Câu hỏi:

24/12/2024 28

Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Lời giải:

  * Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc A liên kết với T (bằng 2 liên kết hidro), G liên kết với X (bằng 3 liên kết hidro) hay ngược lại.

      * Nguyên tắc bán bảo tồn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới theo nguyên tắc bổ sung.

      Cơ chế nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân tử ADN mẹ. Cơ chế tự nhân đôi có ý nghĩa là bảo đảm duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào.

Lý thuyết Quá trình nhân đôi ADN

1. Vị trí

Trong nhân tế bào, ở kì trung gian.

2. Thành phần tham gia

- ADN mạch khuôn

- Nguyên liệu môi trường: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.

- Enzyme

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

- Năng lượng ATP

3. Nguyên tắc

- Nguyên tắc bán bảo tồn

- Nguyên tắc bổ sung

- Nguyên tắc khuôn mẫu

4. Diễn biến

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN

– Nhờ các Enzim tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN tách dần. (Chạc chữ Y)

Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới

– Enzim ADN-polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn mẫu (nguyên tắc khuôn mẫu) tổng hợp nên mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.

– Trên mạch khuôn 3’-5’ mạch bổ sung tổng hợp liên tục, trên mạch khuôn 5’-3’ mạch bổ sung tổng hợp ngắt quãng (đoạn Okazaki), sau nói lại nhờ Enzim nối.

Bước 3: Hai phân tử ADN con được tạo thành

– Giống nhau, giống ADN mẹ.

– Mỗi ADN con đều có một mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường, mạch còn lại là của ADN mẹ (nguyên tắc bán bảo tồn)

⇒ Kết luận

Quá trình nhân đôi ADN dựa trên 2 nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn đảm bảo từ 1 ADN ban đầu sau 1 lần nhân đôi tạo ra 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ.

Xem thêm một số kiến thức liên quan:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến việc:
 

Xem đáp án » 23/12/2024 88

Câu 2:

Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?

Xem đáp án » 24/12/2024 43

Câu 3:

Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?

Xem đáp án » 21/12/2024 26

Câu 4:

Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể?

Xem đáp án » 21/12/2024 26

Câu 5:

Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào?

Xem đáp án » 23/12/2024 23

Câu 6:

Sự liên kết giữa ADN với histôn trong cấu trúc của nhiễm sắc thể đảm bảo chức năng:

Xem đáp án » 22/12/2024 23

Câu 7:

Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?

 

Xem đáp án » 22/12/2024 23

Câu 8:

“Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống

Xem đáp án » 23/12/2024 22

Câu 9:

Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là?

 

Xem đáp án » 23/12/2024 22

Câu 10:

Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng:

 

Xem đáp án » 23/12/2024 22

Câu 11:

Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án » 21/12/2024 22

Câu 12:

Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:

Xem đáp án » 21/12/2024 21

Câu 13:

Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì

Xem đáp án » 22/12/2024 21

Câu 14:

Đơn vị được sử dụng để giải mã cho thông tin di truyền nằm trong chuỗi polipeptit là:
 

Xem đáp án » 22/12/2024 20

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »