Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 3 chất.
B. 5 chất.
C. 6 chất.
D. 8 chất.
Chọn đáp án C
Bài học:
Khi thay đổi trật tự các gốc α-amino axit sẽ tạo ra các peptit đồng phân cấu tạo của nhau.
Như bạn có thể thấy từ phần cấu tạo, Gly – Ala và Ala – Gly là đồng phân:
Nếu phân tử chứa k gốc α-amino axit khác nhau thì sẽ có k! cách sắp khác nhau của các gốc, dẫn tới có k! đồng phân cấu tạo.
Theo toán học, đó là chỉnh hợp chập k của k phần tử:
Vận dụng: Có 3! = 6 tripeptit được tạo thành đồng thời từ 3 gốc Gly, Ala và Val, đó là:
Lý thuyết về Peptide
1. Khái niệm
- Peptide là những hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ các đơn vị -amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide ( - CO – NH - )
- Các peptide chứa từ 2, 3, 4,… đơn vị -amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide,…; peptide chứa nhiều đơn vị -amino acid được gọi là polypeptide
2. Cấu tạo
- Cấu tạo của một peptide được xác định bằng thứ tự liên kết của các -amino acid trong phân tử. Mỗi peptide mạch hở bắt đầu bằng amino acid đầu N và kết thúc bằng amino acid đầu C
- Tên viết tắt của peptide gồm tên viết tắt của các amino acid theo thứ tự từ amino acid đầu N đến amino acid đầu C
3. Tính chất hóa học
a) Phản ứng thủy phân
- Peptide bị thủy phân bởi acid, base hoặc enzyme. Qúa trình thủy phân không hoàn toàn có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn
Ví dụ: Tetrapeptide Gly – Tyr – Val – Ala khi bị thủy phân không hoàn toàn có thể tạo thành các tripeptide Gly – Tyr – Val, Tyr – Val – Ala và các dipeptide là Gly – Tyr, Tyr – Val, Val – Ala.
- Trong môi trường acid hoặc môi trường base, các amino acid sẽ tác dụng với acid hoặc base để tạo thành muối tương ứng.
b) Phản ứng màu biuret
Các peptide có từ hai liên kết peptide trở lên phản ứng với thuốc thử biuret (Cu(OH)2 trong môi trường kiềm), tạo thành dung dịch có màu tím đặc trưng. Phản ứng àny được sử dụng để nhận biết các peptide (Trừ dipeptide).
Sơ đồ tư duy Amino acid và peptide
Xem thêm một số kiến thức liên quan:
15 câu Trắc nghiệm Amino acid và peptide có đáp án 2024 – Kết nối tri thức Hóa học lớp 12
Lý thuyết Amino acid và peptide (Hóa 12 Kết nối tri thức 2024)
Từ glyxin và alanin có thể tạo ra bao nhiêu loại đipeptit khác nhau?
Cho dãy aminoaxit: glyxin, alanin, valin. Số tripeptit tối đa có thể tạo thành là:
Peptit X có công thức cấu tạo sau: Ala-Gly-Glu-Lys-Ala-Gly-Lys. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được tối đa số đipeptit là
Thủy phân peptit Gly – Ala – Phe – Gly – Ala – Val thu được bao nhiêu đipeptit chứa Gly?
Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin?
Có tối đa bao nhiêu tripeptit (mạch hở) có thể tạo thành khi trùng ngưng hỗn hợp glyxin và alanin ?
Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là:
Cho các amino axit sau:
H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH
Có tối đa bao nhiêu tetrapeptit được tạo ra từ các amino axit trên ?
Số đipeptit tối đa thu được từ hỗn hợp 3 aminoaxit: glyxin, alanin và valin là
Nếu thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thì thu được tối đa bao nhiêu đipeptit khác nhau?
Từ amino axit C3H7NO2 tạo ra được bao nhiêu đipeptit khác nhau?
Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2874 kJ. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 9960 kJ nhiệt (có 20% nhiệt đốt cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?