Dải tần số mà một học sinh có thể nghe thấy từ 30 Hz đến 16 000 Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s

759

Với giải Câu hỏi 2 trang 39 Vật lí lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 9: Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ

Câu hỏi 2 trang 39 Vật Lí 11: Dải tần số mà một học sinh có thể nghe thấy từ 30 Hz đến 16 000 Hz. Tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Tính bước sóng ngắn nhất của âm thanh trong không khí mà bạn học sinh đó nghe được.

Lời giải:

Bước sóng ngắn nhất tương ứng với tần số lớn nhất: λ=vfmax=330160000,02m

Vậy bước sóng ngắn nhất của âm thanh trong không khí mà bạn học sinh đó nghe được là 0,02 m.

Lý thuyết Sử dụng mô hình sóng để giải thích một số tính chất của âm

- Nguồn dao động làm cho các phần tử không khí trên dao động theo phương truyền âm, các phần tử không khí dao động lệch pha nhau tạo nên các lớp không khí nén, dãn giống như ở lò xo

- Các nén, giãn này truyền đi tạo thành sóng âm theo mọi hướng trong không khí, chỉ xét sóng âm truyền theo hướng Ox.

- Khi sóng âm truyền đến tai người làm cho màng nhĩ dao động, do đó ta nghe được âm thanh

Lý thuyết Sóng ngang. Sóng dọc. Sự truyền năng lượng của sóng cơ (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 3)

- Biên độ của sóng âm càng lớn thì biên độ dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng to. Tần số của sóng âm càng lớn thì tần số dao động của màng nhĩ càng lớn, âm nghe càng cao

Đánh giá

0

0 đánh giá