Tài liệu soạn bài Vịnh cây vông Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 8. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Vịnh cây vông hay nhất
Nội dung chính: Bài thơ mượn hình ảnh cây vông thể hiện sự mỉa mai, châm biếm của tác giả đối với đám triều thần.
1. Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
2. Đối tượng của tiếng cười trào phúng.
- Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840)
3. Nghệ thuật ẩn dụ (dùng hình tượng cây vông để châm biếm, đả kích).
- Cây vông mang ý nghĩa biểu tượng, là hình ảnh ẩn dụ cho Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng. Đó là bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.
Tác giả tác phẩm: Vịnh cây vông
I. Tác giả Nguyễn Công Trứ
- Nguyễn Công Trứ (1778 – 1958) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn.
- Các sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm với nhiều thể loại thơ, phú, câu đối, hát nói. Riêng thơ Đường luật có khoảng 150 bài.
- Tập trung vào ba chủ đề chính: chí nam nhi, triết lí sống nhàn, thế thái nhân tình đen bạc.
- Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên có công đưa hát nói trở thành thể loại văn học dân tộc.
II. Tìm hiểu tác phẩm Vịnh cây vông
1. Thể loại
Vịnh cây vông thuộc thể loại thơ thất ngôn bát cú đường luật.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.
- Văn bản trích trong Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Lê Thước – Hoàng Ngọc Phách – Trương Chính giới thiệu, hiệu đính, chú thích, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1958, tr.71)
3. Phương thức biểu đạt
Bài thơ Vịnh cây vông có phương thức biểu đạt là biểu cảm.
4. Bố cục bài thơ Vịnh cây vông
Gồm 2 phần:
- Phần 1: 4 câu đầu: Hình ảnh cây vông
- Phần 2: 4 câu cuối: Hình ảnh con người
5. Giá trị nội dung
Qua hình ảnh cây vông nhà thơ muốn nói về đám triều thần tham lam, bất tài, vô dụng bằng giọng điệu mỉa mai, châm biếm.
6. Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nghệ thuật đối và nghệ thuật ẩn dụ.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vịnh cây vông
1. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
2. Đối tượng của tiếng cười trào phúng
Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.
3. Nghệ thuật ẩn dụ (dùng hình tượng cây vông để châm biếm, đả kích)
Mượn hình ảnh cây vông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại: cây vông mang ý nghĩa biểu tượng, là hình ảnh ẩn dụ cho Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng. Đó là bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.
IV. Đọc tác phẩm Vịnh cây vông
Biền, nam, khởi, tử, chẳng vun trồng,
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng già, già xốp xáp,
Ruột gan không có, có gai chông.
Ra tài lương đống không nên mặt,
Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng.
Đã biết nòi nào thì giống nấy,
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: