Câu hỏi:

28/11/2024 26.2 K

Loại đột biến nào sau đây làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?

A. Đột biến thể một.

B. Đột biến mất đoạn NST.

C. Đột biến thể ba.

Đáp án chính xác

D. Đột biến đảo đoạn NST.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chọn đáp án C.

Vì đột biến thể ba (2n + 1) sẽ có bộ NST được tăng lên 1 chiếc nên sẽ làm tăng hàm lượng ADN.

Lý thuyết Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ

1. Hình thái của nhiễm sắc thểLý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Hình thái NST ở kì giữa

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- NST là 1cấu trúc gồm phân tử ADN và liên kết với các loại prôtêin khác nhau (chủ yếu prôtein histôn)

- Mỗi nhiễm sắc thể chứa: Tâm động, vùng đầu mút

- Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.

- Có 2 loại NST: NST thường và NST giới tính.

2. Cấu trúc siêu hiển vi của NST.Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Ở sinh vật nhân thực: NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc gồm ADN và prôtêin:

- Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleoxôm.

- (ADN + prôtêin) → Nuclêôxôm (8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi một đoạn phân tử ADN dài khoảng 146 cặp nuclêôtit, quấn 1 ¾ vòng) → Sợi cơ bản (khoảng 11 nm) →Sợi nhiễm sắc (25 – 30 nm) → Ống siêu xoắn (300 nm) → Crômatit (700 nm) → NST.

II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.

1. Khái niệm.

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST, thực chất là sắp xếp lại trình tự các gen, làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều2. Các dạng đột biến cấu trúc NST.

a. Mất đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Là đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST

- Làm giảm số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Thường gây chết hoặc giảm sức sống.

b. Lặp đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Là đột biến làm cho một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần.

- Làm tăng số lượng gen trên NST, mất cân bằng gen.

- Làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng, không gây hậu quả nghiêm trọng, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.

c. Đảo đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Là đột biến trong đó một đoạn NST đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại.

- Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

- Có thể ảnh hưởng đến sức sống, giảm khả năng sinh sản của thể đột biến, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.

d. Chuyển đoạn

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Là đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.

- Một số gen trên NST thể này chuyển sang NST khác dẫn đến làm thay đổi nhóm gen liên kết.

- Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.

Xem thêm một số kiến thức liên quan:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

Trắc nghiệm Sinh học lớp 12 Bài 5: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng

Xem đáp án » 23/07/2024 40.4 K

Câu 2:

Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.

II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.

IV. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.

Xem đáp án » 23/07/2024 15.8 K

Câu 3:

Loại đột biến nào sau đây có thể được phát sinh do rối loạn phân li ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hoặc do rối loạn giảm phân cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái?

Xem đáp án » 23/07/2024 10.6 K

Câu 4:

Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

Xem đáp án » 28/11/2024 9.2 K

Câu 5:

Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?

Xem đáp án » 10/07/2024 8.3 K

Câu 6:

Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm A, B, C, D, E, G là các điểm trên nhiễm sắc thể.

 

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu đảo đoạn AE thì khả năng hoạt động của gen II, III, IV không bị thay đổi.

II. Nếu chiều dài của các gen là bằng nhau thì khi các gen phiên mã, số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen là như nhau.

III. Nếu bị mất một cặp nuclêôtit ở vị trí A thì cấu trúc của các gen không bị thay đổi.

IV. Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 23 tính từ mã mở đầu của gen II thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của các gen II, III, IV và V.

Xem đáp án » 16/07/2024 7.7 K

Câu 7:

Xét 5 cặp gen Aa, Bb, Dd, Ee, Gg quy định 5 cặp tính trạng nằm trên 5 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Trong mỗi cặp gen, có một alen đột biến và một alen không đột biến. Quần thể của loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen quy định các thể đột biến?

Xem đáp án » 23/07/2024 7.3 K

Câu 8:

Gen được cấu tạo bởi loại đơn phân nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 7 K

Câu 9:

Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp gen được kí hiệu là: ABDEabde¯QMNPOqmnpo¯HKLXhklx¯. Giả sử có một thể đột biến có kiểu gen là ABDEabde¯QMNPOqmnpo¯HKLXhklx¯. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I.       Thể đột biến này phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit thuộc hai cặp NST không tương đồng.

II.    Thể đột biến có thể có khả năng sinh sản kém hơn so với dạng bình thường.

III. Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen O.

Thể đột biến này giảm phân bình thường sẽ cho giao tử mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 50%.

Xem đáp án » 15/07/2024 5.1 K

Câu 10:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quần thể, giả sử gen A có 5 alen và có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen A thì quần thể sẽ có 6 alen.

II. Tác nhân 5BU tác động gây đột biến gen thì có thể sẽ làm tăng chiều dài của gen.

III. Gen trong tế bào chất bị đột biến thì chỉ có thể được di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính.

IV. Đột biến thay thế một cặp nucleôtit vẫn có thể làm tăng số axit amin của chuỗi pôlipeptit.

Xem đáp án » 07/07/2024 3.3 K

Câu 11:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tứ bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?

Xem đáp án » 23/07/2024 3 K

Câu 12:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=24. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?

Xem đáp án » 16/01/2025 2.7 K

Câu 13:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi cấu trúc của prôtêin.

II. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.

IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.

Xem đáp án » 22/06/2024 2 K

Câu 14:

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.

II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

III. Tất cả các đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể đều làm tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.

IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều không làm thay đổi độ hình thái của nhiễm sắc thể.

Xem đáp án » 08/07/2024 1.4 K

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »