Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thể hiện rõ nét nhất qua quá trình
A. xâm thực mạnh ở vùng đồi núi
B. phong hóa vật lý
C. cacxtơ đá vôi
D. phong hóa hóa học
Đáp án A
Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta thể hiện rõ nét nhất qua quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi (SGK/45 Địa lí 12)
- Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, mưa lớn có thể xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.
- Vùng núi đá vôi hình thành các địa hình cax-tơ với hang động, suối cạn, thung khô.
- Các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng
Lý thuyết Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu
a) Tính chất nhiệt đới:
- Số giờ nắng trong năm từ 1400 – 3000 giờ.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm > 21°C.
- Tính chất nhiệt đới xu hướng tăng dần từ bắc vào nam.
b) Tính chất ẩm:
- Tổng lượng mưa năm từ 1500 – 2000 mm, nhiều nơi > 2500 mm/năm.
- Độ ẩm tương đối đạt từ 80 – 85%, cân bằng ẩm luôn dương.
c) Tính chất gió mùa: sự đối lập về hướng, tính chất gió và đặc điểm thời tiết, khí hậu giữa các mùa trong năm, có 2 mùa gió chính: gió mùa hạ và gió mùa đông.
- Gió mùa mùa đông: từ áp cao Xi-bia, gió hướng Đông Bắc, hoạt động từ tháng 11 – tháng 4 năm sau, làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông lạnh khô ít mưa, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm mưa phùn). Mùa đông còn có gió Tín phong thổi theo hướng đông bắc gây ra mùa khô kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Gió mùa mùa hạ: từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương và áp cao chí tuyến bán cầu Nam, hướng gió Tây Nam, hoạt động từ tháng 5 – tháng 10. Đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, khi vượt dãy Trường Sơn mang đến thời tiết nóng, khô (gió phơn Tây Nam hay gió Lào) ở dải đồng bằng ven biển miền Trung và phía nam Tây Bắc. Giữa và cuối mùa hạ gây mưa nhiều trên phạm vi cả nước, ở Bắc Bộ còn có gió Đông Nam thổi từ biển vào. Mùa hạ còn có hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới, gây mưa lớn cho cả 2 miền Bắc và Nam. Trong các thời kỳ chuyển tiếp, Tín phong hoạt động trên phạm vi cả nước.
2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác.
a) Địa hình
- Nhiệt độ, độ ẩm cao làm cho quá trình phong hóa nhanh, tạo nên vỏ phong hóa vụn bở rất dày, dễ thấm nước, tạo điều kiện cho quá trình xâm thực và bồi tụ.
- Miền núi, quá trình xâm thực do mưa và dòng chảy diễn ra mạnh làm cho địa hình bị chia cắt hiểm trở, trên các sườn dốc xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở, lũ quét,… Trên các vùng đá vôi quá trình cac-xtơ diễn ra mạnh mẽ tạo nên dạng địa hình cac-xtơ nhiệt đới ẩm rất độc đáo.
- Ở đồng bằng và dọc thung lũng sông, diễn ra quá trình bồi tụ mạnh, trầm tích ngày càng dày, diện tích đồng bằng liên tục mở rộng về phía biển.
b) Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi với mật độ lớn, có 2360 con sông có chiều dài >10 km.
- Tổng lượng dòng chảy trên các hệ thống sông khoảng 839 tỉ m3/năm, tổng lượng phù sa sông vận chuyển ra biển hàng năm khoảng 200 triệu tấn.
- Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, mùa lũ kéo dài từ 4 – 5 tháng trùng với mùa mưa, mùa cạn dài từ 7 – 8 tháng trùng với mùa khô, khoảng 70 – 80% lượng nước cả năm tập trung vào mùa lũ.
c) Đất
- Quá trình fe-ra-lit là quá trình hình thành đất chủ đạo ở nước ta, hình thành các loại đất fe-ra-lit đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên cả nước, nhóm đất fe-ra-lit có diện tích lớn nhất và phân bố rộng rãi.
- Đất thường có độ dày lớn nhưng dễ bị xói mòn, rửa trôi đặc biệt ở vùng đồi núi dốc. Nhiệt ẩm cao cũng làm cho tốc độ phân hủy chất hữu cơ nhanh nên đất thường nghèo mùn.
d) Sinh vật
- Các loài sinh vật nhiệt đới ở nước ta chiếm tỉ lệ cao, thực vật có gần 70% (đậu, họ vang, dâu tằm, họ dầu,…), động vật đa số là các loài nhiệt đới, nhiều loài bò sát, côn trùng đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng đặc trưng nhất của tự nhiên Việt Nam, thành phần loài đa đạng, nhiều tầng tán và trữ lượng sinh khối lớn nhất cả nước. Tuy nhiên diện tích đã bị suy giảm mạnh, hiện đang được bảo vệ, khoanh nuôi tự nhiên.
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Dựa vào thông tin mục II và hình 11.1 hãy:
Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khu vực Đông Nam Á.
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?
Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất ( chiều dày, vị trí giới hạn, cấu trúc, cấu tạo)
Phát biểu nào sau đây không đúng về các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta?
Các đảo ven bờ Việt Nam phân bố với số lượng ít nhất ở vùng biển nào?
Việc đưa đồng tiền chung châu Âu vào lưu thông không có tác dụng nào.
Viết báo cáo về:
- Đặc điểm tài nguyên dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
- Việc khai thác dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á.
Điểm khác biệt của địa hình vùng Đồng bằng sông Hồng so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do tác động của
Biểu hiện nào sau đây không đúng với hiện tượng xâm thực mạnh ở miền đồi núi nước ta?
Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa phát triển mạnh chủ yếu là do