Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Mg.
B. Al.
C. Na.
D. Fe.
Đáp án đúng là: C
Tính khử của kim loại là khả năng nhường electron để tạo thành ion dương. Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, các kim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn các kim loại đứng sau.
Trong phản ứng hóa học, cation kim loại có thể nhận electron để trở thành nguyên tử kim loại và ngược lại, nguyên tử kim loại có thể nhường electron để tạo thành cation kim loại.
Cụ thể như:
Cu2+ + 2e Cu
Ag+ + 1e Ag
Tổng quát:
Dạng oxi hóa và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hóa – khử (Mn+/M).
Như vậy, dãy điện hóa của kim loại là dãy những cặp oxi hóa - khử của kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion kim loại và giảm dần tính khử của kim loại.
Tính khử tăng dần theo thứ tự: Fe < Al < Mg < Na
Vậy trong các kim loại trên, kim loại Na có tính khử mạnh nhất.
Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3đặc, nóng là
Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2874 kJ. Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 9960 kJ nhiệt (có 20% nhiệt đốt cháy bị thất thoát ra ngoài môi trường). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?