Giáo án bài Như có ai đi vắng | Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Như có ai đi vắng sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 3. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Như có ai đi vắng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 1. Năng lực đặc thù

- Chia sẻ những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa. Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây điện thoại bị hỏng.

- Tìm đọc một bài văn về gia đình, viết được phiếu đọc sách và biết cách trao đổi với bạn về các từ ngữ dùng hay trong bài.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung 

Năng lực tự chủ, tự học:  lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực  giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mởi rộng hiểu biết.

- Phẩm chất trách nhiệm: thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng những việc làm cụ thể. Từ đó thêm yêu quý, biết ơn cha mẹ, ông bà, người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh hoặc video clip về cảnh trao đổi với người thân qua điện thoại. Bảng phụ ghi ba khổ thơ đầu.

- HS:  SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động : ( 5’)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, hỏi đáp.

- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.

- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi trong 2 phút theo yêu cầu sau: Chia sẻ những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo các gợi ý:

- Em thăm hỏi người thân về:

+ Sức khỏe có tốt không?

+ Công việc có thuận lợi không?

- Em sẽ kể về tình hình của em và gia đình:

+ Sức khỏe của em và gia đình như thế nào?

+ Việc học của em ra sao?

+ Công việc của bố mẹ em như thế nào?

+ Hoạt động thường ngày có gì đặc biệt?

- GV theo dõi HS làm việc.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét phần chia sẻ của HS.

- Cho HS quan sát tranh minh họa  trong bài đọc và nêu nội dung tranh, phỏng đoán tên bài.

- GV giới thiệu bài học.

 

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.1.  Hoạt động Đọc  ( 25 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (13 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm.

- Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân.

 
- GV ghi tên bài đọc mới lên bảng: Như có ai đi vắng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Đọc mẫu

GV đọc mẫu .

Chú ý giọng đọc: giọng trong sáng, vui tươi khi đọc 3 khổ thơ đầu, giọng trầm hơi lắng xuống khi đọc khổ thơ cuối; nhấn giọng những từ ngữ chỉ cảm xúc của bạn nhỏ khi  nói chuyện với ông qua điện thoại, ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 .

b. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn:

Bài  thơ này có mấy khổ thơ?

- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm bốn HS thời gian ( 5 phút)

- Theo dõi các nhóm đọc bài.

- GV sửa lỗi phát âm cho HS( nếu sai)

- Gọi đại diện từng nhóm đọc từng khổ thơ trước lớp.

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

- GV hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc một số từ ngữ khó đọc trên bảng: xa ngái, quá chừng, reo vui.

+ Treo bảng nhóm ghi khổ thơ 2,3 trước lớp HDHS cách ngắt nhịp thơ

Chẳng thấy/ ông nội đâu/

Mà giọng ông/ nói đấy/

Áp tai/ vào ống nghe/

Đỡ nhớ ông/ biết mấy//

 

Quê nội/ thì xa ngái/

Chưa một lần/ về thăm /

Chỉ nghe qua/ điện thoại/

Mà quá chừng /nhớ mong//

- GV cho HS giải nghĩa từ ngữ khó trong bài: xa ngái, bất chợt.

 

- GV nhận xét, bổ sung nếu HS chưa nêu được.

c) Luyện đọc cả bài:

- GV gọi 1 số HS đọc cả bài thơ.

- GV nhận xét.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu.(12’)

a) Mục tiêu: Học sinh trả lời được câu hỏi, hiểu nội dung bài thơ.

b) Phương pháp, hình thức:

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp, Thảo luận, hỏi đáp.

- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.

GV cho HS làm việc theo nhóm đôi: đọc thầm lại toàn bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 127.

- Theo dõi HS làm việc, gợi ý HS nếu cần.

- Gọi đại diện 1 số HS trình bày trước lớp.

Câu 1: Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

 

Câu 2: Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?

Gợi ý: Em đọc khổ thơ thứ hai và ba để tìm những dòng thơ diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội.


 

- Nhận xét, bổ sung, cho HS giải nghĩa từ “ giòn”

Câu 3: Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt?Vì sao?

- Nhận xét, bổ sung.

 

 

- Em hãy nêu nghĩa từ cụm từ: đường dây đứt.

- Nhận xét, chốt câu trả lời.

Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- GV động viên khuyến khích HS trình bày, giải thích lí do.

 

 

 

 

- Em hãy nêu nội dung bài thơ này?

- Nhận xét, chốt nội dung bài thơ, ghi bảng nội dung bài thơ.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

- HS thảo luận theo cặp đôi chia sẻ cho nhau nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- HS quan sát nêu nội dung tranh: một bạn nhỏ đang nói chuyện qua điện thoại với người ông của mình.

 

- HS nghe, ghi tên bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bài thơ này có 4 khổ thơ.

- HS ngồi theo nhóm đọc từng dòng thơ, khổ thơ, bài thơ.

- Đại diện 4 HS thi đọc từng khổ thơ trước lớp.

+ HS1: đọc khổ thơ 1

+ HS2: đọc khổ thơ 2

+ HS3: đọc khổ thơ 3

+ HS4: đọc khổ thơ 4.

- HS khác nhận xét.

 

 

- HS luyện đọc cá nhân trước lớp.

 

- HS nghe và luyện đọc lại trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giải nghĩa từ ngữ khó:

+ xa ngái: xa và cách trở về không gian , thời gian

+ bất chợt: xảy ra bất ngờ trong khoảnh khắc.

 

- 1 số HS đọc cả bài trước lớp, cả lớp đọc thầm toàn bài.

 

 

 

 

 

 

- HS ngồi theo nhóm đôi đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi 1,2,3.

 

 

 

- Đại diện nhóm trả lời, HS khác nhận xét

 

Bạn nhỏ kể trong khổ thơ đầu: Không thấy ông nội nhưng bạn nghe được tiếng ông nội trong ống nghe, đỡ nhớ ông nội hơn.
+ Những dòng thơ trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội:

"Đỡ nhớ ông biết mấy

Mà quá chừng nhớ mong”

“Chuông điện thoại reo giòn

Bỗng niềm vui bất chợt"

- HS trả lời: giòn ( âm thanh nghe vui tai)

 

-  Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy như có ai vắng nhà khi đường dây điện thoại bị đứt. Vì cả nhà đã quen nghe có tiếng ông mỗi ngày qua điện thoại, hôm nay không nghe được cả nhà như thiếu tiếng ai đó.
- HS nêu: đường dây đứt: đường dây bị  không liên lạc được.

 

- HS nêu hình ảnh mình thích và giải thích lí do.

Ví dụ: Em thích hình ảnh trong bài "chỉ nghe tiếng ông qua điện thoại mà quá chừng nhớ mong", hình ảnh cho thấy sự nhớ mong của bạn nhỏ đối với ông ngoại và tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ dành cho ông.
- HS nêu: Tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây điện thoại bị hỏng.

- HS nêu lại nội dung bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời theo ý hiểu: yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân.

 

 

 

 

 

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Bài 3.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Vườn dừa của ngoại

Giáo án Bài 3: Như có ai đi vắng

Giáo án Bài 4: Thuyền giấy

Giáo án Ôn tập cuối học kì 1

Giáo án Đánh giá cuối học kì 1

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá