Neutron là một hạt không mang điện, có khối lượng xấp xỉ proton

633

Với giải Vận dụng trang 86 Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Điện thế và thế năng điện giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 13: Điện thế và thế năng điện

Vận dụng trang 86 Vật Lí 11: Neutron là một hạt không mang điện, có khối lượng xấp xỉ proton. Một hạt neutron tự do có thể tồn tại khoảng 10 đến 15 phút, sau đó phân rã thành electron, proton và phản neutrino (là một hạt không mang điện, có khối lượng rất bé, chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng trong chân không). Em hãy đề xuất phương án để tách hai hạt electron và proton ngay sau khi neutron bị phân rã.

Lời giải:

Phương án đề xuất: cung cấp cho neutron một vận tốc ban đầu, chuyển động theo phương vuông góc với đường sức điện của điện trường đều, sau khi neutron bị phân rã ta thấy electron mang điện âm sẽ chuyển động về phía bản cực dương, protron mang điện dương sẽ chuyển động về bản cực âm, còn phản neutrino không mang điện sẽ chuyển động thẳng. Kết quả ta sẽ tách được electron và proton sau khi neutron bị phân rã.

Lý thuyết Chuyển động của điện tích trong điện trường đều

Điện tích chuyển động với vận tốc ban đầu song song với vecto cường độ điện trường

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Điện thế và thế năng điện

Tốc độ của hạt electron tại bản dương (vận tốc ban đầu bằng 0): v=2qeEdm

Điện tích chuyển động với vận tốc ban đầu vuông góc với vecto cường độ điện trường

Lý thuyết Vật Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Điện thế và thế năng điện

- Quỹ đạo chuyển động của electron giống với quỹ đạo của chuyển động ném ngang

- Trên phương Ox: electron chuyển động thẳng đều với tốc độ v0.

- Trên phương Oy: lực điện F gây ra gia tốc a=qe.Em

Từ khóa :
Vật lí 11
Đánh giá

0

0 đánh giá