Với giải Câu hỏi trang 92 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Việt Nam và Biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông
Câu hỏi trang 92 Lịch Sử 11: Sự tham gia DOC của Việt Nam diễn ra thế nào?
Lời giải:
- Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện.
Lý thuyết Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình
1. Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền
- Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1977).
- Tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm (năm 1982). Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh (Phú Yên), các điểm còn lại đều nằm trên các đảo.
- Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).
- Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).
- Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).
- Ngày 22/10/2018, Việt Nam ban hành Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
2. Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)
- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNCLOS 1982), kí ngày 10/12/1982, có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, là một văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ, bao gồm 320 Điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật.
- Theo Công ước, các quốc gia ven biển (kể cả các quốc gia quần đảo) có 5 vùng biển như sau: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa (kể cả thềm lục địa kéo dài). Tuỳ theo đặc điểm và cấu tạo địa lí mà quốc gia ven biển có đầy đủ 5 vùng biển.
- Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên kí và sớm tiến hành thủ tục phê chuẩn. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS.
3. Ban hành luật Biển Việt Nam năm 2012
- Luật Biển Việt Nam được xây dựng bắt đầu từ năm 1998. Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua Luật Biển Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.
- Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều.
- Ban hành Luật Biển Việt Nam là hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí của Việt Nam về biển, đảo; lần đầu tiên Việt Nam có văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lí của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS; tạo cơ sở pháp lí quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình.
4. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
- Ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh (Campuchia), 10 nước ASEAN và Trung Quốc kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm thúc đẩy môi trường hoà bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông, tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này một cách hoà bình và lâu dài.
- Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 90 Lịch Sử 11: Kể tên những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam.....
Câu hỏi trang 91 Lịch Sử 11: Ý nghĩa của việc ra đời Luật Biển Việt Nam.....
Câu hỏi trang 92 Lịch Sử 11: Sự tham gia DOC của Việt Nam diễn ra thế nào?...
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: