Phong hoá sinh học là
A. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
B. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
C. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.
Đáp án đúng là: C
Phong hoá sinh học là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật (thực vật, nấm, vi khuẩn,...) làm các đá bị biến đổi cả về mặt lí học và hoá học. Ví dụ: sự phát triển của rễ cây làm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bị biến đổi về thành phần, tính chất,...
Quá trình phong hóa sinh học:
- Rễ cây xâm nhập: Rễ cây mọc và phát triển, tìm kiếm nước và chất dinh dưỡng. Trong quá trình này, chúng xâm nhập vào các kẽ nứt của đá, làm cho đá bị nứt vỡ thành các mảnh nhỏ hơn.
- Vi sinh vật phân hủy: Vi sinh vật sống trong đất tiết ra các axit hữu cơ, giúp phân hủy các khoáng chất trong đá thành các chất dinh dưỡng mà cây có thể hấp thụ.
- Động vật đào hang: Các loài động vật đào hang trong đất làm cho đất tơi xốp, tăng diện tích tiếp xúc của đá với không khí và nước, từ đó tăng cường quá trình phong hóa.
Vai trò của phong hóa sinh học:
- Tạo thành đất: Phong hóa sinh học là một trong những quá trình quan trọng tạo thành đất.
- Hình thành địa hình: Phong hóa sinh học góp phần tạo ra các dạng địa hình karst, hang động,...
- Chu trình vật chất: Phong hóa sinh học giúp đưa các chất dinh dưỡng từ đá vào đất, cung cấp cho cây trồng.
Lý thuyết Ngoại lực
a) Khái niệm
- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.
- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.
b) Tác động
* Tác động của quá trình ngoại lực
- Quá trình phong hoá
+ Khái niệm: Là quá trình phá huỷ, làm thay đổi đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật,...
+ Phân loại: phong hóa vật lí, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học.
+ Kết quả: Quá trình phong hoá là tạo ra lớp vỏ phong hoá.
- Quá trình bóc mòn
+ Khái niệm: Là quá trình dời chuyển các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,...
+ Phân loại: Quá trình xâm thực (do nước chảy), quá trình mài mòn (do sóng biển và băng hà) và quá trình thổi mòn (do gió).
+ Kết quả: Các quá trình này tạo ra các dạng địa hình hết sức phong phú và đa dạng.
- Quá trình vận chuyển và quá trình bồi tụ
+ Quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
+ Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu để tạo ra các dạng địa hình mới.
- Các quá trình phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ liên quan mật thiết với nhau.
* Kết quả
- Xu hướng chung của ngoại lực là phá huỷ, san bằng sự gồ ghề, mấp mô làm cho địa hình trở nên bằng phẳng hơn.
- Các dạng địa hình do ngoại lực tạo nên rất đa dạng và phức tạp, thường là những dạng địa hình nhỏ.
Kết luận:
- Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sự hình thành và phát triển địa hình bề mặt Trái Đất.
- Nội và ngoại lực xảy ra đồng thời nhưng luôn mâu thuẫn, đối kháng nhau để tạo ra các dạng địa hình khác nhau.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?
Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương nằm ngang?