Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó

3.8 K

Trả lời Câu 1 trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Lai Tân giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Lai Tân

Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó.

Trả lời:

- Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Dựa vào câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 " tiền - thiên", bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai - thừa - chuyển - hợp. Bài thơ tuân theo luật bằng trắc.

Tìm hiểu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật:

- Khái niệm: Là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường

- Số câu, số chữ trong mỗi câu: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ.

- Bố cục: 4 phần

Được chia làm bốn phần: Khai (câu 1: khai mở ý của bài thơ); Thừa (câu 2: thường làm rõ thêm ý và mạch cảm xúc của phần Khai); Chuyển (câu 3: chuyển ý); Hợp (câu 4: kết ý). Nhưng cũng có thể chia bố cục bài thơ thuộc thể này thành hai phần: câu 1 – 2; câu 3 – 4.

- Luật: Luật bằng trắc của thơ thất ngôn bát cú hoặc thơ tứ tuyệt luật Đường thường được tóm tắt bằng câu: “nhất – tam – ngũ bất luận, nhị – tứ – lục phân minh”, tức là các tiếng (âm tiết) thứ nhất, thứ ba, thứ năm trong câu không cần sắp xếp theo đúng luật bằng trắc; còn các tiếng thứ hai, thứ tư, thứ sáu trong câu cần tuân theo luật bằng/ trắc rõ ràng. Nếu tiếng thứ hai của câu một là tiếng thanh bằng (thanh ngang hoặc thanh huyền) thì bài thơ làm theo luật bằng.

- Niêm: Câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3.

- Vần: Cách gieo vần của thơ luật Đường là cả bài thơ chỉ hiệp theo một vần (còn gọi là độc vận), vần gieo ở cuối câu thơ đầu và cuối các câu chẵn (vần chân), vần được sử dụng thường là vần bằng.

- Nhịp: Cách ngắt nhịp của câu thơ thất ngôn thường là 2/2/3 hoặc 4/3.

- Đối: Không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thơ thất ngôn bát cú.

Đánh giá

0

0 đánh giá