Dựa vào bộ dụng cụ trong Hình 16.2, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm khác

386

Với giải Câu hỏi 1 trang 99 Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

Câu hỏi 1 trang 99 Vật Lí 11: Dựa vào bộ dụng cụ trong Hình 16.2, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm khác để kiểm chứng tính mạnh yếu của dòng điện. Tiến hành thí nghiệm (nếu có điều kiện).

Lời giải:

* Mục đích:

Kiểm chứng tác dụng mạnh hay yếu của dòng diện.

* Dụng cụ:

– Pin (1), các dây nối (2) và khoá K (3).

– Biến trở (là điện trở có giá trị có thể thay đổi được) (4).

– Ampe kế (5).

– Bóng đèn sợi đốt (6).

Dựa vào bộ dụng cụ trong Hình 16.2, em hãy đề xuất phương án thí nghiệm khác

* Tiến hành thí nghiệm

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như sơ đồ trong Hình 16.3.

Bước 2: Đóng khoá K, điều chỉnh biến trở. Ứng với mỗi giá trị của biến trở, ghi nhận giá trị cường độ dòng điện được đo bởi ampe kế và nhận xét về độ sáng của bóng đèn.

* Báo cáo kết quả thí nghiệm:

Nhận xét về mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và số chỉ của ampe kế khi thay đổi giá trị của biến trở.

Lý thuyết Cường độ dòng điện

Khái niệm cường độ dòng điện

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện gọi là cường độ dòng điện, được xác định bằng điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng S trong một đơn vị thời gian.

I=qt

Trong hệ SI, cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A).

- Dòng điện không đổi có cường độ và chiều không thay đổi: I=qt

Định nghĩa đơn vị điện tích

1 culong (1C) là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 s khi dòng điện không đổi có cường độ 1 A chạy qua.

1 C = 1A.1s = 1A.s

Từ khóa :
Vật lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá