Soạn bài Ôn tập học kì 1 lớp 8 trang 124 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8

5.2 K

Tài liệu soạn bài Ôn tập học kì 1 trang 124 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập học kì 1 lớp 8 trang 124 hay nhất

A. Ôn tập kiến thức

Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Xem lại năm bài học ở học kì I, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau:

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Nguyễn Huy Tưởng

Truyện lịch sử

Văn bản kể về Trần Quốc Toản là một chàng thiếu niên khảng khái và bộc trực, còn nhỏ nhưng đã đau đáu chuyện nước nhà. 

Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật đều mang đậm màu sắc lịch sử.

Quang Trung đại phá quân Thanh

Ngô Gia Văn Phái.

Tiểu thuyết chương hồi

Ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta, tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, miêu tả hành động lời nói của nhân vật rõ nét, ngôn ngữ gần gũi, mang đậm nét lịch sử.

Ta đi tới

Tố Hữu

Thơ tự do

Vừa ngợi ca chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tớ

Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giản dị, sâu sắc.

2

Thu điếu

Nguyễn Khuyến

Thất ngôn bát cú

Vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần độc đáo. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại.

Thiên trường vãn vọng

Trần Nhân Tông

Thất ngôn tứ tuyệt

Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông, cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác, bâng khuâng ôm trùm cảnh vật

Bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa

Ca Huế trên sông Hương

Hà Ánh Minh

Bút kí

Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển

Thủ pháp liệt kê, kết hợp với giải thích, bình luận. Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực.

3

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

Hịch

Phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.

Các hình thức nghệ thuật phong phú: lặp tăng tiến, điệp cấu trúc câu, hình ảnh phóng đại, câu hỏi tu từ, lời văn giàu cảm xúc, lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý và tình.

 

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Văn nghị luận

Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

Xây dựng luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật

 

Nam quốc sơn hà

?

Thơ thất ngôn tứ tuyệt

Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích

Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn

 

4

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Trần Tế Xương

Thơ thất ngôn bát cú

Miêu tả tình trạng thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, đồng thời thể hiện sự đau đớn, xót xa của nhà thơ đối với tình cảnh hiện thực nhốn nháo và bất ổn của xã hội thực dân nửa phong kiến ở thời điểm đó.

Cách sử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ trong việc tái hiện cảnh thảm hại của kỳ thi và nói lên tâm sự của tác giả. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng đầy sức biểu cảm. 

Lai Tân

Hồ Chí Minh

Thơ thất ngôn tứ tuyệt

Phê phán chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch

Bài thơ có kết cấu đặc biệt, thể hiện nghệ thuật châm biếm độc đáo sắc sảo của Hồ Chí Minh

Một số giọng điệu của thơ trào phúng

Trần Thị Hoa Lê

Văn nghị luận

Nêu ra một số giọng điệu của thơ trào phúng: hài hước, châm biếm – mỉa mai, đả kích

Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực

5

Trưởng giả học làm sang

Mô-li-ê

Hài kịch

Ông Giuốc đanh người dốt, muốn học đòi làm sang hay ưa nịnh, kệch cỡm, bị những kẻ nịnh thần lợi dụng để moi tiền. Ông trở thành nạn nhân của thói nịnh bợ bị rút tiền thưởng, làm trò cười cho mọi người.

Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói và hành động.

Dựng lên lớp hài kịch ngắn với mâu thuần kịch được thể hiện sinh động, hấp dẫn, gây cười.

Ngôn ngữ kịch sâu sắc

 

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

Tác giả dân gian

Truyện cười

Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Sử dụng nghệ thuật trào phúng, châm biếm, ngôn ngữ gần gũi với đời sống

Chùm ca dao trào phúng

Tác giả dân gian

Ca dao

Phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Sử dụng nghệ thuật trào phúng, châm biếm, ngôn ngữ gần gũi với đời sống

Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu sau (làm vào vở):

Thể loại

Những điểm giống nhau

Những điểm khác nhau

Hài kịch

 

 

Truyện cười

 

Thơ trào phúng

 

Trả lời:

Thể loại

Những điểm giống nhau

Những điểm khác nhau

Hài kịch

- Hướng vào sự cười nhạo những cái xấu xa, lố bịch, lạc hậu… đối laajo với các chuẩn mực về cái tốt, cái đẹp.

- Nhân vật thường có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đang phê phán: hà tiện, tham lam, khoe mẽ…

Có nhiều hình thức xung đột, thường sử dụng các thủ pháp trào phúng: tạo tình huống kịch, cải trang; dùng điệu bộ gây cười…

Truyện cười

Dung lượng nhỏ, còn nhằm mục đích giải trí. Cốt truyện tập trung vào các yếu tố gây cười. Ngôn ngữ dân dã, nhiều ẩn ý.

Thơ trào phúng

Thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.

Câu 3 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt đường luật.

Trả lời:

* Giống nhau:

- Có hệ thống quy tắc phức tạp: luật, niêm, vần, đối và bố cục.

- Về hình thức: Mỗi câu đều có 7 chữ.

* Khác nhau:

- Thơ thất ngôn bát cú:

+ Có 8 câu thơ

+ Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

+ Bố cục được triển khai là đề, thực, luận, kết

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt:

+ Có 4 câu thơ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

+ Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp.

Câu 4 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Biệt ngữ xã hội

Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.

Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng.

2

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).

Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng.

3

Từ tượng hình và từ tượng thanh

- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.

Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng.

4

Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

- Đoạn văn diễn dịch: đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.

- Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.

- Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.

- Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn.

5

Từ Hán Việt

Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt và một bộ phận các từ phức ít nhiều gây khó hiểu. Nhóm từ gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt.

Chỉ ra các yếu tố Hán Việt và giải nghĩa.

6

Sắc thái nghĩa của từ

Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nhắc đến.

Phân biệt sắc thái nghĩa của từ.

7

Câu hỏi tu từ

Là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,…

- Chỉ ra câu hỏi tu từ.

- Chuyển câu  sang câu hỏi tu từ.

8

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.

- Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ trong câu và từ ngữ cảnh sử dụng câu.

Xác định nghĩa hàm ẩn của câu.

Câu 5 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và đề tài đã thực hành trong học kì I theo bảng gợi ý sau:

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài

Đề tài đã thực hành viết

 

 

 

 

Trả lời:

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài

Đề tài đã thực hành viết

1

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa.

- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…).

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc…).

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

- Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa) đáng nhớ nhất.

 

2

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thât ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)

- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ…);…).

- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

Phân tích bài thơ “Thu điếu” Nguyễn Khuyến.

 

3

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)

- Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích để người đọc hiểu vì sao vấn đề này đáng được bàn đến.

- Trình bày rõ ý kiến về vấn đề được bàn; đưa ra được những lí lẽ thuyết phục, bằng chứng đa dạng để chứng minh ý kiến của người viết.

- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.

- Nêu được ý nghĩa của vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

Trách nhiệm của học sinh đối với quê hương, đất nước.

 

4

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh.

5

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

- Nêu được vấn đề nghị luận.

- Làm rõ vấn đề nghị luận (giải thích vấn đề đời sống được bàn luận).

- Trình bày được ý kiến phê phán của người viết, nêu rõ lí lẽ và bằng chứng để chứng minh sự phê phán là có cơ sở.

- Đối thoại với những ý kiến khác (giả định) nhằm khẳng định quan điểm của người viết.

Nghị luận về lối sống ích kỉ

Câu 6 (trang 124 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu những điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe ở năm bài học trong học kì I.

Trả lời:

 Điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe:

- Trước khi nói

- Trình bày bài nói

- Sau khi nói

B. Luyện tập tổng hợp

Phiếu học tập số 1

1. Đọc

a. Đọc văn bản Chiều hôm nhớ nhà

b. Thực hiện các yêu cầu

* Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1. Nhận định nào sau đây đúng với bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

C. Đây là bài thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật.

D. Đây là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2. Yếu tố nào sau đây không có tác dụng giúp ta nhận biết thể thơ của Chiều hôm nhớ nhà?

A. Cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ

B. Tính chất đối của một số cặp câu thơ

C. Biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi bài thơ

D. Số tiếng trong mỗi câu thơ và số câu trong bài thơ

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi bài thơ

Câu 3. Nghệ thuật đối được thể hiện ở những cặp câu thơ nào?

A. Cặp câu 1 – 2 và 7 – 8

B. Cặp câu 1 – 2 và 3 – 4

C. Cặp câu 3 – 4 và 5 – 6

D. Cặp câu 5 – 6 và 7 – 8

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Cặp câu 3 – 4 và 5 – 6

Câu 4. Những câu thơ nào trong bài thơ có tiếng hiệp vần?

A. Các câu 1 – 3 – 5 – 7 – 8

B. Các câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8

C. Các câu 1 – 2 – 3 – 4 – 5

D. Các câu 4 – 5 – 6 – 7 – 8

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Các câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng ở hai câu thơ sau?

Gác mái ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng mục tử lại cô thôn.

A. Biện pháp tu từ so sánh

B. Biện pháp tu từ nhân hóa

C. Biện pháp tu từ đảo ngữ

D. Biện pháp tu từ ói quá

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Biện pháp tu từ đảo ngữ

Câu 6. Trong bài thơ, cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người có mối liên hệ như thế nào?

A. Cảnh thiên nhiên làm nền để tôn lên vẻ đẹp bức tranh sinh hoạt của con người.

B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

C. Cảnh thiên nhiên có sắc thái riêng, không liên quan gì đến bức tranh sinh hoạt của con người.

D. Bức tranh sinh hoạt làm nền để tôn lên vẻ đẹp đượm buồn của bức tranh thiên nhiên.

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt hòa điệu với nhau, cùng thể hiện nỗi niềm của nhà thơ.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Dựa vào đâu để có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình?

Trả lời:

Có thể khẳng định Chiều hôm nhớ nhà là một bài thơ trữ tình vì:

- Bài thơ bộc lộ nỗi nhớ quê hương của tác giả.

- Ngôn ngữ của bài thơ mang tính nhạc.

- Có cách ngắt nhịp hài hòa giữa các vế câu, các cặp câu thơ đối nhau.

- Sử dụng các biện pháp tu từ.

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những hình ảnh nào trong bài thơ có tác dụng làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà?

Trả lời:

Các hình ảnh làm nổi bật nhan đề Chiều hôm nhớ nhà:

- Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

- Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

- Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ

- Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Em cảm nhận như thế nào về phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của con người được khắc họa trong bài thơ?

Trả lời:

Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong bài thơ được khắc họa với màu sắc u buồn, không gian chiều tà tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã. Những cảnh vật được khắc họa: gió, chim… đều gần gũi thân thuộc với con người Việt Nam. Con người xuất hiện trong bức tranh với vẻ mộc mạc, dân dã. Người lữ khách thì lạnh lẽo, cô liêu.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Đó là một tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bài thơ chính là một niềm tâm sự, được giãi bày khi đi tới vùng đất lạ của tác giả.

Câu 5 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đọc các chú thích trong văn bản, em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả?

Trả lời:

Nhận xét về cách dùng từ của tác giả:

- Sử dụng hệ thống từ Hán Việt phong phú.

- Các câu thơ có vần, ngôn từ giàu tính nhạc, tạo ra khung cảnh hẻo lánh, cô đơn.

- Sử dụng những thi liệu mang tính chất ước lệ của thi pháp cổ.

2. Viết

Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan đã thành công khi miêu tả cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương. Bức tranh phong cảnh trong bài thơ được miêu tả qua hình ảnh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hình ảnh sáng lờ mờ, lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn”. Nỗi buồn ấy được nhân lên khi tiếng ốc tù và cùng tiếng trống “xa đưa vẳng” lại. Chiều dài của tiếng ốc, chiều cao của tiếng trống đồn đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Hai hình ảnh “chim bay mỏi” và “khách bước dồn” là hai nét vẽ đăng đôi, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa “gió cuốn” và “sương sa”, đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế! “Chương Đài” và “lữ thứ” trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn li biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. “Hàn ôn” là nóng lạnh, “nỗi hàn ôn” là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết.

3. Nói và nghe

Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước?

a. Chuẩn bị nội dung để thảo luận về đề tài trên.

b. Tập luyện thảo luận trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị.

Trả lời:

a. Chuẩn bị theo các bước.

b. Bài nói tham khảo:

Lòng yêu nước đâu chỉ bắt nguồn từ tình yêu một cái cây trồng trước nhà, một triền đê lộng gió hay một dòng suối tươi mát… mà nó còn bắt nguồn từ một tình yêu tưởng chừng giản dị song lại vô cùng cao đẹp, có sức mạnh to lớn vượt qua mọi xiềng xích, gông cùm, đó là tình yêu tiếng nói dân tộc. Vì có có ý kiến cho rằng: Giữ gìn tiếng nói của cha ông phải chăng cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước? Câu nói đã khiến cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tình yêu tiếng nói dân tộc trong mọi hoàn cảnh…

Tiếng nói dân tộc chính là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi áp bức, giữ vững được tiếng nói là nắm vững chìa khóa gông xiềng nô lệ.

Tiếng nói dân tộc là ngôn ngữ chúng được một cộng đồng xã hội sử dụng để giao tiếp. Dùng tiếng nói thống nhất là một đặc điểm chủ yếu của dân tộc. Giữ vững được tiếng nói thì sẽ không bao giờ quên Tổ quốc, sẽ luôn ấp ủ lòng nhiệt tình yêu nước. Trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cùng với chủ trương đườn lối lãnh đạo đúng đắn thời cơ và những điều kiện vật chất khác thì ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, tình yêu tiếng nói dân tộc sẽ tạo ra một sức mạnh tồng hợp về tinh thân đoàn kết ý chí quyết chiến, quyết thắng để đấu tranh bảo vệ dân tộc. Vứt bỏ tiếng nói dân tộc khước từ tiếng nói dân tộc là từ chối bản sắc văn hóa dân tộc. Một dân tộc thực sự độc lập không chỉ tự do về mặt chủ quyền, lãnh thổ mà hơn hết là giữ vững được bản sắc văn hóa riêng. Văn hóa lại kết tinh trong ngôn ngữ dân tộc Một khi ngôn ngữ đã bị đồng hóa bị lai căng mất đi tinh hoa dân tộc thì việc tự đánh mất mình trở thành kể ăn nhờ ở đậu sẽ là điều tất yếu. Vì lễ đó, trong tất cả cuộc xâm lăng, kẻ xâm lược luộn đặt vấn đề nô dịch văn hóa lên hàng đầu. Như vậy tình yêu tiếng nói dân tộc giữ một vai trò nhất định, một sức mạnh to lớn trong quá trình đấu tranh bảo vệ và giữ gìn phát triển một đất nước.

Tình yêu tiếng việt của người Việt, của dân tộc Việt là một minh chứng hùng hồn cho chân lí sáng ngời đó. Tiếng Việt của chúng ta có một lịch sử lâu đời. Lịch sử tiếng Việt là lịch sử của đời sông tư tưởng, tâm hồn tình cảm người Việt, là lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước kiên cường bất khuất. Còn nhớ một nghìn năm Bắc thuộc, khi đất nước bị cã triều đại phong kiến phương Bắc thuộc, khi đất nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp đô hộ, chúng thực hiện chiến dịch đồng hóa bứt nhân dân học chữ Nho, còn nhớ tới trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ, chúng thực hiện chính sách đồng hóa theo lối Tây học, Âu hóa. Tưởng chừng tiếng Việt se xbij Hán hóa, Tây hóa… tưởng chừng tiếng Việt sẽ bị ngôn ngữ ngoại lại đốn gục trong đấu trường văn hóa. Vì vậy tiếng việt vẫn được bảo tồn lưu giữ.

Tiếng Việt vẫn “sống”… sống trong lời ăn tiếng nói giản dị hằng ngày của dân nhân sống trong những câu ca dao, làn điệu dân da ấm áp ân tình, thủy chung, sống trong những trang thơ thuần Nôm đầy hương vị dân tộc của Nguyễn Trãi trong những trang Kiều của cụ Nguyễn Du, trong những vẫn thơ lãng mạn thành tấm lục bạch hứng vong hồn của cả thế hệ”

Trên thế giới những hoạt động bảo vệ tiếng nói dân tộc luôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Nướ Nga đã chọn một năm làm năm tiếng Nga, nước Pháp đang rất quan tâm xây dựng cộng đồng Pháp ngữ. Chính phủ Trung Quốc đã có quy định về việc viết thương hiệu, tên của các cơ quan tổ chức theo nguyên tắc chữ Hán.

Ở Việt Nam ta từ ta từ xa xưa yêu cầu bảo vệ tiếng nói dân tộc đã được đặt ra như một nội dụng quan trọng. Vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của dân tộc khác. Nguyễn Trãi nhấn mạnh người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ để làm loạn ngôn ngữ nước nhà. Hồ Chí Minh đã từng phê phán căn bệnh nói chữ “Của mình có mà không dùng lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen ỷ lại hay sao”

Tự hào vê sự giàu đẹp của tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử lại thấy xót xa đau đớn, trước nguy cơ mai một của tiếng Việt, trước sự biến dạng của tiếng Việt ngày nay. Tiếng Việt hay là thế, đẹp là thế, có sắc thái biểu cảm và cấp độ nghĩa thật phong phú và tinh tế là vậy mà người ta lại thay thế những từ xin lỗi cảm ơn đồng ý bằng những từ sory, thank you, ok một cách tùy tiện mọi lúc mọi nơi. Tự hào biết ơn, ghi công biết bao người đã và đang gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt lại chợt xót xa giật mình trước con số, 4,56 triệu kết quả “báo động tình trạng sử dụng sai tiếng Việt” trên Google giật mình với chính mình khi mình cũng là một trong nhiều bạn trẻ vẫn vô tư sáng tạo ra những thứ ngôn ngữ “đọc hiểu được chết liền” vẫn vô tư chêm vào những câu tiếng Anh, tiếng Hoa nửa tây nửa ta một cách tự do vô ý thức giất mình trước một đoạn văn của một chàng thanh niên nước ngoài xa xứ viết về nỗi nhớ quê hương bằng tiếng Việt trong khi bao người lại chối bỏ tiếng mẹ đẻ thân thương.  Tất cả đều bắt nguồn từ thói quen sử dụng tiếng ngoài từ suy nghĩ nói như thế mới là sành điệu, mới đúng mốt từ thái độ coi thường hoặc thiếu ý ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Hiểu rõ được điều đó, mỗi người chúng ta phải nhận thức rõ được tình yêu với tiếng mẹ đẻ. Tình yêu đó không chấp nhận sự pha trộn lai căng lạm dụng tiếng nước ngoài.

Chúng ta cần biết yêu quý và quý trọng tiếng việt, phải thường xuyên rèn luyện kĩ năng, bảo vệ tiếng Việt có ý thức phát triển Tiếng Việt. Hãy luôn tâm niệm:

Tôi chỉ biết nếu tiếng nói tôi biến mất

Thì tôi săn sàng nhắm mắt buông xuôi

Phiếu học tập số 2

1. Đọc

a. Đọc văn bản: Một cuộc đấu vật

b. Thực hiện các yêu cầu

* Chọn phương án đúng (làm vào vở)

Câu 1. Yếu tố nào không có tác dụng giúp em nhận biết đoạn trích trên đây mang những đặc điểm của thể loại truyện lịch sử?

A. Sự kiện được kể lại

B. Ngôi kể trong đoạn trích

C. Nhân vật trong câu chuyện

D. Ngôn ngữ nhân vật

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Ngôi kể trong đoạn trích

Câu 2. Đoạn trích kể lại câu chuyện xảy ra vào thời nào ở nước ta?

A. Thời nhà Lý

B. Thời nhà Trần

C. Thời nhà Lê

D. Thời nhà Nguyễn

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Thời nhà Trần

Câu 3. Câu nào sau đây không đúng với nhân vật đô Trâu?

A. Một kẻ nguy hiểm trong tay Trần Ích Tắc

B. Một đô vật có tinh thần thượng võ

C. Một đô vật quen giật giải nhất trong các hội vật

D. Một kẻ kiêu ngạo đã phải nếm mùi thất bại

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Một đô vật có tinh thần thượng võ

Câu 4. Câu “Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông” cho biết cuộc đấu vật diễn ra vào lúc nào?

A. Cuộc đấu vật đang diễn ra

B. Cuộc đấu vật vừa mới kết thúc

C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây

D. Cuộc đấu vật chưa diễn ra

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Cuộc đấu vật từng diễn ra trước đây

Câu 5. Trong câu “Đô Trâu đã bị quật ngã tênh hênh trên mặt đất.”, từ tênh hênh được dùng với sắc thái gì?

A. Cảm phục

B. Ngợi ca

C. Giễu cợt

D. Thông cảm

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Giễu cợt

Câu 6. Câu nào sau đây khái quát nội dung của đoạn trích?

A. Đoạn trích tái hiện một lễ hội văn hóa truyền thống ở làng xã của nước ta ngày trước.

B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

C. Đoạn trích đề cao tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

D. Đoạn trích làm nổi bật khả năng của Trần Quốc Tuấn trong việc thu phục người tài.

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Đoạn trích miêu tả một trận đấu vật đầy kịch tính, qua đó cho thấy rõ bản chất của các nhân vật.

* Trả lời các câu hỏi

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy ghi tuần tự các sự việc được kể trong đoạn trích.

Trả lời:

- Trần Quốc Tuấn đang ngồi uống rượu thì được bô lão thông báo: có một người chưa đến tuổi bạ tịch xin tranh giải nhất. Mặc dù đã khuyên bảo nhưng thằng bé vẫn nằng nặc xin giải nhất và được đồng ý tranh giải nhất với Đô Trâu (người của Trần Ích Tắc).

- Trần Quốc Tuấn ra sới xem đấu vật, vừa trông thấy thằng bé ngài đã thích ngay.

- Keo vật bắt đầu, đô Trâu khinh thường đối thủ. Những loay hoay không thực hiện được ý định của mình.

- Đô Trâu toát mồ hôi trong khi đôi mắt bướng bỉnh của thằng bé vẫn bốc sáng chăm chú.

- Thằng bé quyết tâm thắng trận đấu này. Vào keo vật thứ sáu, sự gan lì của cậu bé đã quật ngửa tênh hênh trên mặt đất.

- Sau đó, Trần Quốc Tuấn thu nhận thằng bé gan lì vào đội quân gia nô của mình. Nó chính là Yết Kiêu. Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông.

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Qua lời kể, em nhận thấy người kể chuyện không có thiện cảm với những nhân vật nào?

Trả lời:

- Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng ngôi thứ ba.

- Qua lời kể của nhân vật, em thấy người kể chuyện không có thiện cảm với đô Trâu và Trần Ích Tắc.

Câu 3 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Những cặp nhân vật nào trong đoạn trích có sự đối lập nhau? Sự đối lập đó có tác dụng làm nổi bật điều gì?

Trả lời:

- Những cặp nhân vật đối lập nhau: Trần Quốc Tuấn – Trần Ích Tắc, Yết Kiêu – đô Trâu.

- Sự đối lập đó đã làm nổi bật tính cách của các nhân vật.

Câu 4 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong đoạn trích, tác giả nhiều lần dùng cụm từ thằng bé để chỉ Yết Kiêu – một chàng trai trạc mười bảy tuổi. Theo em, cụm từ thằng bé được sử dụng ở đây có sắc thái nghĩa như thế nào? Hãy thử tìm từ ngữ khác thay thế và rút ra nhận xét.

Trả lời:

- Theo em, dùng từ thằng bé có sắc thái nhấn mạnh.

- Thử thay thế bằng từ cậu bé, chú bé,…

=> Sử dụng từ thằng bé giúp thể hiện, nhấn mạnh sự gan lì, sức mạnh của Yết Kiêu.

Câu 5 (trang 129 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Theo em, chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên điều gì?

Trả lời:

Chi tiết Trần Quốc Tuấn thu nhận Yết Kiêu vào đội quân gia nô của mình nói lên con mắt tinh tường trong sự chiêu dụng người tài của Trần Quốc Tuấn, đồng thời cũng khẳng định sự bản lĩnh, sức mạnh của Yết Kiêu.

2. Viết

Thực hiện việc tìm ý, lập dàn ý và viết phần Mở bài cho đề tài: Một chuyến tham quan thú vị.

Trả lời:

* Tìm ý

- Chuyến đi tham quan di tích lịch sử, văn hóa nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?

- Chuyến đi diễn ra như thế nào? (trên đường đi, lúc bắt đầu đến điểm tham quan, các hoạt động chính tiếp theo…).

- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật? (cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc, những hiện vật được trưng bày ở khu di tích,…).

- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nưỡ; tình cảm với quê hương…).

* Lập dàn ý

Sắp xếp các ý dã tìm được vào từng phần để thành dàn ý

- Mở bài:

+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.

- Thân bài:

+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).

+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…).

- Kết bài:

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

* Viết mở bài

Cuộc đời mỗi con người là những chuyến đi dài ngắn khác nhau. Sau mỗi chuyến đi ấy, chúng ta lại đón nhận thêm được nhiều điều mới mẻ. Tôi may mắn được tham gia rất nhiều chuyến tham quan, nhưng chuyến tham quan mà tôi nhớ nhất là chuyến tham quan Mai Châu – Hòa Bình năm ngoái. Chuyến đi giúp chúng tôi khám phá vẻ đẹp quê hương đất nước và bồi dưỡng tình cảm với mảnh đất xinh đẹp này.

3. Nói và nghe

Thực hiện việc chuẩn bị cho bài nói với đề tài: Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.

Trả lời:

- Xác định vấn đề trình bày:  Kiêu căng và hiếu thắng – những thói xấu cần tránh.

- Xác định mục đích nói

- Xác định đối tượng người nghe

- Xác định không gian và thời gian nói

- Tìm ý và lập dàn ý

Dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính kiêu căng và hiếu thắng. (Một trong những tính xấu gây ảnh hưởng, cản trở rất nhiều đến sự phát triển của con người chính là tính hiếu thắng).

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tính kiêu căng: là tự cho mình hơn người nên xem thường người khác một cách lộ liễu, khiến người ta khó chịu.

Tính hiếu thắng: là sự phản ứng mạnh mẽ, có phần thái quá, không kiểm soát được hành động của con người gây ra những sự tiêu cực, sai lầm đứng trước sự việc mà họ cho là sai trái và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân.

b. Phân tích

Tính kiêu căng và hiếu thắng xuất phát từ bản chất của con người muốn dành phần thắng về mình, muốn thể hiện bản thân mình. Đôi lúc, tính hiếu thắng xuất phát từ việc người đó vốn không được mọi người coi trọng...

Tính kiêu căng và hiếu thắng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc: rạn nứt mối quan hệ, bị người khác xa lánh, né tránh, gây cho người khác sự sợ hãi,…

Để kiềm chế tính kiêu căng và hiếu thắng mỗi chúng ta trước hết cần nhận biết đúng giá trị của bản thân mình, bên cạnh đó, những việc không khả năng của mình có thể làm được thì nên im lặng làm, khi thành quả tốt nhất định người khác sẽ tán dương bạn, không nên khoa trương...

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội cũng có nhiều người khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo và biết kiềm chế bản thân, những người này thường tự giải quyết được vấn đề của họ êm đẹp và được mọi người yêu quý, kính trọng.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tính kiêu căng và hiếu thắng đồng thời liên hệ bản thân, rút ra bài học.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá