Trình bày tóm tắt nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

676

Với giải Câu hỏi trang 66 Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 11 Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

Câu hỏi trang 66 Lịch Sử 11: Trình bày tóm tắt nội dung cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ.

Lời giải:

♦ Trong khoảng 28 năm tham dự vào chính sự dưới triều Trần và 7 năm nắm chính quyền dưới triều Hồ, Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá - giáo dục.

- Về chính trị và hành chính

+ Sửa đổi chế độ hành chính, chia cả nước thành lộ và trấn, ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương. Chức An phủ sứ ở lộ phải chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ công việc hộ tịch, thuế khoá, kiện tụng, nhằm tăng cường tổ chức của các khu vực hành chính địa phương.

+ Đổi tên gọi thành Thăng Long là Đông Đô, cho xây dựng một kinh thành mới Tây Đô bằng đá kiên cố ở Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.

+ Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời về Tây Đô.

- Về quân sự

+ Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, thay các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, thải hồi người yếu, bổ sung người khoẻ mạnh, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương.

+ Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.

+ Việc cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia cũng được quan tâm.

- Về kinh tế

+ Năm 1396, cho ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng, gọi là “Thông bảo hội sao”.

+ Năm 1397, đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư, đã đánh mạnh vào chế độ điền trang của quý tộc nhà Trần và ruộng tư của địa chủ lớn, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

+ Năm 1402, nhà Hồ thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước, cải cách thuế đinh và tô ruộng. Thuế đinh chỉ thu đối với người có ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.

- Về xã hội

+ Năm 1401, ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế số nô tì. Phép hạn nô đã chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước) nhưng thân phận nô tì vẫn chưa được giải phóng.

+ Năm 1403, cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân.

- Về văn hoá - giáo dục

+ Chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo; hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo nhưng là Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, kết hợp với tinh thần Pháp gia.

+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hoá dân tộc.

+ Sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành; mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cử các quan giáo thụ trông coi và cấp học điền cho các địa phương. Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán.

Lý thuyết Nội dung cuộc cải cách

- Trong khoảng 28 năm tham dự vào chính sự dưới triều Trần và 7 năm nắm chính quyền dưới triều Hồ, Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hoá - giáo dục.

1. Về chính trị và hành chính

- Sửa đổi chế độ hành chính, chia cả nước thành lộ và trấn, ban hành quy chế về hệ thống quan lại địa phương. Chức An phủ sứ ở lộ phải chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ công việc hộ tịch, thuế khoá, kiện tụng, nhằm tăng cường tổ chức của các khu vực hành chính địa phương.

- Đổi tên gọi thành Thăng Long là Đông Đô, cho xây dựng một kinh thành mới Tây Đô bằng đá kiên cố ở Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.

- Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời về Tây Đô.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

Di tích thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

2. Về quân sự

- Chấn chỉnh và tăng cường quân đội, thay các tướng lĩnh trẻ tuổi có năng lực nắm binh quyền, thải hồi người yếu, bổ sung người khoẻ mạnh, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương.

- Xây dựng lại binh chế, chia đặt lại tổ chức quân đội theo hướng quy củ, chặt chẽ, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình.

- Việc cải tiến vũ khí, tăng cường trang bị quốc phòng, xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia cũng được quan tâm.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần cơ (tranh minh họa)

3. Về kinh tế

- Năm 1396, cho ban hành tiền giấy thay thế tiền đồng, gọi là “Thông bảo hội sao” gồm nhiều loại.

- Năm 1397, đặt phép hạn điền, nhằm hạn chế sở hữu ruộng tư, đã đánh mạnh vào chế độ điền trang của quý tộc nhà Trần và ruộng tư của địa chủ lớn, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

- Năm 1402, nhà Hồ thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước, cải cách thuế đinh và tô ruộng. Thuế đinh chỉ thu đối với người có ruộng, người ít ruộng nộp thuế nhẹ đi, người không có ruộng và hạng cô quả không phải nộp thuế.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

Tiền giấy Thông bảo hội sao thời Hồ

4. Về xã hội

- Năm 1401, ban hành phép hạn nô, giới quý tộc bị hạn chế số nô tì. Phép hạn nô đã chuyển một bộ phận lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước) nhưng thân phận nô tì vẫn chưa được giải phóng.

- Năm 1403, cho đặt Quảng tế (cơ quan coi việc y tế) để chữa bệnh cho dân.

5. Về văn hoá - giáo dục

- Chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo; hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo nhưng là Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, kết hợp với tinh thần Pháp gia.

- Dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hoá dân tộc.

- Sửa đổi chế độ thi cử, đặt kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành; mở trường học ở các lộ, phủ, châu, cử các quan giáo thụ trông coi và cấp học điền cho các địa phương. Năm 1404, nhà Hồ quy định thêm kì thi viết chữ và làm toán.

Đánh giá

0

0 đánh giá