Theo em cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại bài học gì cho cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay

8.9 K

Với giải Vận dụng trang 75 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Vận dụng trang 75 Lịch Sử 11: Theo em cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại bài học gì cho cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

- Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam:

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước;

+ Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ;

+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước theo nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh, quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng”.

+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước.

+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức có hiệu quả.

+ Mở rộng diện và đối tượng áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước.

- Ví dụ cụ thể (về chế độ “hồi tỵ”)

+ Dưới thời Minh Mạng, phép “hồi tỵ” có nội dung cơ bản là: (1) quy định người làm quan không được nhậm chức ở quê quán, trú quán, quê mẹ, quê vợ; (2) những người thân như: anh, em, cha, con, thầy, trò,… không được làm quan cùng một chỗ; (3) đối với nhân viên hành chính: ai quê ở phủ, huyện nào cũng không được làm việc tại cơ quan công quyền của phủ, huyện đó,… Vua Minh Mạng cho thực hiện phép “hồi tỵ” nhằm mục đích đề phòng việc gây bè, kéo cánh, đặt tình cảm riêng lên trên pháp luật, cản trở công việc chung của đất nước. Theo vua Minh Mạng, để bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả thì phải có đội ngũ quan lại làm việc vô tư, khách quan, không dùng quan hệ gia đình, người thân để nâng đỡ, lập bè phái nhằm mục đích riêng. Những quy định trong chế độ  “hồi tỵ” được áp dụng dưới triều vua Minh Mệnh rất cụ thể, đối tượng, phạm vi áp dụng rộng đã góp phần làm cho bộ máy hành chính được củng cố và các cơ quan hành chính hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn.

+ Một vấn đề lớn đang đặt ra trong cải cách hành chính của Việt Nam hiện nay là: tình trạng bè phái, gia đình, tư tưởng “một người làm quan, cả họ được nhờ”…  đang rất phổ biến trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, như: nâng đỡ, bao che cho nhau; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ công chức thiếu khách quan, không dựa trên năng lực và kết quả làm việc; nội bộ mất đoàn kết, không huy động được các thành viên trong tổ chức phấn đấu vì mục tiêu chung; khiến cho niềm tin của người dân vào chính quyền suy giảm,… Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng chế độ “hồi tỵ” ở phạm vi và đối tượng rộng hơn để giảm bớt những tiêu cực trong bộ máy hành chính.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

Đánh giá

0

0 đánh giá