Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A. lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công
B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng
C. kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang
D. kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc
Đáp án A
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công:
* Ví dụ về việc lựa chọn đúng địa bàn tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:
- Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định rõ chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công mở đầu, trọng điểm là Nam Tây Nguyên với mục tiêu chính là thị xã Buôn Ma Thuột. Thực tế đã chứng minh đây là mẫu mực về nghệ thuật lựa chọn hướng tiến công, địa bàn tiến công, nghệ thuật vận dụng không gian đặc sắc, sáng tạo. Bởi:
+ Tây Nguyên là chiến trường trải rộng, có vị trí hết sức quan trọng, nếu giải phóng được địa bàn này sẽ tạo bàn đạp tiến vào Đông Nam Bộ (nơi có Sài Gòn – thủ phủ của chính quyền Sài Gòn), hoặc dễ dàng tiến xuống giải phóng các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ thực hiện chia cắt chiến lược địch, tạo sự rung chuyển chấn động mạnh.
+ Ở Nam Tây Nguyên, địa hình xung quanh Buôn Ma Thuột tương đối bằng phẳng, nhiều đường lâm nghiệp, tiếp cận với tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn, nên rất thuận lợi cho việc cơ động tập trung binh lực, vật lực để tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
+ Trong khi đó, phán đoán sai hướng tiến công chủ yếu của Quân giải phóng là miền Đông Nam Bộ, do vậy, chính quyền Sài Gòn tập trung phòng thủ ở Quân khu 1 (khu vực Huế - Đà Nẵng) và Quân khu 3 (miền Đông Nam Bộ). Lực lượng địch ở Tây Nguyên tương đối mỏng, lại mất cân đối (tập trung nhiều ở phía Bắc, ít ở phía Nam), bố phòng sơ hở.
* Ví dụ về việc chủ động tạo thời cơ tiến công của Đảng Lao động Việt Nam:
- Cuối năm 1974, đầu năm 1975, cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo hướng thuận lợi, Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (từ 30/9/1974 – 7/10/1974) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) hạ quyết tâm: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976; nếu thời cơ đến sớm hơn, thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
- Thực hiện quyết tâm Bộ Chính trị đề ra, Bộ Tổng tư lệnh sớm chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu xây dựng hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dự thảo này đã được Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (18/12/1974 – 8/01/1975) đồng ý thông qua (sau 8 lần xin ý kiến chỉnh sửa), chính thức trở thành “Kế hoạch chiến lược”, gồm hai phương án:
+ Phương án cơ bản, có hai bước: Bước 1 (năm 1975), mở nhiều đợt tiến công và nổi dật, làm cho lực lượng địch suy yếu nhanh chóng, mở ra thời cơ thuận lợi mới có lợi nhất cho cách mạng. Bước 2 (năm 1976), tiến hành tổng tiến công và nổi dậy đánh chiếm Sài Gòn, giành toàn thắng.
+ Phương án thời cơ: khi ta đánh mạnh, địch suy yếu nhanh có thể tạo ra thời cơ phát triển “đột biến”, lập tức tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn thắng trong năm 1975.
=> Như vậy, nhờ có sự chuẩn bị chu đáo cả 2 phương án, nên tình hình chiến trường dù có phát triển theo hướng nào, thì lực lượng cách mạng Việt Nam vẫn giữ được sự chủ động trong việc “điều binh, khiển tướng”. Và thực tế đã cho thấy sự chỉ đạo linh hoạt, tạo thời cơ và chớp thời cơ của Đảng: ngay sau thắng lợi bước đầu của chiến dịch Tây Nguyên, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã họp bàn, quyết định chuyển từ phương án cơ bản sang phương án thời cơ, thực hiện giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay năm 1975
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 – 1929), thực dân Pháp hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng chủ yếu là do
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 – 1975 là một Đảng lãnh đạo nhân dân
Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam phong trào cách mạng 1930 – 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bước tiến của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 so với giai đoạn trước?
Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là không đúng?
Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giưới sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Trong nửa sau thế kỉ XX, quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn so với các giai đoạn lịch sử thế giới trước đây vì
Quân đội triều đình nhà Nguyễn không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định (1860) do
Nhận xét nào sau đây phù hợp với phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?
Từ cuối thập kỉ 70 đến đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa các nước Đông Dương với tổ chức ASEAN có điểm gì nổi bật?
Nội dung nào không phải là yếu tố tác động đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (5/6/1911)?
So với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt?
Trong suốt quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945 – 1954), thực dân Pháp luôn phải đối mặt với khó khăn nào?