Giáo án bài Rô-bốt ở quanh ta | Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 3. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- HS Đọc đúng, rõ ràng VB thông tin Rô-bốt ở quanh ta.

- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu được những thông tin quan trọng được nêu trong VB: sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý đồ chơi.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

                  + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc đoạn 1 bài “Ngọn lửa ô-lim-pích” và trả lời câu hỏi : Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc đoạn 4 bài “Ngọn lửa ô-lim-pích” và nêu nội dung bài.

 

 

 

 

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: + Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ gần 3 000 năm trước ở Hy Lạp cổ.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn cho biết thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hoà bình, hữu nghị trên thế giới,...

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

Mục tiêu:

- HS Đọc đúng, rõ ràng VB thông tin Rô-bốt ở quanh ta.

- Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Hiểu được những thông tin quan trọng được nêu trong VB: sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt,...

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ hơi dài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: từ đầu đến khám phá đại dương (Sự ra đời và khả năng của rô-bốt).

+ Đoạn 2: phần còn lại (Dự báo về sự phát triển của rô-bốt trong tương lai).

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn

- Luyện đọc từ khó: rô-bốt, kịch viễn tưởng, nguy hiểm, di chuyển, quét nhà,...).

- Luyện đọc ngắt giọng ở những câu dài:

 Rồi/ người ta bắt đầu nghiên cứu,/ chế tạo rô-bốt thật,/ thường có hình dạng như người,/ làm việc chẳng biết mệt mỏi,/ chẳng sợ hiểm nguy.

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. Gv giải thích thêm.

Luyện đọc toàn bài: GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?

 

+ Câu 2: Sự xuất hiện của rô-bốt trong vở kịch đem đến những thay đổi gì trong suy nghĩ và hành động của con người?

 

 

 

 

 

+ Câu 3: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Câu 4: Theo em, vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?

 

 

 

 

 

 

 

+ Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?

- GV mời HS nêu nội dung bài đọc.

- GV chốt: Việc trình bày về một con rô-bốt theo mong muốn cho thấy các em rất sáng tạo. Trong tương lai, mong muốn ấy rất có khả năng sẽ trở thành hiện thực. Có bạn thích rô-bốt hình một chú mèo/ rô-bốt hình khủng long, siêu nhân,... Có bạn thích rô-bốt biết quét nhà/ biết đánh răng cho người khác/ biết giải đáp thắc mắc/ biết dạy tiếng Anh...).

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

 

 

- Hs lắng nghe.

 

- HS lắng nghe cách đọc.

 

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

 

 

 

 

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

 

- 2-3 HS đọc câu dài.

 

 

 

- HS đọc giải nghĩa từ.

 

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

 

 

 

 

 

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

 

+ Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1920.

+ Sự xuất hiện của rô-bốt khiến con người nghĩ tới việc giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt; bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy.

+ Di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương,... đều là những công việc vất vả, nguy hiểm đến tính mạng của con người. Giờ đây, rô-bốt đã thay con người thực hiện những công việc đó. Rô-bốt ban đầu chỉ là sự tưởng tượng, sẽ có trong tương lai xa xôi. Tuy nhiên nhờ sự sáng tạo của con người, rô-bốt đã xuất hiện trong đời sống của chúng ta.).

+ Không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống vì cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ con người có thể chế tạo nhiều loại rô-bốt khác nhau. Rô-bốt có khả năng thay thế con người trong mọi việc, nhất là những việc thường ngày.)

+ HS trả lời theo ý thích.

 

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

- 2-3 HS nhắc lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo cặp.

 

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Bài 26.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích

Giáo án Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta

Giáo án Bài 27: Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ

Giáo án Bài 28: Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

Giáo án Bài 29: Bác sĩ Y-éc-xanh

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá