Giải Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa lớp 12.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 40 SGK Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Phương pháp giải:

- Liên hệ vị trí địa lí và tiếp giáp của nước ta

- Kiến thức mục 1, trang 40 SGK Địa lí 12 cơ bản

Trả lời:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

- Tính nhiệt đới: được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh.

⟹ Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C.

- Tính ẩm: Vị trí giáp biển Đông - nguồn nhiệt và ẩm dồi dào nên các khối khí di chuyển qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm dồi dào (>80%).

- Gió mùa:

+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi quanh năm.

+ Mặt khác Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 41 SGK Địa lí 12: Dựa vào hình 9.2, hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam ; hướng di chuyển và tính chất của gió này.
Giải Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (ảnh 2)

Phương pháp giải:

- Kĩ năng đọc bản đồ: áp cao kí hiệu bằng dấu (+), áp thấp là dấu (-)

- Xác đinh tên các khối khí áp cao và hướng di chuyển

Trả lời:

- Các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở nước ta :

+ Nửa đầu mùa hạ :Các khối khí xuất phát từ áp cao Nam Ấn Độ Dương di chuyển lên phía Bắc, khi đi qua xích đạo do tác động của lực Coriolit nên đã bị lệch hướng, trở thành hướng Tây Nam thổi vào nước ta.

+ Giữa và cuối mùa hạ: gió mùa Tây Nam từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam, khối khí xích đạo (Em) 

- Hướng di chuyển: cả hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam (riêng khu vực Bắc Bộ thổi hướng Đông Nam do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ).

- Tính chất:

+ Nửa đầu mùa hạ (tháng 5 – 7): khối khí Bắc Ấn Độ Dương di chuyển hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào nước ta gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vượt dãy Trường Sơn gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam khu vực Tây Bắc.

+ Giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 – 10): gió mùa Tây Nam (từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng ẩm và gây mưa lớn kéo dài cho vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 42 SGK Địa lí 12: Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?

Trả lời:

Hệ quả hoạt động của các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất  đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. 

- Miền Bắc: phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

- Miền Nam: mùa mưa và mùa khô sâu sắc.

- Miền Trung: mùa hạ khô, nóng và mùa mưa lùi về thu đông.

Câu hỏi và bài tập (trang 44 SGK Địa lí 12)

Bài 1 trang 44 SGK Địa Lí 12: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu cở nước ta được biểu hiện qua các chỉ số sau:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

+ Tổng lượng bức xạ nhận được lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm2 /năm).

+ Số giờ nắng từ 1400 – 3000h/năm.

Bài 2 trang 44 SGK Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu sau:
Giải Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (ảnh 1)
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?

Phương pháp giải:

- Kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

- Giải thích: dựa vào sự thay đổi nhiệt độ theo vĩ độ, tác động gió mùa Đông Bắc.

Trả lời:

- Nhận xét: 

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, nhiệt độ trung bình tháng I và nhiệt độ trung bình năm đều tăng dần từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung.

+ Nhiệt độ trung bình tháng I tại Lạng Sơn: 13,30C, Huế: 19,70C, TP. Hồ Chí Minh: 25,80C.

+ Nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội: 23,50C, Huế: 25,10C, TP.Hồ Chí Minh: 27,10C.

+ Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất tại miền Trung (Huế: 29,4; Quy Nhơn: 29,70C), khu vực miền Bắc và miền Nam có nhiệt độ thấp hơn nhưng vẫn ở mức cao trên 270C (Lạng Sơn: 270C, Hà Nội: 28,90C, TP. Hồ Chí Minh: 27,10C).

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam nóng quanh năm.

 + Nhiệt độ trung bình tháng VII cao nhất ở miền Trung vì vào thời điểm này miền Trung chịu tác động mạnh mẽ của gió phơn khô nóng. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn.

Bài 3 trang 44 SGK Địa Lí 12: Dựa vào bảng số liệu:

                               Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Giải Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (ảnh 1)

Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

Phương pháp giải:

- Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: nhận xét lần lượt 3 đặc điểm 

- Giải thích: liên hệ các nhân tố gió mùa kết hợp hướng địa hình, vị trí địa lí

Trả lời:

Nhận xét và giải thích lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

a) Nhận xét

- Lượng mưa có sự khác biệt giữa 3 địa điểm Huế có lượng mưa cao nhất (2.868mm), sau đó đến TP.Hồ Chí Minh (1931 mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1.676 mm).

- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.

- Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1.868mm), sau đó đến Hà Nội (+687mm), TP.Hồ Chí Minh (+245mm).

b)Giải thích

- Lượng mưa cao nhất ở Huế do Huế nằm ở sườn đón gió Đông Bắc qua biển, bão từ biển Đông (mang nhiều hơi ẩm và mưa lớn) của dãy Trường Sơn và dãy Bạch Mã; đồng thời Huế cũng chịu ảnh hưởng của hoạt động  dải hội tụ nội chí tuyến.  Huế có mùa mưa vào thu-đông (từ tháng VIII đến tháng I). 

- Lượng bốc hơi cao nhất ở TP Hồ Chí Minh do có nền nhiệt  độ cao nhất trong 3 địa điểm, nhiệt độ cao quanh năm ⟹ lượng bốc hơi lớn.

- Hà Nội có lượng bốc hơi nhỏ nhất do có mùa đông lạnh, ít nắng; nền nhiệt trung bình thấp hơn TP Hồ Chí Minh

⟹ Cân bằng ẩm ở Huế cao nhất do Huế có lượng mưa lớn nhất, lượng bốc hơi nhỏ (do cũng có mùa đông ít nắng, mưa nhiều ).

Bài 4 trang 44 SGK Địa Lí 12: Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?

Trả lời:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Giải Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (ảnh 2)

b) Hệ quả:

- Tạo ra sự phân mùa khí hậu:

+ Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

+ Miền Trung có mùa hạ rất khô và nóng, mùa mưa lùi về thu đông.

Lý thuyết Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Tính chất nhiệt đới

- Nguyên nhân: Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu.

- Biểu hiện:

+ Tổng lượng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm cao trên toàn quốc đều lớn hơn 20oC (Vượt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới), trừ vùng núi cao.

+ Nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 - 3000 giờ/năm.

b. Tính chất ẩm

- Nguyên nhân: Tiếp giáp với biển Đông.

- Biểu hiện:

+ Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 - 2000mm.

+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

c. Tính chất gió mùa

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Giải Địa Lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (ảnh 3)

=> Sự luân phiên hoạt động của các khối khí theo mùa khác nhau cả về tính chất và hướng đã tạo nên sự phân mùa khí hậu:

- Miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Miền Nam: có hai mùa mưa, khô rõ rệt.

- Miền Trung: có hai mùa mưa, khô, nhưng mùa mưa lệch về mùa thu đông. 

 
Đánh giá

0

0 đánh giá