Công thức tính luỹ thừa của luỹ thừa là:
A. \({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\);
B. xm.xn = xm+n;
C. xm.xn = xm−n (x 0, \(m \ge n\));
D. (x.y)n = xn.yn.
Đáp án đúng là: A
Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ với nhau: \({\left( {{x^m}} \right)^n} = {x^{m.n}}\).
Lý thuyết Luỹ thừa của một số hữu tỉ
Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
– Luỹ thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu xn , là tích của n thừa số x.
xn = (x ∈ ℚ, n ∈ ℕ, n >1).
– Ta đọc xn là “x mũ n” hoặc “x luỹ thừa n” hoặc “luỹ thừa bậc n của x”.
– Số x được gọi là cơ số, n gọi là số mũ.
– Quy ước:
• x1 = x;
• x0 = 1 (x ≠ 0).
– Chú ý:
Khi viết số hữu tỉ x dưới dạng (a, b ∈ ℤ, b ≠ 0) ta có:
Vậy
Tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số
– Khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ.
xm . xn = xm+n
– Khi chia hai luỹ thừa cùng cơ số khác 0, ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của luỹ thừa bị chia trừ đi số mũ của luỹ thừa chia.
xm : xn = xm – n (x ¹ 0, m ³ n).
Luỹ thừa của luỹ thừa
– Khi tính luỹ thừa của một luỹ thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ.
(xm )n = xm.n
Tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:
Trắc nghiệm Luỹ thừa của một số hữu tỉ (Chân trời sáng tạo) – Toán lớp 7
Lý thuyết Luỹ thừa của một số hữu tỉ (Chân trời sáng tạo) hay, chi tiết | Toán lớp 7
Kết quả rút gọn phân số \[\frac{{{2^{10}}{{.3}^{10}} - {2^{10}}{{.3}^9}}}{{{2^9}{{.3}^{10}}}}\] là:
Kết quả phép tính: \[{\left( {\frac{{ - 2}}{5} + \frac{1}{2}} \right)^2}\]=?
Kết quả phép tính: \[{\left( { - \frac{1}{3}} \right)^4}:{\left( { - \frac{1}{3}} \right)^0}\]là: