Hãy phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
Phát biểu định lí:
Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Định lí. Giả thiết và kết luận của định lí
• Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lí thường được phát biểu dưới dạng:
Nếu … thì …
+ Phần giữa từ “nếu” và từ “thì” là giả thiết của định lí.
+ Phần sau từ “thì” là kết luận của định lí.
Giả thiết, kết luận viết tắt tương ứng là GT và KL.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
20 câu Trắc nghiệm Định lí và chứng minh định lí (Kết nối tri thức) có đáp án – Toán lớp 7
Lý thuyết Định lí và chứng minh định lí (Kết nối tri thức) hay, chi tiết | Toán lớp 7
Vẽ hình, viết giả thiết, kết luận của định lí: “Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại”.
Hãy phát biểu phần còn thiếu của kết luận trong định lí sau:
a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong .?. thì hai đường thẳng đó song song.
b) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng .?. với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Ta gọi hai góc có tổng bằng 90o là hai góc phụ nhau. Hãy viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu và chứng minh định lí: “Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì bằng nhau”.
Hãy phát biểu phần còn thiếu của kết luận trong định lí sau:
a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong .?.
b) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì .?.Hãy viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu và chứng minh định lí: “Hai góc cùng bù một góc thứ ba thì bằng nhau”.
Cho định lí: “Nếu hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O và góc xOy vuông thì các góc đều là góc vuông”.
a) Hãy vẽ hình thể hiện định lí trên.
b) Viết giả thiết và kết luận của định lí.