Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở là một đoạn dây

2.2 K

Với giải Luyện tập 2 trang 105 Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm

Luyện tập 2 trang 105 Vật Lí 11: Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở là một đoạn dây bằng đồng dài 10 m, đường kính tiết diện 1 mm và điện trở suất 1,69.10-8 Ωm ở 20°C. Dùng ampe kế đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn dây đồng. Điều chỉnh U, tương ứng với mỗi giá trị của U ta thu được một giá trị của I. Kết quả thể hiện trong Bảng 17.3.

Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở

a) Dựa vào Bảng 17.3, em hãy vẽ đường đặc trưng vôn – ampe của điện trở trên.

b) Tính điện trở của đoạn dây dẫn. So sánh với giá trị thu được từ đường đặc trưng vôn -ampe.

Lời giải:

a) Vẽ đường đặc trưng vôn – ampe

Đặt hiệu điện thế U (U có thể điều chỉnh được) vào hai đầu của một điện trở

b) Điện trở của dây dẫn: R=ρlS=ρlπd22=1,69.108.10π.1.10322=0,22Ω

Điện trở theo đường đặc trưng vôn – ampe: R=UI=14,62=0,22Ω

Ta thấy điện trở của đoạn dây dẫn bằng với giá trị thu được từ đường đặc trưng vôn -ampe.

Lý thuyết Định luật Ohm

Định luật Ohm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở

Cường độ dòng điện I chạy qua một điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở: I=UR

Đường đặc trưng vôn – ampe

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 17: Điện trở. Định luật Ohm

Đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I chạy qua vật dẫn vào hiệu điện thế U đặt vào hai đầu vật dẫn được gọi là đường đặc trưng vôn – ampe của vật dẫn đó.

Từ khóa :
Vật lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá