Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình C6H6 + C2H4 → C6H5C2H5 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình C6H6 + C2H4 → C6H5C2H5
1. Phương trình phản ứng Benzen tác dụng C2H4
C6H6+ C2H4 → C6H5C2H5
C6H5-CH2-CH3 (etylbenzen)
2. Điều kiện để xảy ra phản ứng giữa Benzen và C2H4
Nhiệt độ, xúc tác.
3. Bản chất của C6H6 (Benzen) trong phản ứng
Benzen rất khó tham gia vào phản ứng cộng. Nhưng nếu có điều kiện thích hợp thì benzen vẫn có thể phản ứng cộng với một số chất.
4. Tính chất hóa học
4.1. Tính chất của Benzen
1. Tính chất vật lý Benzen
Bezen là chất lỏng, không màu, có mùi thơm đặc trưng nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
2. Tính chất hóa học Benzen
Tính chất hóa học nổi bật của benzen là phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa. Và đây cũng là 3 tính chất hóa học phổ biến của các chất thuộc đồng đẳng benzen hoặc các hiđrocacbon thơm.
a. Phản ứng thế
C6H6+ Br2 → C6H5Br + HBr (Fe, to)
C6H6 + HNO3 → C6H5NO2 + H2O (H2SO4 đặc, to)
b. Phản ứng cộng
C6H6 + 3H2 → xiclohexan (Ni, to)
C6H6 + 3Cl2 → C6H6Cl6 (as) (hexacloran hay 666 hay 1,2,3,4,5,6 - hexacloxiclohexan)
c. Phản ứng oxi hóa
Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4.
Oxi hóa hoàn toàn:
C6H6 + 7,5O2 → 6CO2+ 3H2O (to)
4.2. Tính chất hóa học của C2H4
- Trong phân tử etilen, mỗi nguyên tử cacbon liên kết với hai nguyên tử hiđro, hai hóa trị còn lại dùng để liên kết hai nguyên tử cacbon với nhau.
- Công thức cấu tạo của etilen:
Viết gọn: CH2=CH2.
- Giữa hai nguyên tử cacbon có hai liên kết. Những liên kết như vậy được gọi là liên kết đôi.Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hóa học.
a. Phản ứng cộng
- Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)
Cộng brom
- Dung dịch Brom hay nước Brom có màu vàng da cam; Ở phản ứng này, một liên kết kém bền trong liên kết dôi bị đứt ra và phân tử etilen kết hợp thêm một phân tử brom. Đây gọi là phản ứng cộng.
- Ngoài brom, trong những điều kiện thích hợp, etilen còn có phản ứng cộng với một số chất khác. Ví dụ hiđro, clo.
- Nhìn chung, các chất có liên kết đôi (tương tự như etilen) dễ tham gia phản ứng cộng.
- Cộng clo
- Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)
- Phản ứng cộng axit
- Hiđro halogenua (HCl, HBr, HI), axit sunfuric đậm đặc ,... có thể cộng vào etilen.
CH2=CH2 + HCl (khí ) → CH3CH2Cl : (etyl clorua)
CH2=CH2 + H-OSO3H → CH3CH2OSO3H : (etyl hiđrosunfat )
- Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa): Ở nhiệt độ thích hợp và có xúc tác axit, etilen có thể cộng nước.
b. Phản ứng trùng hợp
- Ở trong điều kiện thích hợp, liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra dẫn đến hiện tượng các phân tử etilen kết hợp lại với nhau tạo ra một chất có phân tử lượng rất lớn được gọi là polime.
…+ CH2 = CH2 + CH2 = CH2 +… → … – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – …
- Phản ứng trên được gọi là phản ứng trùng hợp, polietilen (PE) là chất rắn, không độc, không tan trong nước và là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chất dẻo.
c. Phản ứng oxi hóa
- Etilen cháy hoàn toàn tạo ra CO2, H2O và tỏa nhiều nhiệt:
C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
- Etilen làm mất màu dung dịch KMnO4:
2 CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → + 2MnO2 + 2KOH (etylen glicol)
- Phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím kali pemanganat được dùng để nhận ra sự có mặt của liên kết đôi của anken.
5. Điều chế benzen
Từ axetilen:
3C2H2 → C6H6 (C, 600oC)
Tách H2 từ xiclohexan:
C6H12→ C6H6 + 3H2 (to, xt)
6. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Dãy đồng đẳng benzen có công thức chung là
A. CnH2n+2
B. CnH2n-2
C. CnH2n-4
D. CnH2n-6
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 2. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ benzen có tính chất của hidrocacbon không no?
A. Phản ứng với dung dịch KMnO4
B. Phản ứng với brom khan có mặt bột Fe
C. Phản ứng với clo chiếu sáng
D. Phản ứng nitro hóa
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 3. Benzen có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó là một hóa chất rất quan trọng trong hóa học, tuy nhiên benzen cũng là một chất khí rất độc. Khí benzen đi vào cơ thể, nhân thơm có thể bị oxi hóa theo những cơ chế phức tạp, và có thể gây nên ung thư. Trước đây, trong các phòng thí nghiệm hữu cơ, vẫn hay dùng benzen làm dung môi, nay để hạn chế những ảnh hưởng do dung môi, người ta tahy benzen bằng toluen vì toluen:
A. rẻ hơn
B. không độc
C. là dung môi tốt hơn
D. dễ bị oxi hóa thành sản phẩm ít độc hơn
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 4. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4khi đun nóng?
A. benzen
B. toluen
C. 3 propan
D. metan
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 5. Trong không khí có một lượng benzen đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Đó là do
A. trong thành phần của xăng có một lượng benzen làm tăng chỉ số octan của xăng, benzen không cháy hết nên được phát thải vào không khí.
B. Do trong phản ứng cháy của xăng có một lượng benzen được tạo ra phản ứng của các thành phần trong xăng với nhau
C. do các sản phẩm cháy của xăng tác dụng với không khí sinh ra benzen
D. do một số loại cây tiết ra benzen phát thải vào không khí.
Lời giải:
Đáp án: A
7. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Benzen và hợp chất:
C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br
3C6H5-CH=CH2 +10KMnO4 3C6H5COOK +3K2CO3 +10MnO2↓+KOH+4H2O
C6H5-CH=CH2 + HBr → C6H5-CH(Br)-CH3
C6H5CH3 + Br2 C6H5CH2Br + HBr
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + KOH + 2MnO2↓ + H2O
C6H5 + Br2 ộ C6H5Br + HBr
C6H6 + HNO3 C6H5NO2 + H2O
C6H5CH3 + HNO3 C6H2(NO2)3CH3 + 3H2O
C6H6 + 3Cl2 C6Cl6
n-C6H5-CH=CH2 (CH2 -CH-C6H5)n
2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6H2O