vai trò quan trọng của sinh học đối với đời sống hằng ngày.
Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì
Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là?
Để nhân nhanh các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về?
Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?
Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Giao phối ngẫu nhiên.
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(5) Đột biến.
(6) Di-nhập gen.
Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, hãy cho biết bệnh do vi khuẩn Gram dương hay vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn. Tại sao?