Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Cánh diều

4.9 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 9 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

Video giải Lịch sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Cánh diều

1. Tôn giáo

Câu hỏi trang 32 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 9.1, 9.2. hãy giới thiệu những nét chính về tôn giáo ở Ấn Độ thời phong kiến.

Lịch Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Cánh diều (ảnh 1)

Lịch Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 trang 32 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều

Trả lời:

Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…

Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…

2. Chữ viết và văn học

Câu hỏi trang 33 Lịch sử 7: Đọc thông tin và giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về chữ viết và văn học của Ấn Độ thời phong kiến

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2 trang 33 SGK Lịch sử 7 Cánh Diều

Trả lời:

Lĩnh vực

Chữ viết

Văn học

Thành tựu

Chữ Phạn,Chữ Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri…

Chịu ảnh hưởng của tôn giáo

Thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại,…

Tác phẩm: Khúc bi ca Sứ mây, vở kịch Sơ-cun-tơ-la

3. Kiến trúc, điêu khắc

Câu hỏi trang 33 Lịch sử 7: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 9.1 đến 9.3 hãy:

- Giới thiệu những kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến. 

- Nêu nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. 

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 3 trang 33, chọn các ý chính về kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến.

Bước 2: Từ mục 1, 2, 3, khái quát, nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. 

Trả lời:

- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng chịu ảnh hưởng của tôn giáo. 

- Kiến trúc Phật giáo: nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta

- Kiến trúc Hồi giáo (lăng, thánh đường). Điển hình có lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…

Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:

+ Văn hóa Ấn Độ mang đậm màu sắc tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo

+ Văn hóa Ấn Độ đại diện cho một nền văn minh lớn, có ảnh hưởng to lớn và đậm nét đến khu vực Đông Nam Á.

Luyện tập – Vận dụng

Luyện tập 1 trang 33 Lịch sử 7: Trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ thời phong kiến. 

Phương pháp giải:

Đọc lại mục 1,2,3, khái quát lại các thành tựu tiêu biểu 

Trả lời:

Lĩnh vực

Tôn giáo

Chữ viết và văn học

Kiến trúc, điêu khắc

Thành tựu

- Quê hương của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-nai giáo

- Tiếp thu: Hồi giáo, Thiên chúa giáo

- Chữ Phạn, chữ Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri.

- Tác phẩm: khúc bi ca Sứ mây, vở kịch Sơ-cun-tơ-la.

- Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. 

- Chùa hang A-gian-ta, lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un

Vận dụng 2 trang 33 Lịch sử 7: Giới thiệu một công trình văn hóa tiêu biểu của Việt Nam có ảnh hưởng tử văn hóa Phật giáo hoặc Hin-đu giáo của Ấn Độ

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế: khu vực miền Trung Việt Nam với các tháp Chăm. 

Trả lời:

Tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu. Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: thánh địa Mỹ Sơn, tháp Po Klong Garai, tháp Chàm Poshanư….

Lịch Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Cánh diều (ảnh 3)

Lịch Sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến | Cánh diều (ảnh 4)

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

1. Tôn giáo

- Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo (Kì-na giáo).

- Tôn giáo gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Ấn Độ.

Lý thuyết Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Cánh diều (ảnh 1)

Tượng ba vị thần trong Ấn Độ giáo

- Ấn độ còn là nơi Hồi giáo và Thiên chúa giáo truyền bá rộng rãi.

2. Chữ viết và văn học

- Chữ viết: Chữ Phạn được sử dụng rộng rãi.

- Văn học:

+ Gồm nhiều thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại.

+ Tác phẩm văn học nổi tiếng: Khúc bi ca Sử mây và vở kịch Sơ-cun-tơ la

3. Kiến trúc, điêu khắc

- Nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc như đến, chùa, lâu đài, tháp, lăng,... đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

+ Kiến trúc Phật giáo nổi tiếng chùa hang A-gian-ta được xây dựng dưới thời Gúp-ta.

+ Kiến trúc Hồi giáo (lăng, thánh đường), trang trí công phu, màu sắc rực rỡ. Tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma han…

Lý thuyết Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Cánh diều (ảnh 1)

Kiến trúc Chùa Hang A-gian-ta

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến - Cánh diều

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết:

Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến

Bài 10: Khái quát lịch sử Đông Nam Á

Bài 11: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 12 : Vương quốc Lào

Đánh giá

0

0 đánh giá