Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở
A. vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
B. vịnh biển nông, thềm lục địa hẹp.
C. vịnh biển sâu, thềm lục địa mở rộng.
D. vịnh biển sâu, thềm lục địa hẹp.
Đáp án A.
Đồng bằng châu thổ sông ở nước ta đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên cơ sở có các vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng ra phía biển. Đặc biệt, điều này thể hiện rất rõ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm phù sa bồi lấp vùng đồng bằng này tiến ra biển khoảng 20km.
Lý thuyết Đồng bằng châu thổ sông
- Đồng bằng châu thổ sông:
Đặc điểm |
Đồng bằng sông Hồng |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Nguồn gốc |
Được bồi tụ bởi: sông Hồng và HT sông Thái Bình. |
Được bồi tụ bởi HT sông Mê Công |
Diện tích |
15 nghìn km2 |
40 nghìn km2 |
Địa hình |
- Cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển. - Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. -Có đê ngăn lũ |
- Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. - Bề mặt có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. |
Đất |
- Trong đê: bạc màu - Ngoài đê: bồi phù sa hàng năm |
- 2/3 là đất mặn, đất phèn. |
- Đồng bằng ven biển:
+ Có tổng diện tích khoảng: 15 nghìn km2.
+ Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
+ Phần lớn hẹp ngang, bị chia cắt, một số được mở rộng ở các cửa sông.
+ Có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là
Ở đồng bằng sông Hồng, khu vực vẫn được bồi tụ phù sa vào mùa nước lũ là
Các đồng bằng tương đối lớn nằm ven biển miền Trung, từ Bắc vào Nam lần lượt là
Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như là
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
"2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh nào sau đây?
“Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nước triều lấn mạnh” là đặc điểm của