Quân đội triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (1860) do
A. thiếu sự ủng hộ của quần chúng nhân dân
B. sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến đấu
C. lực lượng ít; vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu
D. quân Pháp chiếm ưu thế áp đảo về lực lượng
Đáp án B
Quân đội triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (1860) do sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến đấu. Điều này được thể hiện qua việc: triều đình nhà Nguyễn không nhìn thấy được những bất lợi, khó khăn của kẻ thù (Pháp) nên đã không chủ động tấn công, mà vẫn kiên trì “thủ hiểm” trong Đại đồn Chí Hòa. Do đó, gần 1000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay bên cạnh phòng tuyến của quân đội triều đình (với lực lượng từ 10000 – 12000 quân).
- Các đáp án A, C, D đều có những điểm chưa phù hợp:
+ Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà – mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với triều đình đứng lên kháng chiến. Do đó, việc đưa ra quan điểm cho rằng: triều đình nhà Nguyễn thất bại ở chiến trường Gia Định (1860) do không nhận được sự ủng hộ của nhân dân là không chính xác.
+ Quân đội triều đình nhà Nguyễn tuy vũ khí thô sơ, lạc hậu hơn so với quân Pháp. Tuy nhiên, tại chiến trường Gia Định (năm 1860), triều đình đã bố trí, chốt giữ ở đây một lực lượng quân sĩ đông đảo – khoảng 10000 – 12000 quân (gấp 10 – 12 lần quân Pháp).
+ Từ đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có sự thay đổi. Nước Pháp lúc này đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc và Italia, phải rút toàn bộ số quân ở Đà Nẵng vào Gia Định (23/3/1860). Vì phải san xẻ lực lượng cho các chiến trường khác, nên số quân Pháp ở Gia Định chỉ còn khoảng 1000 tên, lại phải rải ra trên một chiến tuyến dài tới 10 km. Do đó, việc đưa ra nhận định: quân Pháp giành thắng lợi ở Gia Định là do có lực lượng áp đảo so với nhà Nguyễn là không chính xác
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng chủ yếu là do
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam phong trào cách mạng 1930 – 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 so với giai đoạn trước?
Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là không đúng?
Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giưới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn so với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây vì
Nhận xét nào sau đây phù hợp với phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
Từ cuối thập kỉ 70 đến đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa các nước Đông Dương với tổ chức ASEAN có điểm gì nổi bật?
Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?
So với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt?
Trong suốt quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945 – 1954), thực dân Pháp luôn phải đối mặt với khó khăn nào?