Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.
B. Cách mạng tư sản nổ ra ở nhiều nước Âu - Mĩ.
C. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
D. Các cuộc phát kiến địa lí thúc đẩy kinh tế phát triển.
Đáp án: C
Lý thuyết Bối cảnh lịch sử Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
- Từ thế kỉ XIV - XV, ở Tây Âu, công trường thủ công ra đời thay thế cho phường hội giúp năng suất lao động tăng nhanh.
- Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra trong các thế kỉ XV - XVI dẫn đến sự phát triển của thương mại biển, góp phần thúc đẩy sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.
- Thế kỉ XVII - XVIII, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đã tạo cơ sở cho chuyển biến từ sản xuất thủ công, quy mô nhỏ sang sản xuất bằng máy móc, quy mô lớn, mở ra thời kì cơ khí hoá trong sản xuất.
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
- Anh là nước đầu tiên tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp do:
+ Cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm.
+ Nguồn khoáng sản dồi dào.
+ Có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.
- Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc vào những năm 40 của thế kỉ XIX với những phát minh kĩ thuật đầu tiên trong ngành dệt. Cuộc cách mạng công nghiệp từ Anh lan rộng ra nhiều quốc gia khác ở châu Âu và Bắc Mỹ, từ ngành dệt phát triển sang các ngành công nghiệp luyện kim, giao thông vận tải,...
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 11 (Chân trời sáng tạo): Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ?
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại đem lại tác động nào sau đây về mặt văn hóa?
Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương vào thời gian nào?
Hiệp ước Bali (tháng 2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
“Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật” - đó là mục tiêu cụ thể của các cuộc cách mạng tư sản trên lĩnh vực
Tác dụng của việc thực hiện chính sách nhân nhượng quân đội Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc Việt Nam là